Về tổ chức cơ sở Đảng

Một phần của tài liệu Đề tài 2: hệ thống chính trị cơ sở xã, phường thành phố đà nẵng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 60)

Trong thể chế chính trị ở nước ta hiện nay, tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) là nhân tố quan trọng hàng đầu trong HTCT dưới mọi cấp độ. Vì vậy, muốn có một HTCT ở cơ sở mạnh thì trước hết TCCSĐ phải mạnh. Q

trình từng bước đổi mới HTCT, trong đó có đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động của TCCSĐ ở cơ sở nhằm đảm bảo vai trò là hạt nhân lãnh đạo toàn diện HTCT cơ sở, phát huy vai trị của chính quyền, Mặt trận và các ĐTND, đồn kết tập hợp mọi giai tầng trong xã hội, góp phần tích cực vào xây dựng HTCT vững mạnh.

- Trong những năm qua Thành ủy Đà Nẵng luôn quan tâm đến việc kiện toàn về mặt tổ chức, phát triển về số lượng, chất lượng đảng viên ở các cấp bộ đảng từ phường, xã đến dưới phường, xã.

Các TCCSĐ được lập đảm bảo theo đơn vị hành chính: Đảng bộ phường, xã; dưới phường, xã có chi bộ (tổ dân phố, thôn) và các chi bộ đơn vị sự nghiệp do phường, xã quản lý.

Toàn thành phố hiện nay có 56 đảng bộ ở cơ sở, trong đó có 45 đảng bộ phường, với 1.075 chi bộ tổ dân phố và 11 đảng bộ xã với 118 chi bộ thôn. Ngồi chi bộ tổ dân phố, thơn thì ở phường, xã cịn có 389 chi bộ sự nghiệp do phường, xã quản lý gờm: chi bộ qn sự, văn phịng xã, trạm y tế, trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, hợp tác xã.; doanh nghiệp tư nhân.

Để đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức đảng ở từng địa bàn khu dân cư, ban thường vụ Thành ủy đã có nhiều chủ trương, giải pháp củng cố, kiện tồn tổ chức và hoạt động của các tổ chức dưới phường, xã (Thông báo số 76- TB/TU ngày 20-8-2004 và Công văn số 847 - CV/TU ngày 05-8-2008 của Ban Thường vụ Thành ủy). Nhờ đó đến nay, tỷ lệ các tổ dân phố, thơn có chi bộ đảng lãnh đạo đã tăng lên đáng kể. Nếu như trước năm 2002 toàn thành phố mới chỉ có 467 chi bộ tổ dân phố, thơn trên 2.466 tổ dân phố, thơn chiếm 18,93%, thì hiện nay đã có 1.197 chi bộ tổ dân phố, thơn trên 2.260 tổ dân phố, thôn chiếm 52,96%, tăng gấp 2,5 lần so với trước. Cũng với đó, trách nhiệm lãnh đạo của cấp ủy và đảng viên sinh hoạt tại tổ dân phố, thơn đã được tăng cường; khắc phục tình trạng một chi bộ lãnh đạo quá nhiều tổ dân phố, thôn. Hệ thống TCCSĐ ở cơ sở như hiện nay cơ bản phù hợp với Điều lệ Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của tổ chức đảng ở cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Cùng với việc củng cố về mặt tổ chức thì việc nâng cao chất lượng đảng viên cũng được các cấp bộ Đảng quan tâm. Đội ngũ đảng viên ở cơ sở từng bước được nâng cao về số lượng và chất lượng, hoạt động có hiệu quả, tính tiên phong, gương mẫu được nâng lên và có những đóng góp tích cực đối với các phong trào tại cơ sở.

