Chỉ tiêu rủi ro Dư nợ BĐS/vốn huy động:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay bất động sản tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 67 - 68)

2.4. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG CHO VAY BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂNHÀNG

2.4.1.4. Chỉ tiêu rủi ro Dư nợ BĐS/vốn huy động:

Bảng 2.12. So sánh tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay BĐS và tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động tại MHB Cần Thơ từ năm 2006 đến 06/2009

2006 2007 2008 6/2009 100.00% 114.81% 106.47% 99.45% 100.00% 132.18% 106.05% 108.17% 126.68% 102.38% 88.68% 81.75% Tỷ lệ dư nợ BĐS/Vốn huy động Chỉ tiêu

Tỷ lệ tăng trưởng Dư nợ cho vay BĐS so với năm trước Tỷ lệ tăng trưởng Vốn Huy động so với năm trước

Mặc dù tình hình nợ xấu vẫn còn là mối lo thường xuyên, nhưng MHB Cần Thơ vẫn đạt được tăng trưởng tín dụng trong hoạt động cho vay BĐS. Bảng 2.12

cho thấy tốc độ tăng trưởng vốn huy động và dư nợ cho vay BĐS của MHB Cần thơ vẫn tăng đều qua các năm. Điều cần chú ý là tốc độ tăng trưởng về vốn huy động có xu hướng giảm mạnh, trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ BĐS vẫn tăng. Đặc biệt, tỷ lệ dư nợ BĐS trên vốn huy động tại chi nhánh là rất cao, tính đến tháng 06/2009 tỷ lệ này là 81,75%, một tỷ lệ cao so với quy mô vốn huy động tập trung chủ yếu ở nguồn vốn khơng kỳ hạn và vốn có kỳ hạn ngắn hạn dưới 12 tháng. Với tỷ lệ này thì

tất yếu sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản hay rủi ro về kỳ hạn là khó tránh khỏi, là rủi ro mà hậu quả của nó đặc biệt nghiêm trọng đối với hoạt động của các NHTM.

+ Trong năm 2008 MHB Cần Thơ đã gặp nhiều khó khăn về thanh khoản

mặc dù khơng đến nổi tổn thất lớn. Có lẽ chi nhánh đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn và chính điều này đã tạo ra rủi ro thanh

khoản, tại thời điểm xấu nhất của năm 2008, hàng loạt chính sách tiền tệ của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, trong đó đã nhiều lần điều chỉnh LSCB cũng như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã đẩy lãi suất thị trường, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất qua

đêm lên rất cao, chính thời điểm này đã xuất hiện hiện tượng khách hàng liên tục rút

tiền ra khỏi ngân hàng này để chạy sang ngân hàng khác có lãi suất cao hơn. Và chính vì những yếu tố bất ổn này đã tác động rất lớn đến việc thanh khoản của tồn bộ hệ thống NHTM, trong đó có MHB. Tuy hậu quả của việc mất thanh khoản là không lớn, nhưng cũng gây khơng ít khó khăn cho MHB, việc liên tục điều chỉnh

tăng lãi suất huy động để theo kịp thị trường, giữ được khách hàng, đảm bảo tỷ lệ

dự trữ bắt buộc theo quy định đã thu hẹp dần chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra dẫn

đến hiệu quả kinh doanh không cao.

+ Hiện nay, theo Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 của Thống đốc NHNN quy định thì các NHTM chỉ được sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Do đó, đơi khi vì mục tiêu tăng trưởng, các

NHTM áp đặt thời hạn vay vốn ngắn hạn cho tín dụng BĐS trong khi đặc điểm của các khoản vay BĐS là đều có thời hạn thu hồi vốn dài. Điều này đã dẫn đến rủi ro nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh do các khoản nợ BĐS đến hạn sẽ khơng thanh tốn

được trong ngắn hạn. Và MHB Cần Thơ đang phải đối mặt với rủi ro thanh khoản

khi tăng trưởng dư nợ cho vay BĐS quá cao so với nguồn vốn huy động tại chỗ.

2.4.2. Thực trạng rủi ro trong cho vay BĐS tại MHB Cần Thơ : 2.4.2.1. Những hạn chế chủ quan :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay bất động sản tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)