Phương hướng, mục tiêu chung

Một phần của tài liệu Đề tài 2: hệ thống chính trị cơ sở xã, phường thành phố đà nẵng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 89)

- Hội đồng nhân dân phường, xã cơ bản đã phát huy được vai trò trong

3.1.1. Phương hướng, mục tiêu chung

Trên cơ sở định hướng phát triển đất nước từ nay đến năm 2020, căn cứ vào hiện trạng - thành tựu, khuyết, nhược điểm và nguyên nhân trong quá trình phát triển của Thành phố những năm qua, Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã xác định phương hướng, mục tiêu tổng quát của thành phố trong nhiệm kỳ 2010-2015 là:

Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, giữ vững ổn định chính trị, phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển kinh tế nhanh và bền vững; xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế, xã hội lớn của miền Trung với vai trị là trung tâm cơng nghiệp,

thương mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển; đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễn thơng và tài chính-ngân hàng; một trong những trung tâm văn hố-thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung… [8, tr. 88].

Để thực hiện thắng lợi yêu cầu, nhiệm vụ mới, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, tạo đột phá trong công tác cán bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng các cấp; nâng cao hiệu quả điều hành của chính quyền; phát huy sức mạnh đại đồn kết toàn dân, xây dựng HTCT vững mạnh [8, tr. 115].

Từ định hướng chung của Thành phố, xuất phát từ thực trạng (đã đề cập ở chương 2), trong quá trình xây dựng và củng cố HTCT ở cơ sở thành phố Đà Nẵng giai đoạn tới, cần nắm vững và vận dụng sáng tạo các định hướng cụ thể sau:

3.1.2. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp ủy,cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trị của hệ thống chính trị ở cơ sở cán bợ, đảng viên và nhân dân về vai trị của hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng

Nhận thức là tiền đề quan trọng để đi đến hành động một cách tự giác và sáng tạo, nhờ đó mà có thể phát huy được sức mạnh của tồn xã hội để tham gia vào việc xây dựng HTCT ở cơ sở. Vì vậy xây dựng nhận thức, ý thức chính trị đúng đắn sẽ tạo chuyển biến tích cực về thái độ và trách nhiệm chính trị của mỡi người, từ cán bộ, đảng viên cho đến những cơng dân bình thường trong xã hội.

Về phương diện này, Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã từng chỉ rõ: “từ Trung ương đến các cấp, các ngành chưa nhận thức đúng vai trị, vị trí của cơ sở; quan liêu khơng sát cơ sở, sát nhân dân, không kịp thời bàn định các chủ trương, chính sách để củng cố, tăng cường tổ chức và đội ngũ cán bộ cơ sở” [10, tr.167]. Khắc phục tình trạng trên, trước hết phải làm cho mỡi người

dân hiểu biết và quan tâm đến công việc, hoạt động của Đảng, chính quyền và các ĐTND ở nơi chính mình đang sinh sống. Có ý thức trong việc tham gia vào các tổ chức thành viên của HTCT; phát huy quyền làm chủ, quyền được bàn bạc thảo luận, đề xuất ý kiến trước khi các cấp thẩm quyền quyết định; quyền được kiểm tra, giám sát về hoạt động cũng như hành vi của những người mà được dân ủy quyền trong thực thi cơng vụ. Nếu người dân có ý thức trong việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các ĐTND ở cơ sở thì mới làm cho HTCT đó thật sự trong sạch vững mạnh.

Cần phải làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của HTCT ở cơ sở. Để từ đó có ý thức hơn về trách nhiệm của mình trong sự phối hợp thống nhất đồng bộ giữa các tổ chức mà trong đó, tổ chức Đảng là hạt nhân chính trị lãnh đạo tồn diện ở cơ sở; chính quyền là bộ phận then chốt; Mặt trận và các ĐTND là cơ quan phối hợp vận động, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân để phát triển kinh tế, văn hóa, chăm lo cho cuộc sống của người dân, xây dựng HTCT vững mạnh.

Nhận thức đó cịn là sự quan tâm đầy trách nhiệm của các cấp trên cơ sở mà gần nhất là thành phố, quận, huyện, trong đó sự chỉ đạo của Trung uơng góp phần quyết định, nhất là việc ban hành các chính sách, cơ chế tạo ng̀n lực phát triển cho cơ sở. Làm cho cán bộ, đảng viên ở các ngành các cấp từ trung ương đến địa phương có ý thức, quan tâm hơn đến xây dựng HTCT cơ sở, với phương châm “tất cả hướng về cơ sở, tất cả cho cơ sở”. Khắc phục những nhận thức không đúng như: đánh giá thấp vai trò của cơ sở, cho rằng mọi vấn đề phải có sự can thiệp của cấp trên thì cơ sở mới giải quyết được, điều này làm cho cơ sở sinh ra căn bệnh thụ động, trông chờ, ủy lại; bên cạnh đó khi đánh giá những tờn tại, yếu kém ở cơ sở thì khơng thấy trách nhiệm của cấp trên.

3.1.3. Đổi mới, nâng cao chất lựợng hệ thống chính trị cơ sở thànhphố Đà Nẵng phải đi đơi với việc chăm lo phát triển kinh tế, ổn định phố Đà Nẵng phải đi đôi với việc chăm lo phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hợi

Theo Lênin, “chính trị là kinh tế cơ đọng”, nếu chính trị mà khơng làm cho nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó thì tất yếu nền chính trị đó sẽ khơng tờn tại. Với nhân dân chính trị khơng phải là một cái gì đó trừu tượng, xa vời, hình thức mà trái lại nó là cái hết sức cụ thể, gắn liền, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân. Hơn nữa thước đo về sự hoàn thiện, chất lượng, hiệu quả của HTCT là phải thông qua kết quả của sự tác động của HTCT ấy đối với sự cải thiện, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư như thế nào, chỉ khi nào người dân cảm nhận được những giá trị về lợi ích mà họ đang hưởng thụ là do HTCT ở từng cấp độ mang lại thì lúc đó họ mới chủ động, tích cực tham gia vào việc xây dựng, hồn thiện HTCT. Vì vậy để xây dựng HTCT vững mạnh thì trước hết phải chăm lo phát triển kinh tế, giải quyết các chính sách an sinh xã hội tạo được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Qua hơn 25 năm đổi mới nền kinh tế nước ta có những bước phát triển vượt bậc, cơng tác xóa đói, giảm nghèo thu được những thành tự to lớn, đời sống của nhân dân được nâng lên, dân chủ cơng bằng xã hội được phát huy, đó là điều kiện, tiền đề để đất nước ta giữ vững vững ổn định chính trị trong những năm qua. Tuy nhiên nền kinh tế nước ta vẫn cịn nghèo nàng, lạc hậu, đờng thời dưới tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường và xu thế tồn cầu hóa trong thời điểm hiện nay, chúng ta phải đối mặt và giải quyết những mâu thuẫn nan giải giữa đêm lại tăng trưởng kinh tế với nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa và mất ổn định chính trị. Do vậy để tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, phát triển đất nước trong những năm đến Đảng ta đã đề ra mục tiêu tổng quát phấn đấu thực hiện cho những năm đến như sau:

Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đạt được bước chuyển quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân... giữ vững ổn định chính trị

và trật tự an tồn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia [11, tr. 185 - 186].

