Xu hướng phát triển sản phẩm tín dụng BĐS tại Cần Thơ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay bất động sản tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 39 - 43)

2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC MỘT SỐ NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TPCT

2.1.3. Xu hướng phát triển sản phẩm tín dụng BĐS tại Cần Thơ:

Bảng 2.2. Kết quả cho vay BĐS của hệ thống NHTM trên địa bàn TPCT từ năm 2006 đến tháng 6/2009

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 6/2009

I. Doanh số cho vay Bất động sản 1.079 2.921

II. Dư nợ cho vay Bất động sản 1.639 4.852 3.567 3.641

1. Phân theo thời hạn

- Ngắn hạn 487 1522 636 687

- Trung, dài hạn 1.152 3.330 2.931 2.954

2. Phân theo nhu cầu vốn 1.639 4.852 3.567 3.641

- Cho vay xây văn phòng, cao ốc cho thuê 31 658 194 202

- Cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng 608 653

- Cho vay xây dựng khu đô thị 911 819

- Cho vay xây dựng khu cơng nghiệp 195 987 71 130

Trong đó : + Mua để xây nhà ở 699 2.108 975 1.122

+ Mua nhà ở để cho thuê, KD 42 226 138 84

- Cho vay xây dựng & kinh doanh trung tâm thương mại, chợ,

cửa hàng 42 31

- Cho vay chuyển nhượng (mua) quyền sử dụng đất . 419 393

- Cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS khác 672 873 209 207

3. Tổng dư nợ có đảm bảo bằng bất động sản 1.504 4.609 3.317 3.529

- Thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất 1695 1770

- Thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền

trên đất 1038 1057

- Thế chấp bằng tài sản gắn liền trên đất 169 160

- Thế chấp, bảo đảm bằng tài sản khác 415 542

4. Tổng dư nợ cho vay khơng có tài sản đảm bảo 135 243 250 112

III. Tỷ lệ nợ xấu (%)

- Tỷ lệ nợ xấu so tổng dư nợ tín dụng 0,2% 0,085% 0,5% 0,38%

- Tỷ lệ nợ xấu so tổng dư nợ cho vay bất động sản 1,34% 0,33% 3,02% 2,77%

IV. Tỷ lệ dư nợ cho vay BĐS so với tổng dư nợ (%) 14,85% 25,96% 16,44% 13,79%

V. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn CT 11.032 18.684 21.688 26.402

VI. Nợ xấu trong dư nợ cho vay BĐS 22 16 108 101

(Nguồn: NHNN TPCT).

Trên địa bàn có 38 TCTD cho vay BĐS. Tính đến tháng 6/2009, dư nợ cho vay BĐS đạt 3.641 tỷ đồng, chiếm khoảng 13,79% tổng dư nợ toàn thành phố, trong

đó có 2.954 tỷ đồng dư nợ trung, dài hạn.

Trong thời gian vừa qua, mặc dù bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, khó khăn, TPCT vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân 5 năm kể từ khi thành phố trực thuộc Trung ương (năm 2004) đạt 15,64%. Chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh từng bước được cải thiện, cơ cấu

kinh tế chuyển dịch theo hướng từng bước hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp cơng nghệ cao. 5 năm qua, nhiều cơng trình hạ tầng kinh tế -

xã hội quan trọng mang tầm khu vực và quốc gia như: cầu Cần Thơ, sân bay quốc tế Cần Thơ, Cảng Cái cui, tuyến đường Mậu Thân – sân bay quốc tế Cần Thơ, quốc lộ 91B – Nam sông Hậu đã được triển khai xây dựng và sẽ đưa vào khai thác, sử dụng vào đầu năm 2010, giúp bộ mặt đô thị thay đổi một cách nhanh chóng.

Cùng với tốc độ đơ thị hóa, nhu cầu nhà ở tại Cần Thơ cũng ngày càng tăng, các Ngân hàng mạnh tay cho vay vào lĩnh vực đầy tiềm năng này. Hàng loạt các sản phẩm cho vay BĐS được tung ra nhằm thu hút khách hàng, các ngân hàng thường cho vay từ 80-90%, cá biệt có ngân hàng cho vay đến 100% giá trị căn hộ giao dịch.

