Mặt trận và các đoàn thể nhân dân

Một phần của tài liệu Đề tài 2: hệ thống chính trị cơ sở xã, phường thành phố đà nẵng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 78)

- Hội đồng nhân dân phường, xã cơ bản đã phát huy được vai trò trong

2.2.4. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân

Mặt trận và các đoàn thể nhân dân (ĐTND) hoạt động theo điều lệ của mỗi tổ chức, với chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều hướng vào mục tiêu chung là vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước; phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Những chuyển biến của Mặt trận các ĐTND ở cơ sở thời gian qua có thể nhìn nhận trên các mặt cơ bản sau:

-Mặt trận và các ĐTND ở cơ sở thành phố Đà Nẵng khơng ngừng được củng cố, kiện tồn hệ thống tổ chức từ phường, xã đến các chi, tổ hội dưới phường, xã cho phù hợp với từng địa bàn khu dân cư, từng bước khắc phục tổ dân phố, thơn trắng tổ chức đồn, hội.

Qua khảo sát cho thấy hiện nay 56 phường xã đều có các tổ chức Mặt trận và các ĐTND hoạt động đều khắp. Trong đó: Có 56 UBMTTQ phường, xã với 1.915 ủy viên, ban thường trực gờm 159 người (chủ tịch và 2 phó chủ tịch). Tại tổ dân phố và thôn tổ chức ban công tác mặt trận do UBMTTQ Phường, xã quyết định thành lập. Hiện nay tồn thành phố có 1.197 ban cơng tác mặt trận (1.079 ban công tác mặt trận tổ dân phố và 118 ban công tác mặt trận thôn). Ban công tác mặt trận gồm trưởng ban và một số thành viên khác đại diện cho các đồn thể ở tổ dân phố, thơn, số lượng từ 5 đến 6 thành viên. Có 56 tổ chức đồn ở cơ sở phường, xã; 883 chi đoàn trực thuộc với 12.403 đoàn viên, chiếm 8,96% tổng số đoàn viên trong tồn thành phố. Có 56 Hội Liên Hiệp phụ nữ phường, xã, 1.192 chi hội dưới cơ sở với 142.603 hội viên. Có 42 tổ chức hội Nơng dân ở phường, xã, cịn lại 14 phường do tính đặc thù khơng có tổ chức hội, với 646 chi

hội và 558 tổ hội gờm 41.160 hội viên. Do tính đặc thù từng phường, xã mà tỷ lệ tập hợp hội viên rất khác nhau, ở các xã thuộc huyện Hòa Vang và một số phường thuộc quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn tỷ lệ hội viên từ 70 - 85%, còn lại các phường tỷ lệ tập hợp hội viên dưới 40%. Có 56 tổ chức hội Cự chiến binh ở cơ sở phường, xã, 1.040 chi hội và 326 phân hội với 14.783 hội viên.

- Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận và các ĐTND ngày

càng được đổi mới, có nhiều hình thức phù hợp trong việc vận động, tâp hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân.

Trong quá trình hoạt động vừa bám sát vào chương trình, kế hoạch của hội cấp trên, vừa bám sát vào các nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhất là các cuộc vận động có ý nghĩa lớn về kinh tế, chính trị như: cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư”; chương trình thành phố “5 khơng, 3 có”, xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà tạm, xây dựng nhà đồn kết...Mỡi tổ chức đều có hướng sáng tạo riêng, đề ra được chiều chương trình hoạt động có ý nghĩa và mang lại hiệu quả cao. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên, đoàn viên tiêu biểu trên các mặt trận, làm nòng cốt cho các phong trào ở cơ sở.

Mặt trận và các ĐTND luôn đổi mới nội dung và phương thức hoạt động cho phù hợp với tình hình mới, đi vào chiều sâu và lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Các tổ chức này đã thực hiện tốt việc xây dựng quy chế làm việc, các quy chế phối hợp, các chương trình liên tịch làm cơ sở để triển khai thực hiện. Phân công ủy viên phụ trách các lĩnh vực công tác và khu dân cư, tham gia giám sát tại cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước tại địa phương. Chú trọng đưa chương trình hoạt động về chi, tổ hội, ban công tác mặt trận khu dân cư, tạo được khơng khí sơi nổi, thu hút được đơng đảo nhân dân tham gia; tạo được ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong các tầng lớp dân cư, nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội; củng

cố, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo sự đồn kết, gắn bó trong nhân dân, từ đó vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chỉ tiêu của địa phương.

