Đặc điểm của hệ thống chính trị ở cơ sở

Một phần của tài liệu Đề tài 2: hệ thống chính trị cơ sở xã, phường thành phố đà nẵng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 36)

Với tư cách là bộ phận cấu thành của HTCT Việt Nam - nhìn theo kết cấu tuyến dọc, vì thế ngồi những đặc điểm chung (của HTCT cả nước), HTCT cơ sở ở Việt Nam cịn có những đặc điểm riêng sau:

Thứ nhất, là cấp gắn với cộng đồng dân cư, do vậy tổ chức và hoạt

động mang tính tự quản cao. Đây là nét đặc trưng của nước ta, do đặc điểm và truyền thống lịch sử nên tính cố kết cộng đờng thể hiện rõ nét ở cơ sở. Tính chất vừa quản lý, vừa tự quản ở cơ sở thể hiện mối quan hệ giữa phường, xã với tổ dân phố, thôn. Mặt khác, cơ sở là nơi cộng đồng dân cư sinh sống do vậy thường xuyên xảy ra những mâu thuẫn, thậm chí có những xung đột nảy sinh trong đời sống dân cư. Vì vậy tổ chức và hoạt động của HTCT ở cơ sở mang tính tự quản cao.

Thứ hai, Cơ sở là cấp gần nhất và trực tiếp nhất với cuộc sống của dân,

nơi có thể hiểu biết rõ nhất những bức xúc mà cuộc sống của dân đang đặt ra, hiểu những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; cơ sở cũng là nơi triển khai thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với dân, là nơi thẩm đinh, đánh giá và từ đó có căn cứ để điều chỉnh chủ trương, chính sách ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.

Thứ ba, HTCT cơ sở là cấp có bộ máy đơn giản nhất, có đội ngũ cán bộ

biến động nhất, ít chuyên nghiệp nhất. Đặc điểm này là do một thời gian dài trong thể chế của chúng ta cán bộ HTCT ở cơ sở không được xem là công chức nhà nuớc và hiện nay cũng chỉ mới công chức hóa một phần. Trong lúc đó chế độ, chính sách cịn nhiều bất cập nên khó thu hút được người có trình độ chun mơn cao. Ngay những người đang làm việc trong HTCT ở cơ sở cũng chưa thật sự an tâm làm việc và gắn bó lâu dài với cơ sở; cũng có một bộ phận an phận, ngại khó…nên thiếu quyết tâm trong việc học tập để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

Thứ tư, hệ thống chính trị ở cơ sở chịu sự chi phối trực tiếp và thường

xuyên của nhân dân.

Là cấp gắn bó trực tiếp với các tầng lớp nhân dân nên mọi đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước quán triệt, triển khai đến dân đều qua cấp cơ sở. Là cấp gần dân nhất nên HTCT ở cơ sở thể hiện tính nhân dân một cách rõ ràng, trực tiếp nhất. Mặt khác, là cấp đầu tiên đối mặt với những yêu cầu bức xúc của dân chúng với những mâu thuẫn, thậm chí cả những xung đột nảy sinh trong đời sống dân cư, vì thế chịu sự chi phối trực tiếp và thường xuyên của nhân dân.

Thứ năm, Cơ sở là nơi quan hệ dòng họ, văn hóa làng, xã có thể tác

động mạnh nhất. Những quan hệ này trên thực tế ảnh hưởng đến trạng thái tổ chức và hiệu quả hoạt động của HTCT không nhỏ. Trong quan hệ với dân, cán bộ cơ sở dễ bị chi phối, ràng buộc bởi những yếu tố thân tộc, “tình làng, nghĩa xóm, thơn”…Vì thế, cán bộ trong HTCT ơ cơ sở thường dễ mắc nhiễm tư tưởng dòng tộc, cục bộ địa phương, lợi dụng chức quyền theo kiểu “một nguời làm quan, cả họ được nhờ”... Ngoài sự chi phối của pháp luật, trong quan hệ cộng đờng dân cư cịn có thể được điều chỉnh bằng nhiều quy định và thiết chế khác nhau, chính thức hoặc phi chính thức, trong đó có cả những quy định, hương uớc và thiết chế do chính những thành viên trong cộng đờng lập ra.

Một phần của tài liệu Đề tài 2: hệ thống chính trị cơ sở xã, phường thành phố đà nẵng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w