Là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở cơ sở, nhưng hoạt động của HĐND xã hiện nay hoạt động cịn mang nặng tính hình thức, chưa phát huy hết vai trị của mình. Để khắc phục tình trạng trên, nếu tiếp tục theo mơ hình xã vẫn tổ chức HĐND, trước hết phải nâng cao chất lượng đại biểu HĐND, đại biểu HĐND phải thực sự là những người có tài, có đức, phải được nhân dân tin cậy, biết chăm lo đến quyền và lợi ích của nhân dân, cần tăng số lượng đại biểu HĐND ngoài Đảng khắc phục tình trạng “hầu hết đại biểu HĐND là cấp ủy là cán bộ chủ chốt”, làm cho tiếng nói trực tiếp của người dân bị hạn chế, ảnh hưởng đến việc quản lý chính quyền của quần chúng. Để tăng chất lượng đại biểu HĐND, nhất thiết không chạy theo cơ cấu, quan trọng hơn vẫn là trình độ, bản lĩnh và nhiệt huyết của các ứng viên.
Nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát của HĐND, làm cho mỗi đại biểu HĐND nhận thức cho được mối quan hệ giữa việc thực hiện chức năng giám sát
và chức năng quyết định của HĐND, qua đó giúp đại biểu HĐND hiểu rõ hơn cách giám sát để sử dụng kết quả giám sát để phục vụ cho việc ra quyết định.
Nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND, các kỳ họp phải tiến hành đảm bảo đúng quy trình theo luật định. Nội dung phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, tập trung vào những vấn đề lớn ở cơ sở, phát huy vai trò chất vấn của đại biểu HĐND. Thực hiện tốt hoạt động tiếp xúc cử tri, đại biểu cần chú ý lắng nghe ý kiến, kiến nghị, phản ánh của cử tri, vì đây là kênh thơng tin quan trọng giúp cho việc thực hiện chức năng giám sát của đại biểu; đờng thời qua đó vận động nhân dân tích cực thực hiện nghị quyết của HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng.
- Về đổi mới và kiện tồn hoạt động của UBND phường, xã
Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với nhà nước nhằm để phát huy hiệu lực quản lý, điều hành của nhà nước. Đảng lãnh đạo và kiểm tra cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền ở cơ sở thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình. Lựa chọn những đảng viên tiêu biểu có trình độ, năng lực, đạo đức, uy tín để giới thiệu bầu giữ các chức danh chủ chốt của bộ máy chính quyền, đờng thời tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng và giám sát chính quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng CQCS thật sự vững mạnh.
Đổi mới cơ cấu tổ chức UBND theo hướng linh hoạt, gọn, nhẹ đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. UBND phường, xã cần tổ chức thành các khối chuyên môn giúp việc UBND như khối kinh tế- tài chính gờm: các lĩnh vực tài chính - kế tốn, kế hoạch - thống kê, nông lâm, ngư nghiệp, dịch vụ, giao thơng thủy lợi...; khối văn hóa - xã hội gờm: văn hóa, thơng tin, lao động thương binh & xã hội, y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục...; khối nội chính bao gờm: cơng an, xã đội, tư pháp..., mỡi khối do chủ tịch hoặc các phó chủ tịch UBND phụ trách. Chun mơn hóa và khoa học hóa hoạt động của UBND. Thực hiện cơng chức hóa bộ phận cán bộ chun mơn theo chức danh hay theo nhóm chức năng, Lựa chọn bố trí đủ số lượng cán bộ, từng bước ch̉n hóa đội ngũ cán bộ cơng chức theo quy định. Đối với các phường có dân số đơng
như: Hải Châu 1, Hải Châu 2, Bình Thuận, xã miền núi: Hịa Bắc, Hịa Phú, Hịa Ninh, xã có tốc độ đơ thị hóa nhanh: Hịa Châu, Hịa Phước cần nên xem xét tính phức tạp ở mỡi địa phương để bố trí cán bộ, theo đó có thể bố trí thêm cán bộ hợp đờng sử dụng ngân sách thành phố, huyện để hỡ trợ.