Như vậy, để hồn thiện HTCT của nước ta nói chung và ở cơ sở thành phố Đà Nẵng nói riêng phải gắn liền với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và phát triển kinh tế. Trong những năm qua thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, huy động được sức mạnh tổng hợp của khối đại đồn kết tồn dân, tranh thủ được các ng̀n lực bên ngoài để đầu tư, phát triển thành phố. Kinh tế thành phố phát triển toàn diện và đạt được tốc độ tăng trưởng khá, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ làm thay đổi diện mạo của thành phố theo hướng văn minh, hiện đại; văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đây là nền tảng của sự ổn định của HTCT ở cơ sở. Tuy nhiên với tốc độ đơ thị hóa nhanh như hiện nay Đà Nẵng đang đứng trước những khó khăn, đời sống của một phận nhân dân ở vùng giải tỏa thiếu sự ổn định, vấn đề vấn đề ô nhiễm môi trường, giải quyết việc làm khi nhân dân mất đất sản xuất, sự xáo trộn trong tâm lý và điều kiện sống, kèm theo đó thì hiện tượng di dân tự do về thành phố, tệ nạn xã hội phát sinh, phân hóa giàu nghèo, chênh lệch mức sống giữa nơng thơn và thành thị cịn khá xa... tất cả những vấn đề trên là yếu tố có thể gây mất ổn định của HTCT ở cơ sở. Do vậy trong những năm đến thành phố cần tập trung giải quyết tốt vấn đề bố trí tái cư để các hộ giải tỏa an sinh lập nghiệp, đẩy mạnh việc đào tạo, chuyển giao khoa học cơng nghệ và giải quyết việc làm; có chính sách cho vay, hỡ trợ cho các hộ nơng dân chuyển đổi sản xuất, phát triển kinh tế hộ, hỗ trợ cho nhân dân vùng biển có điều kiện bám biển đánh bắt xa bờ...; đẩy mạnh các biện pháp xóa đói, giảm nghèo. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới ở huyện Hòa Vang, từng bước nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân ở địa bàn nông thôn, nhất là những xã miền núi, đồng bào dân tộc.

Thực tiễn cho thấy sự ổn định bền vững của chế độ đều bắt đầu từ nền tảng của sự ổn định ở cơ sở bởi lẽ ở cơ sở là nơi gần dân và nơi nắm dân gần nhất. Kinh nghiệm của ông cha ta trong việc an dân, trị quốc cũng như quan điểm của Đảng “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” cho thấy việc giữ dân, giành dân, an dân có tầm quan trọng đặc biệt đến sự bền vững của chế độ.

3.1.4. Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sởthành phố Đà Nẵng phải gắn với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - thành phố Đà Nẵng phải gắn với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở từng phường, xã

Quá trình củng cố, xây dựng HTCT ở cơ sở là q trình gắn bó và tác động biện chứng giữa định hướng chung với các yếu tố đặc thù của cơ sở. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ở Đà Nẵng cũng khơng nằm ngồi những vấn đè có tính quy luật đó. Tuy nhiên những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từng vùng dân cư, từng phường, xã; những thiết chế xã hội truyền thống, phong tục, tập quán, luật tục, vai trị của tộc, họ... Sự tác động của nó đối với HTCT ở cơ sở địi hỏi phải được xem xét một cách khách quan để nhằm tìm ra những giải pháp mang tính cụ thể, tránh rập khn máy móc chung chung cho tất cả các phường, xã, nhất là ở một số xã miền núi có đờng bào dân tộc, một số xã có tốc độ đơ thị hóa nhanh sự lãnh đạo của chính quyền xã có sự đan xen giữa phường và xã hết sức phức tạp.

3.1.5. Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sởthành phố Đà Nẵng là nhiệm vụ của tất cả các thành viên trong hệ thống thành phố Đà Nẵng là nhiệm vụ của tất cả các thành viên trong hệ thống chính trị, trước hết phải chú trọng đến vai trò sự lãnh đạo của cấp trên đối với cơ sở và kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở

Xây dựng HTCT cơ sở là trách nhiệm của cả HTCT từ Trung ương đến địa phương, trước hết là sự tác động bằng những thể chế, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HTCT ở cơ sở hoạt động và phát huy vai trị của mình; là đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên theo hướng sát việc, sát cơ sở theo phương châm “thành phố bám quận, huyện; quận,

đạo điểm, tổng kết rút kinh nghiệm trong chỉ đạo; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo quy chế, thể hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo bằng chủ trương có tính định hướng và giải pháp cụ thể giúp cho cơ sở; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các tổ chức trong HTCT ở cơ sở phường, xã; khắc phục sự chồng chéo, ôm đồm, bao biện làm thay hoặc bng lỏng, khốn trắng cho cơ sở.

Một phần của tài liệu Đề tài 2: hệ thống chính trị cơ sở xã, phường thành phố đà nẵng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w