Hiện nay Đảng bộ phường, xã có 21.732 đảng viên (số liệu thống kê có đến tháng 3/2012) chiếm 49,34% tổng số đảng viên của toàn Đảng bộ thành phố (Phường: 18.871 đảng viên, xã: 2.861 đảng viên). Công tác kết nạp đảng viên mới luôn được các cấp ủy đảng quan tâm chỉ đạo với phương châm đảm bảo chất lượng và số lượng, số lượng đảng viên kết nạp năm sau cao hơn năm trước, trong đó chú trọng phát triển đảng viên đối với những cán bộ trẻ, quần chúng hoạt động tích cực trong các tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng nòng cốt ở khu dân cư, ở các tổ dân phố, thơn có ít hoặc chưa có đảng viên, đáp ứng yêu cầu cho công tác quy hoạch, sử dụng cán bộ, khắc phục dần tình trạng hẫng hụt cán bộ ở cơ sở. Từ năm 2002 đến nay, các quận, huyện đã kết nạp được 8.057 đảng viên, trong đó ở các đảng bộ phường, xã là 3.855 đảng viên (chiếm tỷ lệ 47,8%), làm cho chất lượng các đảng bộ phường, xã được nâng lên rõ rệt.

Những năm qua đội ngũ đảng viên ở phường, xã được rèn luyện trưởng thành trong chiến đấu, lao động và công tác, giữ vững được quan điểm, lập trường. Trình độ về văn hóa, chun mơn nghiệp vụ, chính trị của đội ngũ cán bộ đảng viên được từng bước nâng lên. Nhiều đảng viên thực hiện tốt việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thể hiện được tính tiên phong, gương mẫu, năng động, dám nghĩ, dám làm và có nhiều đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; di dời, giải tỏa để chỉnh trang đơ thị; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ở địa phương.

- Với tư cách là hạt nhân chính trị - lãnh đạo tồn diện HTCT và các

nhân tố cấu thành của HTCT ở cơ sở, các cấp bộ Đảng đã từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo để vừa giữ vững vai trò lãnh đạo, đồng thời phát huy tốt hiệu lực quản lý của chính quyền và hoạt động của Mặt trận và các đoàn

thể nhân dân ở cơ sở.

Theo đó, các cấp ủy đã xác định rõ: lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm, sát với tình hình thực tế của từng địa phương. Đảng bộ phường lãnh đạo việc thực hiện các chủ trương giải tỏa, đền bù, chỉnh trang đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị… Đảng bộ xã lãnh đạo việc quy hoạch, giải tỏa, xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cây trờng, con vật ni, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Tất cả Đảng bộ phường, xã đã xây dựng quy chế làm việc và đi vào hoạt động theo quy chế. Nhiều cấp ủy đã phát huy được trí tuệ tập thể và vai trị cá nhân phụ trách, tranh thủ được ý kiến của cán bộ, đảng viên, các tổ chức trong HTCT. Chú trọng đổi mới nội dung, quy trình ra nghị quyết, và lãnh đạo thực hiện nghị quyết, coi trọng việc quản lý và phân công nhiệm vụ cho đảng viên. Mối quan hệ phối hợp giữa các cấp ủy đảng ở cơ sở với các tổ chức trong HTCT được đảm bảo, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của tập thể Ban chấp hành, Ban Thường vụ và từng cấp ủy viên; mối quan hệ làm việc giữa bí thư đảng uỷ với chủ tịch UBND, uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) và các ngành, đoàn thể ở phường, xã trong việc xây dựng chương trình cơng tác hàng tháng, quý của ban chấp hành.

- Các cấp ủy Đảng luôn quan tâm đến công tác quản lý, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ ở cơ sở và xem đây là khâu đột phá cho sự đổi mới, củng cố HTCT cơ sở ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua.

Thấm nhuần quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, nhất là đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở - nơi sát dân, gần dân; là nơi triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước xuống với dân.

Với nhiều cách làm mới, sáng tạo có tính đột phá trong cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở như: Chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo phường, xã theo hướng chun nghiệp hố, bời dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho gần 100 cán bộ đang công tác tại xã, phường trong thời gian 10 tháng;

Đề án “Tạo ng̀n cán bộ cho chức danh bí thư đảng uỷ và chủ tịch UBND phường xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” (đề án 89 - đào tạo lý luận cho 150 học viên là sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy sau khi ra trường để phân cơng về cơng tác ở phường, xã); thực hiện chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy loại khá, giỏi về cơng tác tại phường, xã nhằm từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức phường, xã và tạo nguồn cán bộ chủ chốt.