Cán bộ chính quyền phải nắm vững và am hiểu chủ trương, chính sách và pháp luật, các hương ước, quy ước do dân đặt ra để giải quyết cho đúng, giải thích cho nhân dân hiểu và thiết phục cho nhân dân làm. Chủ tịch Hờ Chí Minh đã từng căn dặn “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đờng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho Đảng" [22, tr. 486]. Có lịch tiếp dân và thực hiện nghiêm túc vấn đề đó; đờng thời phải tăng cường đi cơ sở nhằm giúp cho cán bộ nắm bắt mọi vấn đề phát sinh từ cơ sở, giúp cán bộ gần dân, sát dân, phát hiện kịp thời những bất cập trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách để điều chỉnh hoặc đề nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết.
Nâng cao tính chuyên nghiệp, đảm bảo hiệu quả hoạt động của từng bộ phận chuyên môn, phân định rõ hơn, cụ thể hơn chức trách giữa tập thể UBND dân, cá nhân chủ tịch và các thành viên UBND. Xác định rõ chức năng của người đứng đầu UBND trong mối quan hệ phối hợp với các thành viên khác. Xây dựng quy chế hoạt động của UBND, quy chế phối hợp của UBND với Mặt trận và các đoàn thể. Gắn việc kiện toàn CQCS với việc nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT ở cơ sở và cơng tác cải cách hành chính.
Đổi mới công tác đánh giá và bầu cử, bãi nhiệm chức danh chủ chốt UBND: Hiện nay chúng ta có quy định lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND phường, xã. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song nhìn chung cơng tác triển khai lấy phiếu tín nhiệm vẫn cịn bộc lộ một số tờn tại hạn chế, đó là: Cơng tác tun truyền về việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm chưa sâu rộng, do vậy, người dân ở một số địa phương chưa hiểu được mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc lấy phiếu tín
nhiệm, nên việc lấy phiếu tín nhiệm ở một số cơ sở cịn mang tính hình thức, cịn làm qua loa, chiếu lệ. Ở một số nơi chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa MTTQ với chính quyền, và các ngành, các tổ chức đoàn thể cũng làm ảnh hưởng lớn đến kết quả triển khai cơng tác lấy phiếu tín nhiệm. Một số cán bộ chủ chốt cấp xã chưa mạnh dạn, thẳng thắn đánh giá những khuyết điểm, trách nhiệm của cá nhân, Bản kiểm điểm mang nặng tính báo cáo, chưa nêu được các giải pháp, hướng phấn đấu trong thời gian tới. Trong quá trình tổ chức hội nghị ở các khu dân cư, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm cho thấy ở một số phường, xã vẫn cịn có biểu hiện cục bộ về dịng họ, thơn, xóm, nên đánh giá chưa thật sự khách quan đối với người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm. Do vậy cần tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân biết về ý nghĩa của chủ trương này để từ đó người dân có ý thức trong việc góp ý, phê bình, thể hiện sự tín nhiệm của mình một cách khách quan; đờng thời nên xem xét thành phần tham gia bỏ phiếu tín nhiệm như hiện nay gờm ủy viên Ủy ban MTTQ cấp xã; bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố; trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; trưởng ban cơng tác mặt trận thơn, tổ dân phố thì đây cũng chỉ mới là thành phần đại diện nên phần nào cũng chưa phản ánh đúng thực tế, đề nghị nên lấy phiếu tín nhiệm trong tồn dân. Sau lấy phiếu cán bộ phải có kế hoạch khắc phục những khuyết điểm của mình, việc khắc phục đó phải được nhân dân giám sát.
3.2.2.3. Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểnhân dân nhân dân
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các ĐTND ở cơ sở, cần tập trung làm tốt các nội dung sau: