Đa dạng hố các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm khuyến khích tự tạo việc làm trong nơng thôn

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn ở huyện hoằng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 90 - 93)

I Trồng trọt Tổng SL cây lương thực có hạt Tấn 109.959 118.392 119

4 Cây rau đậu các loạ

3.2.2. Đa dạng hố các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm khuyến khích tự tạo việc làm trong nơng thôn

nhằm khuyến khích tự tạo việc làm trong nơng thơn

Phát triển và đa dạng hố các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh với nhiều trình độ kỹ thuật và quy mô tổ chức khác nhau, thu hút nhiều lao động là hướng đi quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

* Phát triển kinh tế hộ gia đình:

Kinh tế hộ gia đình có vị trí hết sức quan trọng, tuy nói khơng phải là thành phần kinh tế nhưng nó là một hình thức để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác. Trong kinh tế thị trường, kinh tế hộ phát triển hết sức linh hoạt, thích ứng nhanh, góp phần phát triển sản xuất, tạo mở nhiều việc làm phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi trình độ của người lao động. Phát triển kinh tế hộ sẽ tận dụng được các nguồn lực về đất đai, lao động dư thừa, huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, kinh nghiệm quản lý và ngành nghề nơng thơn. Để phát triển kinh tế hộ gia đình cần thiệt hiện.

- Có chính sách khuyến khích các hộ gia đình khai hoang phục hố, mở rộng thâm canh như miễn giảm thuế, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật để phát triển sản xuất.

- Có chính sách tạo nguồn vốn, cho vay vốn để các hộ gia đình có điều kiện phát triển sản xuất, đồng thời hướng dẫn nông dân phát triển kinh doanh và làm giàu chính đáng.

- Mở rộng tuyên truyền những mơ hình kinh tế hộ gia đình làm ăn có hiệu quả, thu nhập cao phù hợp với điều kiện của từng vùng để nhân rộng mơ hình.

- Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ như cung ứng vật tư, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật... chuyển giao khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm cho hộ gia đình.

- Tạo hành lang pháp lý cho kinh tế hộ gia đình phát triển.

* Phát triển kinh tế trang trại:

Kinh tế trang trại là hệ quả của sự phát triển kinh tế hộ, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của nền kinh tế xã hội. Kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tạo ra các vùng chuyên canh tập trung, sản xuất hàng hoá là tiền đề, cơ sở cho việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa công nghiệp và dịch vụ vào nông thôn; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thơn. Kinh tế trang trại tạo thêm việc làm, góp phần giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và nâng cao dân trí.

Để kinh tế trang trại phát triển đứng hướng, Hoằng Hoá cần phải thực hiện một số nội dung sau:

- Phân vùng quy hoạch gắn với chính sách sử dụng đất đai, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

- Tăng cường đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật, mở rộng và phát triển sản xuất thâm canh, có chính sách cho vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế trang trại.

- Hỗ trợ các chủ trang trại tìm kiếm thị trường, mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và lưu thơng hàng hố, đặc biệt là hệ thống giao thông, điện, thuỷ lợi.

* Phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã:

Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định: Tiếp tục đổi mởi, tạo động lực phát triển có hiệu quả các loại hình kinh tế tập thể. Ở nơng thơn kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã có vai trị và có ý nghĩa to lớn trong xã hội. Trong những năm tới, phát triển mơ hình hợp tác xã ở Hoằng Hố vẫn là hướng đi cơ bản, mang lại nhiều việc làm cho người lao động.

Để phát triển kinh tế tập thể, mà nịng cốt là hợp tác xã, Hoằng Hố cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Cải tiến công tác quản lý nhằm nâng cao hệu quả hoạt động của các hợp tác xã nơng nghiệp, phi nơng nghiệp hiện có. Tạo điều kiện phát triển đa dạng các hình thức trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến sau thu hoạch... ở những nơi có nhu cầu và điều kiện.

- Tiến hành tổng kết và đánh giá nhằm rút ra bài học kinh nghiệm và nhân rộng những hợp tác xã điển hình, đồng thời có kế hoạch chỉ đạo để tổ chức, kiện toàn và sắp xếp lại một số hợp tác xã theo hướng hiện đại và chun nghiệp.

- Có chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển vững chắc.

* Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Đây là loại hình kinh tế rất phát triển trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như hiện nay. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc những ngành địi hỏi khơng nhiều vốn nhưng sử dụng nhiều lao động với trình độ cơng nhân vừa phải và sử dụng nguyên liệu tại chỗ được coi là nhân tố chủ yếu để tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

Để phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần thực hiện một số nội dung như sau.

Rà soát quy hoạch phát triển ngành nghề trên địa bàn huyện, điều chỉnh sửa đổi, bổ sung các quy hoạch cho phù hợp với thực tế và xu thế phát triển. Công bố quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển vùng nguyện liệu để người dân và doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư có thơng tin đầy đủ và chính xác.

Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích phát triển các quỹ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường khả năng tiếp cận với các nguồn tin

dựng cho các doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn tại các ngân hàng thương mại, tín dụng ưu đãi, tổ chức tín dụng ưu đãi, tổ chức tín dụng quốc tế... hướng dẫn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp có khả năng lập được những dự án khả thi để thuyết phục các ngân hàng cho vay vốn, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp cùng góp vốn để hình thành các quỹ trợ giúp nhau.

- Bồi dưỡng kiến thức, năng lực tổ chức quản lý và phát triển doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và những người có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp, cán bộ quản lý và những người có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, bảo vệ môi trường và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và đầu tư, phổ biến thông tin kỹ thuật, công nghệ tới các doanh nghiệp và nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong việc xác định, lựa chọn và thích ứng với cơng nghệ.

Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia liên kết ngành nghề ở mọi cấp và hỗ trợ phát triển hiệp hội doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp trong hội nhập và cạnh tranh.

Thực hiện trợ giúp có trọng điểm về tăng cường khả năng cạnh tranh của một số ngành mà huyện có lợi thế so với các địa phương khác. Đặc biệt ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, hàng xuất khẩu, các ngành nghề truyền thống, thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn ở huyện hoằng hoá, tỉnh thanh hoá (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w