Trên thực tế, khơng phải bất cứ chủ trương, chính sách nào của Đảng, Nhà Nước và của Thành phố đều được nhân dân đờng tình ủng hộ ngay, cũng khơng phải bất cứ người dân nào cũng có ý thức chấp hành nghiêm mọi chủ trương, chính sách của các cấp chính quyền. Ở đây, Mặt trận và các ĐTND có vai trị quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động đến từng hội viên, đồn viên mình, với phương châm: “gõ cửa từng nhà”, “mưa dầm thấm lâu”, “Mặt trận ra sân, toàn dân hưởng ứng”.

Nhờ những hoạt động tích cực, có hiệu quả của công tác vận động nên trong giải tỏa, chỉnh trang đô thị nhiều dư án, chủ trương của thành phố bước đầu tưởng chừng khó thực hiện (Dự án khu đơ thị sinh thái Hịa Xn phải giải tỏa đi hẳn cả xứ đạo “Cồn Dầu”, dự án khu dân cư Bàu Thạch Gián, dự án đường Điện Biên Phủ..., cầu Sông Hàn, bệnh viện ung thư...; từ năm 2007 đến cuối năm 2011, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện việc thu hời đất với tổng diện tích trên 17.000 héc-ta, gần 100.000 hộ dân phải di dời để triển khai thực hiện hơn 1.300 dự án.)... cuối cùng vẫn được nhân dân đờng tình rất cao, số trường hợp bị cưỡng chế rất ít, với khoảng 100 hộ... và các cơng trình trên đã sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.

Một số chủ trương, chính sách như: tăng cường củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở đã được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Các phong trào thi đua yêu nước, Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chương trình Thành phố “5 khơng, 3 có”, xố đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị... được Mặt trận và các ĐTND triển khai thực hiện nghiêm túc.

- Mặt trận và các ĐTND đã phát huy vai trò giám sát và phản biện xã

hội đối với hoạt động của các cấp độ chủ thể lãnh đạo, quản lý.

Ở mức độ nhất định, hoạt động giám sát và phản biện của Mặt trận và các ĐTND đã giúp cho chính quyền kịp thời đề ra chủ trương chính sách phù

hợp, chấn chỉnh lề lối làm việc, ý thức trách nhiệm của cán bộ ngày càng cao... Nhờ đó đã góp phần xây dựng đảng, chính quyền cơ sở vững mạnh. Các tổ chức này đã thể hiện được vai trò là cầu nối giữa Đảng và nhân dân, thực hiện tốt chính sách đại đồn kết dân tộc, chính sách tơn giáo của Đảng.

Trên tổng thể, Mặt trận và các ĐTND ở cơ sở đã phát huy được vai trò, nịng cốt trong việc tăng cường khối đại đồn kết tồn dân dân tộc, tạo sự đờng thuận trong các tầng lớp nhân dân, là chỗ dựa vững chắc của Đảng và chính quyền cơ sở.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Mặt trận và các ĐTND ở cơ sở thành phố Đà Nẵng còn những hạn chế sau:

- Nhận thức của một số cấp ủy về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận và các ĐTND chưa thật đầy đủ, đờng bộ và thiếu tính thống nhất. Trong lãnh đạo, điều hành có lúc cịn xem nhẹ, biểu hiện như: chưa đầu tư kinh phí thích ứng cho hoạt động của các tổ chức này; đội ngũ cán bộ chắp vá, có trường hợp cán bộ khơng đảm nhận được cơng việc của khối Đảng, chính quyền đưa sang làm cán bộ Mặt trận, đồn thể; cơng tác đào tạo bời dưỡng về chuyên môn, kỹ năng hoạt động, công tác vận động quần chúng chưa được quan tâm đúng mức... Hiện tại số cán bộ khối mặt trận, các đoàn thể chưa qua đào tạo cịn chiếm tỷ lệ cao (chun mơn: 36,12%, lý luận chính trị: 54,45%, quản lý nhà nước: 67,88%) (Phụ lục 7). Trong khi đó trình độ của quần chúng được nâng lên rất nhiều và công tác vận động quần chúng của thời kỳ mới có nhiều yêu cầu cao hơn so với trước; cán bộ tuy có được trẻ hóa, song tuổi trung bình vẫn cịn ở mức cao, cán bộ có tuổi đời từ 46 trở lên chiếm tỷ lệ (49,21%).