Điều này có thể thấy được qua Bảng 2.2 về kết quả cho vay BĐS của hệ

thống NHTM trên địa bàn TPCT. Doanh số cho vay và dư nợ cho vay BĐS tăng dần qua các năm và xu hướng tăng của nó vẫn cịn tiếp diễn trong thời gian tới, dư nợ cho vay BĐS năm 2007 đạt 4.852 tỷ đồng, tăng đột biến lên đến 296% so với

năm 2006. Khi NHNN Việt Nam thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng để kiềm

chế lạm phát, đặc biệt là hạn chế đối với tín dụng BĐS, thì dư nợ này giảm cịn

26,5%, tương đương 3.567 tỷ đồng vào cuối 2008. Tính đến 6 tháng đầu năm 2009, cùng với chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất … thì dư nợ này đã tăng trở lại nhưng không nhiều, khoảng 2% so năm 2008 và đạt mức 3.641 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay BĐS chủ yếu là dư nợ cho vay trung, dài hạn và xu hướng cho vay ở loại kỳ hạn này ngày càng tăng lên, chiếm một tỷ trọng hơn 80% tổng dư nợ cho vay BĐS. Tỷ lệ dư nợ BĐS trên tổng dư nợ toàn thành phố khá cao, cụ thể là năm 2007, dư nợ cho vay BĐS chiếm đến 25,96% tổng dư nợ, năm 2008 là 16,44% và 06 tháng đầu năm 2009 là 13,79%. Đây là một tỷ lệ khá cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong giai đoạn hiện nay khi mà thị trường BĐS cịn nhiều biến động “nóng lạnh” bất thường, thể hiện qua nợ xấu trong dư nợ cho vay BĐS tăng dần qua các năm và tăng đột biến ở thời điểm 2008, lên tới 108 tỷ đồng, chiếm 3,02% tổng dư nợ cho

vay BĐS và 0,5% tổng dư nợ tín dụng. Đến 06/2009 số tuyệt đối có giảm nhưng

chưa nhiều và nợ xấu vẫn còn nằm ở mức trên 100 tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê, các NHTM trên địa bàn TPCT đầu tư vốn cho mục

sửa chữa, mua nhà, mua đất để ở. Và dư nợ theo nhu cầu này thường chiếm từ 30%

đến 40% tổng dư nợ BĐS. Kế đến là đầu tư vốn cho các nhu cầu xây dựng khu đơ

thị, cơ sở hạ tầng, văn phịng, cao ốc cho thuê và xây dựng các khu công nghiệp. Dư nợ cho vay BĐS có đảm bảo bằng BĐS luôn chiếm hơn 90% tổng dư nợ cho vay BĐS. Đây cũng là lý do để các ngân hàng thích cho vay BĐS hơn bởi vì

ln có TSĐB nợ vay, tính thanh khoản của BĐS vẫn cao hơn nhiều tài sản khác và các ngân hàng có thể xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ khi phát sinh rủi ro khách hàng không trả được nợ. Ngược lại, dư nợ cho vay BĐS khơng có TSĐB chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng dư nợ. 06 tháng đầu năm 2009, dư nợ cho vay ĐĐS khơng có TSĐB là 112 tỷ đồng, chiếm 0,43% tổng dư nợ tín dụng và giảm 138 tỷ đồng so với năm 2008.

Hiện nay, số lượng đất sạch phục vụ cho công tác tái định cư trong khuôn

khổ các dự án phát triển đô thị tại TPCT còn thiếu rất nhiều, gây ảnh hưởng rất lớn

đến cơng tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các dự án, cơng trình trọng điểm của thành phố (cơng trình cầu qua Cồn Khương, Khu Trung tâm Văn hóa Tây Đơ, bờ kè Xóm Chài, khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ…). Một khi Thành phố có

hướng giải quyết tốt vấn đề này, tiến độ thực hiện các cơng trình, dự án này sẽ được khai thông và sớm đưa vào khai thác sử dụng. Bên cạnh đó, có rất ít các dự án nhà ở xã hội phục vụ cho các đối tượng có thu nhập thấp, CB-CNV trên địa bàn, nhu cầu thực tế có rất nhiều nhưng nguồn cung thì khan hiếm. Đây chính là cơ hội cho các ngân hàng bơm vốn cho thị trường mà chủ yếu là tín dụng BĐS.

Tóm lại, để đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa về cơ sở hạ tầng để hồn thành các

chỉ tiêu của đô thị loại I trước năm 2010 và phấn đấu trở thành thành phố công

nghiệp trước năm 2020, TPCT hiện đang quy hoạch và kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, dự án trọng điểm của thành phố như cơ sở hạ tầng, tái định cư, nhà ở xã hội … tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bên ngoài vào, cùng chính quyền thành phố

thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, góp phần sớm đưa thành phố đạt chuẩn về hạ tầng đô thị loại I. Triển vọng trong vịng 5 năm tới, các TCTD sẽ có nhiều cơ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay bất động sản tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)