XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đề tài 2: hệ thống chính trị cơ sở xã, phường thành phố đà nẵng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 116 - 118)

- Nâng cao dân trí Nâng cao dân trí là điều kiện hết sức quan trọng để

XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Để HTCT ở cơ sở đạt kết quả tốt, ngoài những nội dung giải pháp đã đề cập, có những việc ngồi thẩm quyền nên chúng tơi kiến nghị :

Một là, Hiện nay Đà Nẵng đang thực hiện chủ trương không tổ chức

HĐND cấp phường, qua thời gian thực hiện xét thấy chủ trương này là phù hợp, giảm bớt tầng nấc trung gian, tinh gọn bộ máy chính quyền, lãnh đạo điều hành nhanh, hiệu quả cao, do vậy Trung ương cần nghiên cứu để triển khai thực hiện chủ trương này.

Hai là, Không tổ chức HĐND cấp quận, huyện nên việc chỉ đạo, hướng

dẫn phối hợp hoạt động của HĐND xã được giao cho UBND huyện nhưng đến nay vẫn thiếu các quy định của pháp luật hướng dẫn, trong khi đó, HĐND xã cũng không dễ dàng xin ý kiến chỉ đạo của HĐND thành phố... nên việc thực hiện vẫn còn lúng túng, nhất là trong công tác thẩm tra, kiểm tra, giám sát.

Ba là, Thường trực HĐND xã với quy định 02 người (chủ tịch, phó chủ

tịch), khơng có các ban. Chủ tịch HĐND thường là bí thư, phó bí thư đảng ủy kiêm nhiệm nên hoạt động của HĐND chủ yếu là do phó chủ tịch chuyên trách đảm nhiệm, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công việc của HĐND. Vì vậy khi vẫn duy trì HĐND cấp xã, nên chăng cần tăng số lượng cán bộ chuyên trách trong thường trực.

Bốn là, Hiện nay chúng ta đang từng bước đổi mới cơ chế bầu cử.

Chẳng hạn: số dôi trong bầu cử kể cả trong đảng, quốc hội và đại biểu HĐND các cấp đều tăng, đại hội trực tiếp bầu bí thư cấp ủy... Cách làm đó đã từng bước phát huy được quyền lựa chọn của nhân dân. Tuy nhiên, hiện dư luận đang quan tâm đến phương thức lựa chọn, bầu người đứng đầu UBND (chủ tịch)... Đề nghị trung ương nghiên cứu ban hành quy định để nhân dân bầu trực tiếp chủ tịch UBND giống như dân trực tiếp bầu ra trưởng thôn.

Năm là, Hiện tại ở Đà Nẵng đang triển khai thực hiện thí điểm mơ hình

bí thư, đồng thời là chủ tịch UBND xã. Với những địa phương thực hiện thí điểm cho thấy, việc chỉ đạo, điều hành cơng việc vẫn trơi chảy, thơng suốt. Nó

khơng chỉ phát huy được trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng nghị quyết, đề ra các chủ trương sát với tình hình thực tiễn, mà cịn tạo điều kiện để người có thẩm quyền có thể chủ động kịp thời chỉ đạo, xử lý nhanh chóng những vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện. Do vậy cần nghiên cứu để triển khai rộng mơ hình này.

Sáu là, Cán bộ phường, xã hiện nay mới được cơng chức hóa một phần

trong đó gờm cơng chức, chun trách và khơng chuyên trách nên ảnh hưởng lớn công tác luân chuyển, điều động và tính liên thơng cán bộ, đề nghị nên cơng chức hóa tồn bộ theo chế độ nhà nước, có điều động, bổ nhiệm, hưởng lương theo ngạch bậc. Nên quy định cho tăng thêm phó chủ tịch UBND thứ ba đối với phường, xã để có điều kiện bố trí cán bộ trẻ có trình độ, năng lực tiếp cận cơng việc để rèn luyện, đào tạo cán bộ kế cận sau này.

Bảy là, Nên phân cấp mạnh cho chính quyền cơ sở, nhất là khoản thu

chi ngân sách. Xây dựng trụ sở làm việc, trang bị phương tiện làm việc cho cán bộ, nhất là trang bị công nghệ thông tin để cán bộ có điều kiện tiếp cận và xử lý nhanh nghiệp cụ chun mơn của mình.

Một phần của tài liệu Đề tài 2: hệ thống chính trị cơ sở xã, phường thành phố đà nẵng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w