1.2. Thông tin hữu ích trên BCLCTT
1.2.3.2 Phân tích kết cấu
Khi phân tích kết cấu chúng ta đi sâu vào cấu trúc của BCLCTT. Phân tích theo chiều dọc BCLCTT từ trên xuống dưới.
Sơ đồ 1-5 sơ đồ phân tích kết cấu BCLCTT theo phương pháp gián tiếp
Khi phân tích BCLCTT theo phương pháp gián tiếp, chúng ta bắt đầu từ lợi nhuận
trước thuế điều chỉnh cho các khoản không phải là hoạt động kinh doanh. Sau đó
thơng qua các khoản tăng giảm các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, chi phí trả trước chúng ta xem xét dòng bổ sung cho vốn lưu động. Sau khi bổ sung cho vốn lưu động thông qua chỉ tiêu tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chúng ta đánh giá được dòng tiền kinh doanh cịn đủ để nộp thuế hay khơng. Nếu nộp thuế xong dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh còn dương tức là dòng tiền do doanh
Lợi nhuận Khấu hao Vay vốn Góp ố LN trước sự thay đổi của vốn lưu động
Bổ sung vốn lưu động
Lưu chuyển tiền thuần từ họạt động kinh doanh Đầu tư dài hạn thuần Chia cổ tức
nghiệp tạo ra từ hoạt động kinh doanh dư để đầu tư. Thông qua các chỉ tiêu về chi
đầu tư chúng ta đánh giá được khoản tiền sau khi đầu tư xong còn tiền đủ để trả cổ
tức hay không. Sau khi trả cổ tức xong dòng tiền thuần của doanh nghiệp còn dương chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tạo ra tiền và đáp ứng được nhu cầu tiền cho
nghĩa vụ ngân sách nhà nước và phân phối cho chủ đầu tư.
Phân tích dịng tiền có thể được sử dụng để bắt đầu câu hỏi liên quan đến tình trạng dòng tiền của doanh nghiệp như:
Việc tạo tiền từ nội bộ doanh nghiệp mạnh như thế nào? Dòng tiền từ hoạt
động kinh doanh âm hay dương? Nếu âm tại sao? Có phải vì DN đang tăng
trưởng? Có phải vì hoạt động của doanh nghiệp khơng tạo ra lợi nhuận? Hay có phải có khó khăn trong quản lý vốn lưu chuyển một cách đúng đắn?
Liệu cơng ty có khả năng đáp ứng các khoản nợ tài chính ngắn hạn (chẳng
hạn phải trả lãi), bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh? Nó có thể tiếp tục
đáp ứng các nghĩa vụ nợ này mà không cần bán bớt tài sản hoặc vay nợ
thêm?
Công ty đã đầu tư bao nhiêu tiền cho sự phát triển? Những khoản đầu tư này có phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty hay không (các chiến lược về cạnh tranh của doanh nghiệp)? Có phải cơng ty đã sử dụng dòng tiền nội bộ để phát triển tài chính hay đã dựa vào nguồn tài chính bên ngồi?
Có phải cơng ty đã trả cổ tức từ dòng tiền tự do (dòng tiền thuần từ HĐKD
đã trừ cho chi phí đầu tư) hay đã dựa vào nguồn tài chính bên ngồi? Nếu
cơng ty có sự tài trợ cổ tức từ nguồn bên ngồi thì chính sách cổ tức của cơng ty có thể chịu đựng được khơng?
Loại nguồn tài chính bên ngồi nào cơng ty có thể dựa vào? Vốn chủ sở hữu, nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn? Liệu việc sử dụng nguồn tài chính này có liên quan với các rủi ro đối với các hoạt động kinh doanh khơng?
Có phải cơng ty đã chi quá dòng tiền sau khi đầu tư vốn? Đây có phải là
khuynh hướng dài hạn? Các nhà quản lý có kế hoạch gì để sắp xếp dịng tiền?
Thơng qua việc trả lời các câu hỏi này người sử dụng có được thơng tin hữu ích từ BCLCTT cho thấy trong một kỳ cụ thể, hoạt động nào tạo ra tiền và hoạt động nào sử dụng tiền. Doanh nghiệp đã tạo ra tiền bằng cách nào và sử dụng tiền vào mục
đích gì. Từ đó thấy được khả năng tạo ra tiền và nhu cầu sử dụng tiền của doanh
nghiệp.
