Để giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh đã đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, hình thành nền nơng nghiệp hàng hóa, trên cơ sở điện khí hóa, cơ giới hóa ở nơng thơn, đưa nhanh tiến bộ khoa học và cơng nghệ vào sản xuất nơng nghiệp góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. Đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tỷ lệ: nông nghiệp chiếm 17,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm 50,5% (riêng công nghiệp chiếm 43%) và dịch vụ chiếm 32% trong năm 2010.
Phát triển nhanh các ngành sử dụng lao động có trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt là các khu cơng nghiệp, khu kinh tế mở, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cải cách doanh nghiệp nhà nước; sử dụng phù hợp các cơng nghệ có khả năng thu hút nhiều lao động.
Phát triển và phân bố các ngành sản xuất mũi nhọn: ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, may, dệt và vật liệu xây dựng trong giai đoạn đầu của thời kỳ cơng nghiệp hóa. Ngay trước mắt cần đẩy mạnh phát huy tiềm năng các làng nghề, ngành nghề truyền thống: chạm khắc gỗ, mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, sắt thép, dâu tơ tằm… nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Tiếp tục đầu tư và phát triển mạnh các khu công nghiệp tập trung Tiên Sơn, Quế Võ, đồng thời phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề ở các huyện, thị xã.
Tập trung nguồn lực cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm tạo nhiều việc làm, đặc biệt là các cơng trình trọng điểm quốc gia, các cơng trình khai thác tiềm năng các vùng, phát triển hạ tầng…
Chương trình giải quyết việc làm: Tập trung hỗ trợ người thất nghiệp, người thiếu việc làm và các đối tượng yếu thế vay vốn với lãi suất ưu đãi để tạo việc làm. Thông qua các dự án: dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, dự án duy trì làng nghề truyền thống, dự án thương mại - du lịch, dự án hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề để giải quyết cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm. Hạ tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống 4% và nâng hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80%.
Phát triển nguồn nhân lực, trước hết là phổ cập nghề cho lao động phổ thông, đặc biệt là ở nơng thơn và cho thanh niên để có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường việc làm, tăng cơ hội và khả năng lựa chọn việc làm cho người lao động.
Thị trường lao động bị chi phối bởi quy luật cung - cầu lao động. Do đó, phải khuyến khích ổn định đội ngũ lao động bằng cơ chế và chính sách phù hợp, nhất là lao động kỹ thuật cao, lao động chất xám.
Cần mở rộng quy mô hoạt động của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm, để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động ở tỉnh. Tăng cường thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên các trung tâm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường lao động.
Cải tiến các thủ tục hành chính, tranh thủ vốn đầu tư của Trung ương, tăng vốn đầu tư của địa phương để đẩy nhanh tốc độ xây dựng các khu công nghiệp tập trung để thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài vào địa bàn tỉnh. Tăng cường đổi mới, cổ phần hóa các doanh nghiệp của địa phương, giúp các doanh nghiệp này phát triển trong cơ chế mới.
Chú trọng đầu tư thỏa đáng cho việc phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa kỹ thuật cao theo hướng mở rộng diện tích thâm canh tăng vụ, đổi mới cây, con cho năng suất hiệu quả cao…
Tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, thu hút đầu tư và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế, liên doanh, liên kết tạo mở việc làm. Trong những năm tới, cần lựa chọn hình thức đưa người lao động đi làm việc phù hợp với yêu cầu công việc để phát huy tốt khả năng lao động và hoàn thành các hợp đồng lao động. Các tổ chức kinh tế đưa người đi lao động phải có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của người lao động, phải chú ý tới các đảm bảo về điều kiện lao động và an toàn xã hội cho người lao động ở nước ngoài. Mặt khác, phải chuẩn bị lực lượng lao động có chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường lao động nước ngoài, của các khu chế xuất, khu cơng nghệ cao của người nước ngồi tại tỉnh.