Cho vay BĐS là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, tuy nhiên, hoạt động này có vai trị quan trọng trong việc phát triển thị trường nhà đất và đóng góp lớn vào sự
phát triển kinh tế đất nước. NHNN không thể cấm các NHTM cho vay BĐS được, song cần có những biện pháp kiểm sốt hoạt động này. Dưới đây là một số giải
pháp của tác giả đối với NHNN:
NHNN từng địa phương định kỳ nên có các đợt kiểm tra chuyên đề về BĐS tại các NHTM về tình hình dư nợ BĐS, nợ xấu, nợ quá hạn BĐS, tỷ trọng vốn
ngắn hạn cho vay BĐS … để từ đó có những khuyến nghị mang tính chất cảnh báo rủi ro trong hoạt động cho vay BĐS tại các NHTM.
NHNN Việt Nam cần thiết ban hành văn bản quy định riêng về hoạt động cho vay BĐS tại các NHTM mang tính thống nhất tùy theo từng vùng, miền, từng
địa phương phù hợp với tốc độ đơ thị hóa nhằm hạn chế tình trạng bong bóng BĐS
là một trong những tác nhân gây ra khủng hoảng kinh tế mà nguyên nhân chủ yếu chính là việc bơm tín dụng cho thị trường này.
Nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng. Hiện nay, Trung tâm thơng tin tín
dụng (CIC) đóng vai trị quan trọng trong việc quản lý rủi ro của các NHTM, là nơi chia sẻ và khai thác thông tin giữa các ngân hàng với nhau, hỗ trợ cho các TCTD trong việc ra quyết định tín dụng, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn và góp phần giảm chi phí trong cơng tác thẩm định. Chính vì thế NHNN cần đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng thơng tin tín
dụng của CIC.
Cần thiết thành lập các công ty mua bán nợ trong nước hoặc kêu gọi nước
ngoài tham gia vào việc mua bán nợ tại các NHTM Việt Nam. Việc mua bán nợ sẽ làm lành mạnh tình hình tài chính, làm đẹp sổ sách của các ngân hàng và hơn hết là
đẩy được rủi ro đi xa, đặc biệt là mua bán nợ xấu của các ngân hàng sẽ làm lành
mạnh mạch máu, khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế. Để làm được điều này,
NHNN Việt Nam cần thiết lập hệ thống pháp lý hoàn hảo và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho thị trường mua bán nợ phát triển.
NHNN Việt Nam cần rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về những
ảnh hưởng đến hoạt động của ngành ngân hàng từ hoạt động cho vay BĐS và đặc
dõi sát diễn biến kế tiếp của cuộc khủng hoảng này để từ đó có những động thái phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh thị trường BĐS Việt Nam hiện nay đang trên đà hồi phục và nguy cơ lạm phát trong nước có khả năng tái diễn trong thời gian tới.