1.2.3.3. Phân tích tỷ số
Đây là phương pháp phổ biến thường được sử dụng trong việc phân tích. Người ta
sử dụng nhiều chỉ số khác nhau với nguồn thông tin được cung cấp từ BCLCTT để
đánh giá tốt hơn khái qt tình hình tài chính, đánh giá khả năng tạo tiền, khả năng
chi trả thực tế của doanh nghiệp, khả năng chuyển lợi nhuận thành tiền, khả năng chuyển tài sản thành tiền và khả năng chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Một số tỷ số sau đây được sử dụng phổ biến khi phân tích BCLCTT.
Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn
Người ta có thể căn cứ vào Bảng cân đối kế toán để xem xét, đánh giá khái quát khả năng thanh toán; tuy nhiên, những hệ số phản ánh khả năng thanh tốn được tính tốn dựa vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán chỉ là những hệ số tĩnh tại, trong 1 thời điểm cụ thể do không xét đến tốc độ lưu chuyển tài sản và tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Trong thực tế, các chủ nợ, người cho vay, những nhà đầu tư thường sử dụng các hệ số thanh toán dựa vào lượng tiền thuần nhiều hơn bởi nó cho thấy bức tranh sinh
động về các nguồn mà doanh nghiệp có thể huy động để trả các khoản nợ khi đến
hạn.
Chỉ tiêu được sử dụng là:
Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn =
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Tổng số nợ ngắn hạn cuối kỳ
Hệ số này cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn trong năm tới hay không từ lượng tiền thuần thu được của hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Trị số của chỉ tiêu càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, hệ số này bị ảnh hưởng bởi chính sách đầu tư, chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Chẳng hạn như việc doanh nghiệp ưu tiên việc đầu tư và chi trả cổ tức trước rồi mới thanh toán nợ sau.
Trường hợp lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm do lỗ hoặc dòng tiền kinh doanh âm làm cho hệ số này âm. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ từ lượng tiền thuần thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó để trả nợ doanh nghiệp phải thanh lý bớt tài sản hoặc bổ sung vốn kinh doanh.
Tỷ số giữa lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên lợi
nhuận
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ số này cho thấy khả năng chuyển đổi lợi nhuận thành tiền của các doanh nghiệp. Tỷ số này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chính sách khấu hao, quản lý vốn lưu
động như phải thu, phải trả, hàng tồn kho…
Tỷ số này nhỏ hơn 1 cho thấy có thể xảy ra những tình huống sau:
Hàng tồn kho chậm luân chuyển
Doanh nghiệp đang áp dụng chính sách bán trả chậm làm nợ phải thu tăng lên...
Doanh nghiệp đang áp dụng chính sách khơng nợ tiền hàng, bán được bao
nhiêu tiền đều thanh toán cho nhà cung cấp.
Khấu hao ít
Điều này có thể dẫn đến kết quả là mặc dù doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận
nhưng lại khơng có tiền.
Ngược lại nếu tỷ số này lớn hơn 1 phản ánh doanh nghiệp có chính sách khấu hao và quản lý vốn lưu động tốt, doanh nghiệp thu được nhiều tiền trong kinh doanh.
Trường hợp tỷ số này bị âm do lỗ hay dòng tiền kinh doanh âm thì:
Hệ số âm do lỗ, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh vẫn dương: điều
này chứng tỏ doanh nghiệp mặc dù kinh doanh chưa đạt kết quả tốt nhưng lại có chính sách khấu hao phù hợp hoặc do quản lý vốn lưu động tốt nên mặc dù kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn có tiền để đầu tư và chi trả cổ tức. Từ hệ số này cho thấy triển vọng của cơng ty có thể phát triển trong thời gian tới mặc dù hiện tại khơng có lợi nhuận. Đây là giai đoạn đầu của các công ty mới
thành lập.
Hệ số âm do lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh âm mặc dù doanh
nghiệp kinh doanh có lãi: điều này chính tỏ quản lý sản xuất kinh doanh khơng hiệu quả, chính sách khấu hao chưa phù hợp hoặc do quản lý vốn lưu
động chưa tốt. Từ hệ số này cho thấy sự phát triển không tốt của công ty.
