MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Đề tài 2: hệ thống chính trị cơ sở xã, phường thành phố đà nẵng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 91)

- Hội đồng nhân dân phường, xã cơ bản đã phát huy được vai trò trong

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

Đề cập nội dung, giải pháp cho việc đổi mới HTCT ở cơ sở nước ta, Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX của Đảng cộng sản Việt Nam nhấn mạnh ba vấn đề cơ bản và bức xúc cần tập trung giải quyết đó là:

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của từng tổ chức trong HTCT..;

- Thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ của các tổ chức của HTCT...; - Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân... [10, tr. 167].

Những nội dung trên đến nay vẫn là căn cứ và hướng tiếp cận để đưa ra những giải pháp cụ thể sát hợp với thực trạng tổ chức, hoạt động của từng tổ chức trong HTCT ở cơ sở thành phố Đà Nẵng hiện nay. Theo đó, cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau:

3.2.1. Tiếp tục phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của

các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở thành phố Đà Nẵng

Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã chỉ rõ những hạn chế của HTCT cơ sở hiện nay là “chức năng, nhiệm vụ của HTCT chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ, nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều biểu hiện tập trung quan liêu, bao cấp” [10, tr.166]. Điều đó được phản ảnh rõ trong những hạn chế ở các tổ chức đảng, chính quyền, các ĐTND ở cơ sở. Đó là những hiện tượng chồng chéo, lấn sân, vừa đùn đẩy vừa bỏ trống công việc... trong hoạt động của HTCT ở cơ sở. Trên cơ sở quán triệt

nguyên tắc vận hành của HTCT ở nước ta là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản

lý, Mặt trận và các đoàn thể vận động quần chúng nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia góp ý, phản biện và kiểm tra giám sát quá trình thực thi các chính sách - liên quan đến quốc kế, dân sinh trên địa bàn, có thể xác định

vị trí chức năng, nhiệm vụ của mỡi tổ chức trong HTCT theo hướng sau: - Đảng bộ, chi bộ cơ sở phải giữ được vai trị hạt nhân lãnh đạo tồn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh ở cơ sở. Đảng lãnh đạo bằng ra nghị quyết, nghị quyết phải xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu của địa phương; phải thể hiện rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản làm căn cứ, cơ sở cho việc tổ chức thực hiện của chính quyền và hoạt động dân vận của mỡi đồn thể. Tổ chức Đảng giới thiệu cán bộ cho các chức danh chủ chốt của chính quyền, đồn thể. Giáo dục, rèn luyện cán bộ đảng viên nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu. Thường xuyên kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện nhiệm vụ của chính quyền và các đồn thể, kiểm tra cán bộ, đảng viên, kịp thời phát hiện và giải quyết những phát sinh.

- Bộ máy Chính quyền đảm nhận chức năng quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội theo luật pháp, chính sách của Nhà nước và những nhiệm vụ tự quản do nhân dân đề ra. Trong đó:

+ HĐND xã là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân và trước pháp luật. Thực hiện chức năng quyết nghị các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế, xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan hành chính phường, xã và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn.

+ UBND là cơ quan quản lý Nhà nước ở phường, xã và là cơ quan chấp hành quyết định của HĐND, tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND.

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức như trên, mỡi tổ chức phải cụ thể hóa thành nhiệm vụ, các chương trình hành động vừa thể hiện

trong đó sự phối hợp, vừa nổi rõ tính độc lập tương đối về chức trách, quyền hạn của tổ chức mình; rà sốt bổ sung quy chế làm việc của đảng ủy, UBND, xây dựng mối quan hệ công tác chặt chẽ, thường xuyên giữa thường trực cấp ủy với với các tổ chức trong HTCT, quy chế phối hợp giữa UBND với Mặt trận và các đồn thể chính trị - xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp trên, kịp thời và kiên quyết xử lý những cá nhân và tổ chức có biểu hiện “lấn sân, vượt quyền” hoặc bỏ trống, bỏ bê công việc.

Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa phường, xã với tổ dân phố, thôn. Tổ dân phố, thơn khơng phải là cấp hành chính song đó là địa bàn trực tiếp diễn ra các hoạt động tự quản cộng đồng. Tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn là do dân trực tiếp bầu ra, vừa là người đại diện của phường, xã tại khu dân cư, vừa là người đại diện cho cộng đồng tự quản, cùng với dân thực hiện việc tự quản các hoạt động ở khu dân cư. Do vậy việc phân biệt chức năng, nhiệm vụ của phường, xã với tổ dân phố, thôn cần phải được quy định cụ thể, rõ ràng, khắc phục tình trạng đùn đẩy công việc về cho tổ dân phố, thôn.

3.2.2. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng,hiệu lực quản lý của chính quyền và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và hiệu lực quản lý của chính qùn và hoạt đợng của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Đề tài 2: hệ thống chính trị cơ sở xã, phường thành phố đà nẵng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w