Tình hình huy động vốn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay bất động sản tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 45 - 47)

2.2. KHÁI QUÁT VỀ NGÂNHÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL, CHI NHÁNH THÀNH

2.2.2.1. Tình hình huy động vốn:

Bảng 2.3. Tình hình huy động của MHB Cần Thơ từ 2006 đến hết 06/2009

ĐVT : Tỷ VNĐ

Năm Có kỳ hạn Khơng kỳ hạn Vốn ủy thác AFD Vốn điều hòa nhận từ Hội sở Tổng

2006 155,02 82,87 60,00 374,00 671,89 2007 233,44 103,53 70,10 481,00 888,07 2008 286,10 129,30 80,89 445,51 941,80 6/2009 370,06 78,06 93,70 476,89 1.018,71 Ghi chú: Vốn ủy thác AFD chỉ dành cho vay xây dựng nhà ở tại các khu dân cư

(Nguồn: MHB Cần Thơ).

Tình hình huy động vốn của MHB Cần Thơ trong thời gian qua gặp khơng ít khó khăn, đặc biệt trong năm 2008, một năm đầy sóng gió cho tồn ngành NH. Phải

đối mặt với nhiều rủi ro và biến động khó lường của lãi suất tăng cao, rồi hạ nhanh

đã phát hành hơn 20.000 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, điều chỉnh tăng các loại lãi suất

chủ đạo, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc … buộc MHB Cần Thơ nói riêng phải tăng lãi suất huy động từ dưới 10%/năm vọt lên 18%/năm. Những biến động bất ngờ của lãi suất diễn ra quá nhanh trong những tháng đầu năm 2008, đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh, dẫn tới thiếu thanh khoản, xáo trộn cơ cấu vốn nhất

là trong những tháng cuối năm 2008. Hiện tượng khách hàng rút tiền gửi từ ngân hàng này chạy sang ngân hàng khác là rất phổ biến, chi nhánh liên tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động bởi áp lực lãi suất tăng cao từ các ngân hàng khác trên địa bàn, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần nhỏ mới thành lập.

Tuy nhiên, với chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo và nổ lực của toàn thể CB.CNV của chi nhánh đã có những biện pháp điều chỉnh phù hợp với tình hình của thị trường. Phòng nguồn vốn chi nhánh thường xuyên theo dõi biến động lãi suất trên thị trường để tham mưu lãnh đạo thỏa thuận lại mức lãi suất phù hợp với khách

hàng, không để khách hàng chạy đi ngân hàng khác, đảm bảo nếu không thu hút

thêm được khách hàng mới cũng phải giữ cho bằng được khách hàng cũ.

Bảng 2.3, nói lên kết quả của cơng tác huy động vốn của MHB Cần Thơ qua các năm, số liệu cho thấy nguồn vốn huy động tại chỗ tăng dần qua các năm, kể cả trong giai đoạn khó khăn nhất về nguồn vốn trong năm 2008 chỉ tiêu này cũng đạt

được kết quả khả quan. Cơ cấu nguồn vốn tại chi nhánh gồm vốn huy động tại chỗ

có kỳ hạn và khơng kỳ hạn, vốn ủy thác và vốn điều hòa nhận từ trung ương. Cụ thể, tính đến tháng 06/2009 tổng vốn tự lực tại chỗ của MHB Cần Thơ đạt 448,12 tỷ

đồng chiếm khoản 44% tổng cơ cấu nguồn, tăng 7,87% tương đương 32,72 tỷ đồng

so năm 2008, trong đó vốn huy động có kỳ hạn là 370,06 tỷ đồng, không kỳ hạn là 78,06 tỷ đồng. Vốn ủy thác là nguồn vốn giá rẻ, thời hạn dài mà MHB có cơ hội nhận được từ các tổ chức tài chính quốc tế, đây là một trong những nguồn vốn quan trọng góp phần thúc đẩy cơng tác cho vay BĐS tại chi nhánh. Tính đến tháng 06/2009 MHB Cần Thơ đã nhận được 93,70 tỷ đồng vốn ủy thác (nguồn vốn cho

lĩnh vực tín dụng nhà ở dành cho người có thu nhập thấp ADB và nguồn vốn hỗ trợ chương trình phát triển nhà ở cho nhân dân vùng lũ lụt ĐBSCL của cơ quan phát

triển Pháp tài trợ, gọi tắt là AFD) và nguồn này liên tục tăng dần từ năm 2006 cho

đến nay. Vốn điều hòa nhận từ trung ương chiếm tỷ trọng hơn 50% trong cơ cấu

vốn, đây là nguồn vốn quan trọng cho chính sách tăng trưởng tín dụng tại MHB Cần Thơ. Tính đến tháng 06/2009, chi nhánh nhận được 476,89 tỷ đồng vốn điều hòa từ Hội sở, nguồn vốn tăng dần qua các năm phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng của chi nhánh trong những năm vừa qua.

Nói tóm lại, nguồn vốn huy động là một chỉ tiêu cực kỳ quan trọng đối với

các tổ chức tín dụng nói chung và MHB Cần Thơ nói riêng. Nó quyết định sự tăng trưởng về tín dụng, quy mơ hoạt động, phát triển mạng lưới và quan trọng nhất là

hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Do đó, làm sao để đạt được tăng trưởng về

nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn có kỳ hạn, ổn định lâu dài và sử dụng vốn một

cách có hiệu quả là bài tốn nan giải hiện nay. Vì vậy, trong thời gian tới khi mà tình hình kinh tế có thể cịn nhiều diễn biến phức tạp, ngay từ bây giờ MHB nói chung và MHB Cần Thơ nói riêng cần có những giải pháp mang tính chiến lược dài hơi, lâu dài nhằm tăng trưởng được nguồn vốn huy động, rút kinh nghiệm từ đợt

khủng hoảng vừa qua chỉ đưa ra các giải pháp mang tính đối phó trong ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay bất động sản tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)