Vị trí, vai trị của hệ thống chính trị cơ sở

Một phần của tài liệu Đề tài 2: hệ thống chính trị cơ sở xã, phường thành phố đà nẵng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 39)

HTCT ở cơ sở bao gồm xã, phường, thị trấn. Nước ta hiện nay có 11.121 đơn vị cơ sở (số liệu thống kê đến 12/2011), trong đó 1.448 phường, 623 thị trấn và 9.050 xã. Cấp cơ sở là cấp trực tiếp nhất trong hệ thống 4 cấp của quản lý hành chính của nước ta hiện nay.

HTCT cơ sở có một vị trí và vai trị hết sức quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo và giữ vững ổn định chính trị - xã hội để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tuy vậy, có một thời, trong quan niệm của chúng ta dường như đã thiên về nhấn mạnh tầm quan trọng có ý nghĩa quyết định của cấp vĩ mơ, vơ hình trung ít chú ý quan tâm đến cơ sở… và hệ quả là tạo nên sự thiếu bền vững từ nền móng. Quả thực, trong thể chế quan liêu - cách biệt với cơ sở thì dẫn đến xa dân, khơng thấu hiểu cuộc sống của dân, tâm tư, nguyện vọng của dân với biết bao lợi ích và nhu cầu chính đáng hàng ngày của họ.

Chỉ có trong thể chế dân chủ, cán bộ, công chức mới là “công bộc của dân”, gần dân, hiểu dân, học dân, lãnh đạo và tận tụy phục vụ dân trong sự giúp đỡ, ủng hộ của dân, trong sự kiểm tra giám sát của dân. Dân chủ mới lúc đó mới khơng biến thành “quan chủ”, “quan cách mạng” theo cách nói của Hờ Chí Minh. Trọng dân, tin dân và vì dân đă làm thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về vị trí, vai trị của cơ sở khi mà dân và cuộc sống của dân vừa là điểm xuất phát, vừa là mục tiêu của mọi hoạt động lãnh đạo và quản lý, của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của HTCT. Bởi vậy từ đổi mới, Đảng ta đã dần nhận thức và xử lý hợp lý hơn mối quan hệ và vai trò của các cấp trong hệ thống quản lý 4 cấp hiện nay. Theo đó, cấp vĩ mơ - tồn quốc và trung ương lẽ dĩ nhiên là hết sức quan trọng, bởi đó là cấp hoạch định đường lối, chiến lược phát triển quốc gia, ảnh hưởng tới toàn bộ sự phát triển của đất nước, của xă

hội. Nhưng cấp cơ sở cũng có tầm quan trọng của riêng nó. Mỡi làng, xã, phường, thị trấn như là mỡi tế bào góp thành cái vĩ mơ- tồn xă hội. Ở Việt Nam, kết cấu nhà - làng - nước là một kết cấu bền vững, định hình từ lâu trong lịch sử tạo thành sức sống của dân tộc, truyền thống, bản sắc của một nền văn hoá dân tộc Việt Nam đều có hằng số “Làng”. Hơn nữa, mỡi một làng xã là một hình ảnh thu nhỏ của xã hội, ở đó diễn ra tồn bộ hoạt động của đời sống xă hội, liên quan hàng ngày, hàng giờ tới cuộc sống của người dân. Làng, xã Việt Nam thực sự là một thực thể kinh tế - xă hội, chính trị và văn hóa đóng vai tṛị nền móng của cả xă hội, là động lực trực tiếp của phát triển xã hội. Nếu quan tâm tới đời sống của dân, nếu thấm nhuần và nhất quán quan điểm dân là gốc của nước thì cơ sở thực sự mang tầm ảnh hưởng vĩ mô. Chăm lo xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh là làm cho HTCT cơ sở thật sự là HTCT của dân, do dân, vì dân, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, nếu có dân thì có tất cả, mất dân thì mất tất cả. Điều này không mới và đã được minh chứng từ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta: “Đẩy thuyền đi là

dân mà lật thuyền cũng là dân” (Nguyễn Trãi), hay “Dễ trăm lần khơng dân

cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” (Hờ Chí Minh). Khẳng định vị trí,

vai trị của cơ sở cũng chính là khẳng định nguyên lý về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong hoạt động sáng tạo lịch sử.

Cơ sở vừa là cấp cuối cùng trong quản lý xét theo cấp độ của HTCT, nhưng nó là cấp đầu tiên và trực tiếp nhất, là nền tảng xây dựng chế độ dân chủ của tồn bộ HTCT của nước ta. Vì cơ sở là nơi diễn ra mọi hoạt động và cuộc sống của nhân dân, nơi chính quyền gần dân nhất. Nơi tổ chức và triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mọi đường lối, chủ trương có được thực hiện tốt hay khơng phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của HTCT cơ sở, mà nhất là phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ đảng viên trong các tổ chức đảng, chính quyền và các ĐTND ở cơ sở. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTCT ở cơ sở có ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm, thái độ, niềm tin của nhân dân. Những phản ứng

bất bình của người dân, tình trạng khiếu kiện kéo dài, đông nguời vượt cấp trong thời gian gần đây ở một số địa phương gây nên những điểm nóng chính trị phức tạp và các điểm nóng này nếu khơng xử lý sẽ có sức lan tỏa làm mất ổn định chính trị và có thể dẫn đến mất chế độ.

Ởn định chính trị và làm lành mạnh xã hội bắt đầu từ sự ổn định và lành mạnh cơ sở với một HTCT cơ sở đựợc lòng dân. Cơ sở là nền tảng của chế độ, nếu cơ sở rệu rã, suy yếu là khởi đầu cho những suy yếu và sụp đổ của chế độ.

Tóm lại, cơ sở là cấp thấp nhất, cấp cuối cùng nhìn theo cấp độ quản

lý từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Là cấp thấp nhất nhưng cơ sở lại là tầng sâu nhất mà sự vận hành của thể chế chính trị từ cấp vĩ mơ phải hướng đến, tác động đến. Cơ sở là địa chỉ quan trọng nhất, xét đến cùng mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải tìm đến. Lịng dân, ý dân, trí tuệ sáng tạo của dân hay sự đoàn kết, thống nhất giữa cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân đều xuất phát và được kiểm chứng từ cơ sở. Là cấp quản lý hành chính thấp nhất nhưng cơ sở lại là cấp sâu sát nhất. Đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước muốn đi vào cuộc sống phải thông qua cơ sở, phải được thực hiện ở cơ sở để tạo thành phong trào hành động của nhân dân.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đề tài 2: hệ thống chính trị cơ sở xã, phường thành phố đà nẵng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w