Tính từ năm 2002 đến nay, thành phố đã tiếp nhận và bố trí cơng tác cho 102 sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi về công tác ở phường, xã; luân chuyển cán bộ trẻ ở các quận, huyện về công tác ở phường xã; tăng thêm chức danh phó bí thư thứ ba đối với một số phường xã có cán bộ trẻ dưới 30 tuổi, tốt nghiệp đại học chính quy có khả năng phát triển để rèn luyện đào tạo. Đến nay tồn thành phố có 41 cán bộ cơng tác ở quận, huyện được luân chuyển về phường, xã và 18 phường, xã bố trí chức danh phó bí thư thứ ba. Thành phố đã bố trí 25 cán bộ chủ chủ chốt phường, xã khơng phải người địa phương; có chính sách khuyến khích để cán bộ lớn tuổi, khơng đủ ch̉n nghỉ hưu, nghỉ thôi việc trước tuổi tạo điều kiện cho việc tuyển dụng, bố trí cán bộ trẻ, đạt chuẩn ở cơ sở. Khuyến khích cán bộ tự đào tạo để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ đờng thời quan tâm mở các lớp đào tạo, bời dưỡng về chính trị, chuyên môn cho cán bộ phường, xã.

Công tác quy hoạch và xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở cho từng nhiệm kỳ cũng được Ban Thường vụ Thành ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để các quận, huyện uỷ và đảng ủy các phường, xã tiến hành quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng địa phương, đơn vị. Hầu hết cán bộ được quy hoạch là cán bộ trẻ, có trình độ chun mơn, phẩm chất, năng lực tốt, qua quy hoạch đã đáp ứng yêu cầu trong công tác cán bộ phục vụ cho Đại hội Đảng bộ các phường, xã và bầu cử HĐND phường, xã qua các nhiệm kỳ được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Nhờ vậy, mà chất lượng cán bộ ở phường, xã được nâng lên cao

hơn so với trước (phụ lục 1). Trình độ về tiếp cận và triển khai, thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được nâng lên, nhiều cán bộ trẻ đã mạnh dạng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong quản lý, chuyển đổi cây trờng con vật ni, mơ hình sản xuất mới… đã giúp cho nhiều địa phương phát triển nhanh và bền vững.

Đội ngũ cán bộ làm công tác đảng ở cơ sở từng bước được trẻ hóa. Trước đây, một số phường xã chức danh bí thư hoặc phó bí thư là cán bộ hưu trí, mất sức về đảm nhận, hiện nay 100% phường, xã bí thư, phó bí thư là cán bộ đang cơng tác, trong đó có 56,63% bí thư, phó bí thư tuổi đời dưới 45 tuổi. Đại đa số cán bộ làm cơng tác đảng ở cơ sở có phẩm chất chính trị tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả trong cơng việc được nâng lên. Trình độ lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác đảng được nâng lên đáng kể ( xem phụ lục 2).

Tuy vậy, bên cạnh các ưu điểm, TCCSĐ ở cơ sở của Thành phố vẫn còn những hạn chế, bất cập, thể hiện ở một số điểm sau:

+ Hệ thống tổ chức đảng dưới cấp cơ sở (thơn, tổ dân phố) cịn thiếu đờng bộ, dẫn đến vai trị lãnh đạo của tổ chức đảng ở một vài nơi cịn bỏ trống hoặc thiếu tồn diện. Do đặc điểm và quy mơ đa dạng của các phường có nhiều tổ dân phố, nên việc tổ chức chi bộ ở tổ dân phố nhiều nơi thiếu đồng bộ; giữa tổ chức đảng với tổ chức chính quyền và các đồn thể nhân dân, cịn có tình trạng một chi bộ lãnh đạo nhiều tổ dân phố, thậm chí có chi bộ lãnh đạo đến 9 tổ dân phố (Phụ lục 3.. Ở xã, địa bàn thơn rộng, nhiều xóm nhưng số lượng đảng viên q ít, thậm chí có chi bộ thơn mới có 4 đảng viên, do vậy vai trò lãnh đạo của chi bộ tổ dân phố, thơn có nơi chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Lãnh đạo cịn chung chung, chưa sâu sát với tình hình thực tế của địa phương, thiếu quan tâm những bức xúc của người dân dẫn đến một số nơi tình trạng khiếu kiện kéo dài, tình hình an ninh trật tự phức tạp.

