Tăng cường công tác tạo nguồn phát triển đảng viên mới.

Một phần của tài liệu Đề tài 2: hệ thống chính trị cơ sở xã, phường thành phố đà nẵng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 96)

Thực tế trong những năm qua công tác phát triển đảng viên mới ở khu dân cư, nhất là phát triển đảng viên trong đồn viên thanh niên gặp rất nhiều khó khăn, vì thế mà có chi bộ nhiều năm liền không phát triển được đảng viên nào, dẫn đến tồn tại một hạn chế cịn nhiều tổ dân phố khơng có tổ chức đảng; hiện nay có tình trạng “lão hóa” ở chi bộ khu dân cư (vì ở đó tồn là đảng viên hưu trí). Hạn chế này khơng chỉ có ngun nhân khách quan là ở khu dân cư số thanh niên khơng có việc làm thì đi làm ăn xa, cịn lại là sinh viên, học sinh, thanh niên làm ở doanh nghiệp không thuộc đối tượng phát triển ở địa phương, mà cịn có ngun nhân chủ quan: do cơng tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh niên ở một số nơi làm chưa tốt, thanh niên khơng có hướng phấn đấu để vào đảng, tổ chức đồn khơng tập hợp được thanh niên, hoặc một số chi bộ khi xem xét kết nạp chưa đổi mới theo quan điểm chỉ đạo của Đảng “khi xem xét vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ, giữa lịch sử chính trị với vấn đề chính trị hiện nay thì vấn đề chính trị hiện nay là chính, giữa bản thân với quan hệ gia đình, thì bản thân là chính” u cầu đặt ra q cao làm cho nhiều quần chúng ưu tú khơng có cơ hội phấn đấu vào đảng. Để khắc phục tình trạng trên trước hết cần làm tốt cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng cho quần chúng, nhất là thanh niên để tạo cho họ nhận thức và có động cơ phấn đấu; mỡi chi bộ phải có kế hoạch tạo ng̀n, phân cơng, theo dõi giúp đỡ cho quần chúng ưu tú phấn đấu vào

đảng; bên cạnh đó các cấp ủy cần phải quán triệt quan điểm đổi mới của Đảng trong khi xem xét phát triển đảng viên.

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy cấp trên đối với đảng ủy phường, xã và chi bộ dưới phường xã. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của chi bộ ở các khu dân cư (chi bộ tổ dân phố, thơn).

Đây là giải pháp quan trọng, có tác động lớn giúp cho tổ chức đảng ở cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Vì vậy cấp ủy quận, huyện, phường, xã phải bám sát cơ sở, thường xuyên tham gia sinh hoạt đảng cùng với cấp ủy, chi bộ cơ sở, tổ chức tốt các buổi giao ban giữa quận, huyện với phường, xã; giữa phường, xã với chi bộ khu dân cư để tiếp xúc lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân, cùng với cơ sở lãnh đạo tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Cấp ủy cấp trên cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các loại hình chi bộ khu dân cư mà ở đó phải phân biệt cho được sự giống và khác nhau giữa chi bộ tổ dân phố ở phường và chi bộ thơn ở xã. Có những nhiệm vụ mà chi bộ khu dân cư ở phường và xã đều phải thực hiện như xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phịng, lãnh đạo cơng tác vận động quần chúng, xây dựng cộng đờng tự quản. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt nhất định trong việc thực hiện từng nhiệm vụ như: lãnh đạo phát triển kinh tế ở địa bàn nông thôn không giống như lãnh đạo phát triển kinh tế ở ở địa bàn phường, lãnh đạo xây dựng khu dân cư văn hóa theo hương uớc khơng giống như lãnh đạo khu dân cư văn hóa theo quy uớc... Nhưng cũng có một số nhiệm vụ chỉ phù hợp với chi bộ ở phường như: lãnh đạo quản lý đô thị, sắp xếp vỉa hè, lãnh đạo vệ sinh mơi trường...; cịn lãnh đạo xây dựng nơng thơn mới, phát huy vai trò tộc, họ... lại phù hợp chi bộ ở xã. Trên cơ sở đó, chi bộ dưới phường, xã xây dựng quy chế hoạt động cho phù hợp.

Sắp xếp tổ chức của chi bộ khu dân cư phù hợp với từng khu vực. Do số lượng đảng viên ở khu dân cư khơng đờng đều nên có tình trạng một chi bộ lãnh đạo q nhiều tổ dân phố, vì vậy cần có giải pháp phát triển đảng viên,

phân công đảng viên ở những khu phố liền kề về sinh hoạt ở tổ dân phố chưa có chi bộ để thành lập chi bộ. Phấn đấu đảm bảo một chi bộ, lãnh đạo một tổ dân phố, đối với nơi ít đảng viên thì cũng có thể lãnh đạo một số tổ dân phố (nhưng không quá 03 tổ). Ở địa bàn thôn nơi đông đảng viên, địa hình rộng nên chia tổ đảng để dễ sinh hoạt, quản lý.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ: Đổi mới nội dung và phương pháp sinh hoạt chi bộ; nội dung sinh hoạt chi bộ phải gắn với tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tránh tình trạng họp chi bộ chỉ lo bàn chuyện chính sự “năm châu, bốn biển”, đề ra nghị quyết sát với thực tế. Chú ý tổ chức sinh hoạt chuyên đề về những vấn đề bức xúc nổi lên để lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm. Sinh hoạt phải đảm bảo 3 tính chất (tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu), nâng cao văn hóa đảng trong sinh hoạt chi bộ.

Một phần của tài liệu Đề tài 2: hệ thống chính trị cơ sở xã, phường thành phố đà nẵng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w