Tỷ số giữa lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên tài sản
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Tài sản bình quân
Tỷ số này cho biết một đồng tài sản tạo ra mấy đồng lưu chuyển tiền từ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản trong việc tạo ra luồng tiền càng lớn.
Ta có thể biến đổi tỷ số này như sau:
Lưu chuyển tiền từ HĐKD = Lưu chuyển tiền từ HDKD x
Lợi nhuận trước thuế
Tài sản bình quân
Lợi nhuận
trước thuế Tài sản bình quân
Tỷ số này phụ thuộc vào khả năng chuyển đổi lợi nhuận thành tiền và khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Hay nói khác đi nó phụ thuộc vào chính sách khấu hao, quản lý vốn lưu động và quản lý tài sản của doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp có khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản cao mà lại có chính sách
khấu hao đúng đắn đồng thời quản lý tốt hàng tồn kho sẽ đem đến kết quả là mỗi đồng tài sản đem lại luồng tiền cao cho doanh nghiệp. Ngược lại doanh nghiệp có
khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản cao nhưng không quản lý tốt vốn lưu động hay khơng có chính sách khấu hao đúng sẽ dẫn đến kết quả là doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận nhưng khơng có tiền.
Tỷ số đầu tư
Tỷ số này đánh giá mức độ đầu tư của doanh nghiệp, được tính bằng cơng thức:
Tỷ số đầu tư =
Tiền chi đầu tư mua sắm tài sản
(Giá trị khấu hao + tiền thu bán tài sản)
Tỷ số này bị ảnh hưởng bởi chính sách đầu tư và chính sách khấu hao của doanh
nghiệp. Tỷ số này lớn hơn 1 chứng tỏ cơng ty đang tăng cường đầu tư vì số tiền chi ra nhiều hơn số tiền thu về từ khấu hao và thanh lý. Ngược lại khi tỷ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty đang hưởng lợi từ kết quả đầu tư trong quá khứ tức hiện thời
công ty không đầu tư thêm mà chỉ khấu hao và thanh lý bớt tài sản không dùng, tài sản đã khấu hao hết.
Tỷ số chi trả cổ tức
Tỷ số này cho biết khả năng chi trả cổ tức của công ty. Tỷ số này bị ảnh hưởng bởi chính sách chi trả cổ tức của cơng ty. Cơng ty có thể áp dụng chính sách trả cổ tức
ổn định hoặc áp dụng chính sách cổ tức thặng dư. Tỷ số này được tính như sau:
Tỷ số chi trả cổ tức =
Số tiền chi trả cổ tức
Luồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Tỷ số này âm do luồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hoặc tỷ số này lớn
hơn 1 cho thấy có thể cơng ty đang áp dụng chính sách chi trả cổ tức ổn định, cho dù kết quả kinh doanh của cơng ty như thế nào thì cơng ty vẫn duy trì mức trả cổ tức cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó nó cũng cho thấy cơng ty đang sử dụng nguồn tiền
từ nguồn khác không phải là nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh để chi trả cổ tức. Nguồn tiền đó có thể là từ hoạt động tài chính bằng cách vay hoặc nguồn tiền đó có thể từ nguồn đầu tư bằng việc bán bớt tài sản hoặc các khoản đầu tư. Từ tỷ số này cho chúng ta thấy sự không bền vững trong phát triển của công ty.
Tỷ số này nhỏ hơn 1 cho thấy có thể cơng ty đang áp dụng chính sách chi trả cổ tức thặng dư. Cơng ty khơng dùng hết lợi nhuận và dịng tiền thu được từ hoạt động
kinh doanh để chi trả cổ tức cho cổ đông mà giữ lại để tái đầu tư.
1.3. Các quan điểm chung quanh nội dung và phương pháp lập BCLCTT
BCLCTT là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Mặc dù đã được chỉnh sửa nhiều từ khi ra đời cho đến nay nhưng BCLCTT vẫn chưa thực sự trở thành báo cáo hồn thiện vì vậy vẫn có rất nhiều quan điểm khác nhau về nội dung cũng như phương pháp lập.