+ Đảng viên đông, nhưng chưa thật sự mạnh, sức chiến đấu ở một bộ phận đảng viên cịn yếu, khơng phát huy được vai trò tiên phong, gương mẫu,

hoàn thành nhiệm vụ được giao. Số lượng đảng viên ở cơ sở đông, chiếm (44,38%) tổng số đảng viên của Đảng bộ thành phố, nhưng đảng viên trẻ ít, số lượng đảng viên hưu trí, mất sức chiếm 44,18% (9.600/21.732). Độ tuổi bình quân của đảng viên ở cơ sở khá cao, đảng viên có độ tuổi từ 50 trở lên chiếm 70,1% (15.250/ 21.732 ). Đảng viên phân bố không đều trên các địa bàn dân cư thường tập trung ở những nơi trung tâm; khu cán bộ công chức; ở các tổ dân phố lao động thuần túy, các thôn ở xã miền núi; thơn, tổ dân phố có nhiều đờng bào có đạo rất ít đảng viên hoặc có nơi chưa có đảng viên, hiện nay cịn 106 tổ dân phố chưa có đảng viên. Cơng tác phát triển đảng viên vẫn chưa đáp ứng địi hỏi của thực tiễn. Có nhiều chi bộ tổ dân phố, thôn nhiều năm liền không kết nạp được đảng viên nào; chất lượng đảng viên mới phát triển không cao, hầu hết là cán bộ trong HTCT ở tổ dân phố, thơn cịn một bộ phận thanh niên có trình độ lại có biểu hiện khơng thiết tha vào đảng.

+ Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở một số TCCSĐ ở cơ sở chưa tốt nên cịn có một bộ phận khơng nhỏ đảng viên có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, tính tiền phong, gương mẫu khơng cao, vi phạm quy định thi hành điều lệ Đảng và pháp luật của nhà nước phải khai trừ, xóa tên ra khỏi đảng. Đảng viên bỏ sinh hoạt, vắng sinh hoạt không tự giác nhận nhiệm vụ và được phân cơng nhiệm vụ cịn nhiều, đảng viên đi làm ăn xa (nhất là đảng viên ở chi bộ thơn) khơng được quản lý cịn khá phổ biến.

+ Năng lực nhận thức, vận dụng việc thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy cấp trên ở một vài Đảng bộ phường, xã còn yếu. Tổ chức đảng chưa đủ sức phát hiện và giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra ở cơ sở, dẫn đến một vài nơi xảy ra điểm nóng chính trị - xã hội, khiếu kiện đông người hoặc không chịu di dời giải tỏa để chỉnh trang đô thị. Kinh tế ở một vài địa phương chậm phát triển, đời sống của bộ phận nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn… Một số cấp ủy chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, nội

bộ có biểu hiện mất đoàn kết; chưa thực hiện nề nếp chế độ sinh hoạt đảng, nội dung sinh hoạt chậm đổi mới. Chưa coi trọng đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách, lề lối làm việc, bệnh thành tích cịn khá phổ biến. Công tác kiểm tra, giám sát của TCCSĐ đối với cán bộ, đảng viên không thường xuyên nên chưa ngăn chặn kịp thời có kết quả những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm của cán bộ, đảng viên làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

+ Phương thức lãnh đạo ở một số đảng bộ phường, xã chậm đổi mới, hiệu quả thấp, có hiện tượng cấp ủy làm việc không theo quy chế, chạy theo sự vụ, công việc cụ thể hoặc can thiệp q sâu vào vào cơng việc quản lý của chính quyền, vừa bao biện, làm thay vừa bn lỏng vai trị lãnh đạo của Đảng. + Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung cịn nhiều bất cập, mặc dù đã được trẻ hóa nhưng chất lượng vẫn chưa tương xứng, ngang tầm với nhiệm vụ, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đề ra, nhất là về năng

Một phần của tài liệu Đề tài 2: hệ thống chính trị cơ sở xã, phường thành phố đà nẵng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w