Đánh giá chung về thực trạng và phân tích nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại cơ quan văn phòng đại học quốc gia TPHCM , luận văn thạc sĩ 002 (Trang 65 - 70)

2.4.1. Về thực trạng lập

2.4.1.1. Đối với các cơng ty có quy mơ lớn

Ưu điểm:

 BCLCTT là một trong những báo cáo bắt buộc phải lập trong hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của chuẩn mực và Quyết định

15/2006/QĐ-BTC nên tất cả các công ty đều chấp hành nghiêm chỉnh việc lập. Bên cạnh đó, nhìn chung các cơng ty này đều nhận thức được vai trị cung cấp thông tin của BCLCTT và đã sử dụng báo cáo này trong công tác quản lý trong nội bộ cơng ty mình.

 Những người làm cơng tác kế tốn tại các cơng ty này đều biết cách lập và kiểm tra tính đúng đắn của các chỉ tiêu trên BCLCTT. Họ hiểu được mối liên hệ giữa các dịng tiền nhờ vậy có thể cung cấp thơng tin tốt hơn trong việc phân tích BCLCTT trong nội bộ doanh nghiệp.

 Nguyên nhân của ưu điểm trên theo tơi có thể là:

+ Đây là những cơng ty có quy mơ lớn, có q trình hình thành và

phát triển lâu, ban giám đốc rất quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp.

+ Đội ngũ kế tốn của các cơng ty này được tuyển dụng kỹ càng, có

trình độ học vấn và nhận thức tốt. Họ chịu khó nghiên cứu, tìm hiểu chuẩn mực và thông tư hướng dẫn lập BCLCTT nên có kiến thức nhất định trong việc lập BCLCTT.

+ Họ trực tiếp là những người làm việc tại các cơng ty này do đó am hiểu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Nhược điểm:

 Việc các công ty lựa chọn lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp cũng có nhược điểm là phương pháp này chỉ nêu ra tổng lượng tiền chứ không nêu cụ thể từng khoản tiền do vậy người đọc không thấy được

các khoản thu, chi từ hoạt động nào từ hoạt động kinh doanh tạo ra, từ

đó khó kiểm sốt được, cũng như khó lập kế hoạch thu chi chi tiết của

doanh nghiệp. Ngoài ra, ban giám đốc tại các doanh nghiệp không phải là người am hiểu về kế toán và chuẩn mực lập BCLCTT do đó báo cáo lập theo phương pháp gián tiếp sẽ làm cho họ cảm thấy khó hiểu hơn phương pháp trực tiếp và khi không hiểu rõ được báo cáo thì việc sử dụng báo cáo này sẽ khơng đem lại hiệu quả cao.

 Vẫn cịn một số ít cơng ty chưa sử dụng BCLCTT trong nội bộ doanh nghiệp để phục vụ công tác quản lý mà chỉ lập theo quy định của cơ

quan thuế và yêu cầu của ngân hàng. Họ chỉ tiến hành lập báo cáo này một cách qua loa, khi lập xong không tiến hành kiểm tra lại. Do đó chất lượng của báo cáo được lập chưa được đảm bảo.

 Hơn thế nữa, những người làm kế tốn tại các cơng ty này chưa thực sự hiểu rõ các chỉ tiêu thể hiện trên BCLCTT. Điều này làm cho báo cáo lập có thể khơng chính xác và người lập không tin tưởng vào kết quả lập báo cáo của mình.

 Nguyên nhân của nhược điểm trên theo tơi có thể là:

+ Ban giám đốc tại các công ty này chưa nhận thức được tính hữu ích của BCLCTT do vậy chưa tận dụng triệt để báo cáo này phục vụ

công tác quản lý tại doanh nghiệp.

+ Nghiệp vụ phát sinh tại các doanh nghiệp này nhiều, việc phân tích chi tiết các nghiệp vụ phát sinh sẽ tốn nhiều thời gian và cơng sức mặc dù có phần mềm hỗ trợ do đó đa số nhân viên kế tốn lựa chọn lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp.

+ Thông tư và chuẩn mực hiện nay hướng dẫn chưa chi tiết và cịn khó hiểu khiến cho người lập không thể lập đúng các chỉ tiêu trên BCLCTT, không tin tưởng vào kết quả lập báo cáo của mình vì họ khơng có cơ sở để đối chiếu kiểm tra.

2.4.1.2. Đối với các cơng ty có quy mơ nhỏ và vừa

Ưu điểm:

 Việc đa số các công ty lựa chọn lập BCLCTT theo phương pháp trực

tiếp cũng có ưu điểm là phương pháp này cho thấy được các khoản thu, chi từ hoạt động nào từ hoạt động kinh doanh tạo ra, từ đó kiểm sốt được, cũng như lập kế hoạch thu chi chi tiết của doanh nghiệp.

 Nguyên nhân của ưu điểm trên theo tơi có thể là:

+ Các cơng ty có quy mơ nhỏ và vừa nên các nghiệp vụ phát sinh ít, việc phân loại các nghiệp vụ này sẽ nhanh chóng.

