thành phố Đà Nẵng
Năm 1997 Trung ương có quyết định chia tách Tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính mới, thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung uơng. Ngay thời điểm đó Đà Nẵng nguyên chỉ có 3
quận: Quận nhất (Quận Hải Châu), Quận Nhì (Quận Thanh Khê), Quận Ba (Quận Sơn Trà) với 17 phường và Huyện (Hịa Vang) có 17 xã. Trong q trình phát triển đã tách các xã từ Huyện Hòa Vang để thành lập 3 quận mới (Quận Liên Chiểu, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Cẩm Lệ), do vậy có nhiều phường vốn từ xã chuyển lên phường. Sự chuyển đổi này làm cho cho việc quản lý ở phường không kém phần phức tạp khi một bộ phận dân cư trong phường đang giao thoa nhau giữa “thị dân” với “nông dân”, sự chuyển đổi từ nếp sống văn hóa nơng thơn lên đơ thị… làm cho sự quản lý ở chính quyền cấp phường càng trở nên khó khăn. Mặc khác, đội ngũ cán bộ chuyển từ phong cách quản lý nông thôn sang quản lý đô thị, đặc biệt là quản lý thực hiện quy hoạch, quản lý đất đai, nhà ở, hộ tịch, vệ sinh môi trường, trật tự đô thị…, nên bước đầu chưa đáp ứng được yêu cầu với cấp độ quản lý mới. Ngoài phường, thành phố Đà Nẵng hiện nay có 11 xã thuộc huyện Hịa Vang, trong đó có 3 thơn đờng bào dân tộc Cơ Tu (thơn Hịa Hải xã Hịa Phú, thơn Tà Lang và thơn Giàn Bí xã Hịa Bắc). Hịa Vang là huyện ngoại thành, địa bàn rộng, mặt bằng dân trí, văn hóa, mức sống cịn rất thấp; đội ngũ cán bộ phần lớn trưởng thành từ thực tiễn chưa được đào tạo cơ bản.
Cùng với đó, q trình đơ thị hóa q nhanh của thành phố dẫn đến việc nhiều phường, xã có sự biến động lớn về địa giới hành chính kéo theo sự thay đổi của cư dân, nhiều hộ được giải tỏa đến định cư nơi khác, nhiều hộ mới từ nơi khác nhập cư đến làm cho tình hình quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội hết sức phức tạp. Một số xã ở Huyện Hịa Vang tốc độ đơ thị hóa nhanh, dáng dấp của đơ thị đang dần dần hình thành, quản lý nhà nước ở chính quyền xã yêu cầu đặt ra ngày càng cao có sự đan xen giữa phường và xã. Tính xen kẽ phường - xã này làm cho việc quản lý chính quyền ở cơ sở thành phố Đà Nẵng không kém phần phức tạp.
Từ những nội dung đã đề cập cho thấy: đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở thành phố Đà Nẵng, không chỉ phải nắm vững quan điểm định hướng chung của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mà quan trọng là chủ động,
sáng tạo trong việc tìm ra những hình thức, bước đi phù hợp với đặc điểm mang tính đặc thù để hạn chế, khắc phục những trở lực và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống; phải nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới của sự phát triển.