- Việc củng cố kiện tồn tổ chức đồn, hội có nơi chưa được chú trọng, số tổ dân phố chưa có có tổ chức đồn, hội cịn nhiều, nhất là đoàn thanh niên, nhiều cán bộ của đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân không phải là đảng viên. Hoạt động, sự lãnh đạo cịn chống chéo có nơi nhiều tổ dân phố mới có một chi đồn, chi hội; nhiều chi bộ lãnh đạo một chi đoàn, chi hội.

- Cơng tác tun truyền, giáo dục cho hội, đồn viên chưa phù hợp với từng vùng, từng đối tượng, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc, các hội, đồn viên là tơn giáo... Nội dung, hình thức sinh hoạt tuy có được đổi mới nhưng chưa theo kịp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, chưa thật sự hấp dẫn, chưa gắn với nhu cầu và lợi ích thiết thực của hội viên, đồn viên, chưa sát với những vấn đề kinh tế, xã hội ở địa bàn dân cư; cịn có biểu hiện thụ động, cầm chừng chờ chủ trương, chờ kinh phí. Có nơi đề ra phong trào, kết hoạch còn chung chung, triển khai hoạt động khơng đến nơi đến chốn, thậm chí có nơi bỏ qua. Đặc biệt ở một số địa phương có những vấn đề bức xúc, những vấn đề nổi cộm xảy ra nhưng Mặt trận Tổ quốc và các ĐTND khơng thể hiện vai trị của mình góp phần cùng chính quyền nắm tình hình và giải quyết. Cơng tác tập hợp hội, đồn viên cịn rất thấp, nhất là đồn viên thanh niên (ở thôn đạt tỷ lệ từ 50 đến 70%, ở tổ dân phố đạt tỷ lệ từ 40 đến 50%). Việc xây dựng thực lực chính trị ở cở sở, nhất là lực lượng nòng cốt tuy đã được quan tâm nhưng còn lúng túng trong sử dụng lực lượng này khi có tình huống phức tạp xảy ra. Vai trị giám sát, phản biện xã hội chưa thật sự phát huy, chưa thật sự đại diện cho cho tiếng nói, nguyện vọng, lợi ích của các tầng lớp, các nhóm xã hội ở địa phương.

- Vai trị tiên phong, gương mẫu, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ ở các tổ chức hội có nơi, có lúc chưa được phát huy, thiếu sự gương mẫu trong thực hiện các phong trào, các cuộc vận động dẫn đến uy tín trong nhân dân thấp. Ý thức phấn đấu đứng vào hàng ngũ đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam của nhiều hội, đồn viên khơng cao làm cho tỷ lệ phát triển đảng ở các khu dân cư ngày càng ít.

2.2.5. Mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống

chính trị ở cơ sở

HTCT ở cơ sở bao gồm ba bộ phận cấu thành: Đảng, chính quyền và các ĐTND; trong đó, mỡi bộ phận tờn tại với vai trị, chức năng riêng và có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành hệ thống. Trong sự thống nhất của

HTCT ở cơ sở, Đảng giữ vai trị là hạt nhân lãnh đạo HTCT, chính quyền quản lý điều hành, Mặt trận và các ĐTND là tổ chức đại diện quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân.

Trên thực tế, mối quan hệ trong HTCT ở cơ sở thành phố Đà Nẵng được thực hiện khá tốt, mỡi tổ chức đều có quy chế hoạt động, quy chế phối hợp giữa các tổ chức trong HTCT, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, do đó vừa hạn chế việc chờng chéo, bng lỏng vai trị, nhiệm vụ hoặc dựa dẫm, lấn sân, vừa chủ động triển khai hoạt động của tổ chức mình, thường xuyên giữ mối quan hệ, phối hợp có hiệu quả trên các lĩnh vực cơng tác của địa phương. Cụ thể là:

- Trong quan hệ giữa tổ chức Đảng với chính quyền. Bản chất của mối

quan hệ này là Đảng lãnh đạo chính quyền thơng qua đảng ủy và ban thường vụ đảng ủy. Đảng ủy thực hiện sự lãnh đạo đối với HĐND, UBND phường, xã bằng các chủ trương, nghị quyết và định hướng lớn; bằng việc bố trí cán bộ, bằng cơng tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng; đồng thời Đảng lãnh đạo thông qua đội ngũ đảng viên là cán bộ chủ chốt trong HĐND, UBND. Trên cơ sở đó UBND điều hành thực hiện chức năng quyền hạn theo luật định. Hàng tuần ban thường vụ đảng ủy họp để nghe HĐND, UBND báo cáo tình hình và ban thường vụ có hướng lãnh đạo, chỉ đạo, định kỳ sáu tháng một lần UBND báo cáo trước đảng ủy về tình hình phát triển kinh tế xã hội và việc thực hiện các nghị quyết do đảng bộ đề ra.

Trong thời kỳ chưa triển khai mơ hình thí điểm, ở cơ sở phần lớn thực hiện mơ hình bí thư kiêm chủ tịch HĐND. Mơ hình này có ưu điểm là tập trung quyền lực, đề cao vai trò của người đứng đầu. Bí thư vừa là người chịu trách nhiệm về các chủ trương, vừa là người trực tiếp chủ trì hoạt động của HĐND. Chủ tịch UBND phường, xã với tư cách là người đứng đầu cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đờng thời là phó bí thư đảng ủy, chịu sự lãnh đạo của bí thư, kiêm chủ tịch HĐND, bí thư có quyền u cầu chủ tịch báo cáo, có quyền đơn đốc, chỉ thị. Quan hệ giữa những người đứng đầu tổ

chức đảng, chính quyền là quan hệ thường xun và ln có sự thống nhất cao. Tuy nhiên mơ hình tổ chức để giải quyết mối quan hệ giữa tổ chức đảng và chính quyền đó cũng đặt ra u cầu khá cao về cái tầm, cái tâm của “thủ lĩnh chính trị”.

Hiện nay thành phố Đà Nẵng đang thực hiện chủ trương thí điểm khơng tổ chức HĐND cấp quận, huyện, phường, do vậy mối quan hệ này được tăng cường hơn theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách với mơ hình Bí thư kiêm chủ tịch UBND. Theo đó, cấp ủy Đảng tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động của UBND, cụ thể là người đứng đầu. UBND tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, báo cáo xin ý kiến của cấp ủy cùng cấp trước khi triển khai các chủ trương cơng tác lớn hoặc cơng việc có liên quan đến đơng đảo nhân dân, bảo đảm sự thống nhất trong lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo của chính quyền.

- Quan hệ giữa tổ chức đảng với các ĐTND. Đây là mối quan hệ mang tính lãnh đạo của đảng đối với các ĐTND. Ban chấp hành các ĐTND ở cơ sở định kỳ hàng tháng, hàng quý báo cáo hoạt động của đồn thể mình với đảng ủy để xin ý kiến chỉ đạo. Đảng ủy cơ sở lãnh đạo các ĐTND bằng chủ trương, quan điểm, bằng công tác cán bộ. Ban thường vụ phân cơng đờng chí phó bí thư hoặc đờng chí ủy viên ban thường vụ phụ trách khối đoàn thể để theo dõi và lãnh đạo, hàng tháng họp giao ban với mặt trận, đoàn thể để nắm tình hình và kịp thời chỉ đạo. Đờng thời các ĐTND tiếp thu những ý kiến nguyện vọng, đề xuất của nhân dân để phản ảnh cho đảng ủy bổ sung, điều chỉnh những chủ trương, nghị quyết cho phù hợp với thực tế.

- Quan hệ giữa chính quyền và các ĐTND. Mối quan hệ giữa chính quyền và các ĐTND là quan hệ hợp tác bình đẳng tơn trọng lẫn nhau, phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Mặt trận và các đoàn thể tham gia giám sát và bảo vệ chính quyền. Chính quyền dựa vào Mặt trận và các đoàn thể để phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong quá trình ra quyết định về quản

Một phần của tài liệu Đề tài 2: hệ thống chính trị cơ sở xã, phường thành phố đà nẵng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w