+ Ngồi ra, trình độ và nhận thức của kế tốn tại các cơng ty này có hạn, họ không nghiên cứu sâu chuẩn mực và thông tư nên không hiểu tại sao phải điều chỉnh các chỉ tiêu khỏi lợi nhuận trước thuế. Do đó các cơng ty này lựa chọn việc lập BCLCTT theo phương

pháp trực tiếp sẽ dễ thực hiện hơn.

Nhược điểm:

 Qua kết quả khảo sát ta thấy rằng các cơng ty này chưa nhận thức được vai trị cung cấp thông tin của BCLCTT và do báo cáo này chỉ khuyến khích lập với các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa nên một số công ty khơng tiến hành lập báo cáo này hoặc nếu có lập thì cũng tiến hành lập sơ sài và chưa sử dụng nhiều phục vụ nội bộ tại các doanh nghiệp.

 Người làm kế tốn tại các cơng ty tiến hành lập nhưng không hiểu rõ các chỉ tiêu trên BCLCTT nên họ chưa tin tưởng vào kết quả mình lập.

chưa hiểu hết mối quan hệ giữa các báo cáo do đó chưa thể cung cấp thơng tin hữu ích cho việc sử dụng BCLCTT trong doanh nghiệp.

 Nguyên nhân của những nhược điểm này theo tơi có thể là:

+ Tại các cơng ty có quy mơ nhỏ và vừa thì ban giám đốc công ty chỉ quan tâm đến việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp chứ không quan tâm đến dòng tiền nên chưa đánh giá đúng mức vai trò của

BCLCTT.

+ Tại các công ty nhỏ và vừa này giám đốc đôi khi là người giữ tiền của công ty. Họ nắm hết các khoản thu chi của cơng ty do đó khơng quan tâm đến việc lập và sử dụng BCLCTT.

+ Như đã đề cập ở trên, kế tốn được tuyển dụng tại các cơng ty này về trình độ và nhận thức có hạn, họ khơng tìm hiểu và nghiên cứu chuẩn mực và thơng tư sâu nên gặp nhiều khó khăn trong việc lập BCLCTT.

+ Chuẩn mực và thông tư hiện nay hướng dẫn việc lập báo cáo chưa rõ ràng, chi tiết, các chỉ tiêu hướng dẫn khó hiểu khiến người làm cơng tác kế tốn cịn mơ hồ trong việc hiểu các chỉ tiêu này.

+ Một số công ty nhỏ và vừa thuê kế toán dịch vụ bên ngồi do vậy những người kế tốn này chỉ lập qua loa BCLCTT.

2.4.1.3. Về thực tế lập đối với các công ty niêm yết

Hiện nay báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết theo quy định đều được các

cơng ty kiểm tốn kiểm tra trước khi công bố ra công chúng do vậy độ chính xác và tin cậy cao hơn. Mặc dù hiện nay BCLCTT đã được lập đúng theo mẫu biểu do nhà nước quy định tại Quyết định số 15 nhưng việc cung cấp thơng tin cịn hạn chế nhất là thông tin phi tiền tệ. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng thông tin cung cấp cho nhà đầu tư và những người quan tâm khác.

 Hiện nay người sử dụng chưa khai thác hết thơng tin trên báo cáo tài chính, chưa đánh giá đúng vai trị cung cấp thơng tin của BCLCTT do đó chưa sử dụng hiệu quả các thơng tin về dịng tiền và phi tiền tệ do báo cáo tài chính cung cấp trong việc đưa ra quyết định đầu tư.

 Cơng ty niêm yết cố tình hoặc chưa đánh giá đúng thông tin phi tiền tệ cần cung cấp trên báo cáo tài chính do vậy mà cung cấp thiếu các thông tin phi tiền tệ như chuyển nợ thành vốn, mua tài sản bằng cách nợ…

2.4.2. Về thực trạng việc sử dụng

Ưu điểm:

 Hầu hết những nhân viên tín dụng đều sử dụng BCLCTT kết hợp cùng các báo cáo tài chính khác khi xem xét đưa ra quyết định cho vay. Điều này cho thấy họ đã nhận thức được tính hữu ích của báo cáo này.

 Khi phân tích họ đã hiểu được mối quan hệ giữa các dòng tiền và sử

dụng các tỷ số để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả

năng thanh toán các khoản vay và lãi.

 Nguyên nhân của ưu điểm này theo tôi là:

Tại các ngân hàng việc phân tích báo cáo tài chính là yêu cầu đối với nhân viên tín dụng khi họ đưa ra quyết định cho vay vốn.

Nhược điểm:

 Qua khảo sát cho thấy vẫn cịn có nhân viên tín dụng chưa hiểu hết nội dung thể hiện trong chỉ tiêu trên BCLCTT do đó cơng tác phân tích báo cáo này khơng đem lại hiệu quả cao.

 Khi phân tích một số nhân viên tín dụng chỉ sử dụng số liệu 2 năm.

Điều này có thể sẽ cho kết quả khơng chính xác mà cần phải phân tích

BCLCTT theo xu hướng với thời gian ít nhất là 3 năm.

 Thậm chí có vẫn cịn nhân viên tín dụng khi cho vay khơng dựa trên việc phân tích BCLCTT.

 Các tỷ số phân tích mà các nhân viên tín dụng thường sử dụng chưa thể cung cấp thơng tin hữu ích về tình hình của doanh nghiệp.

 Nguyên nhân của nhược điểm trên theo tơi có thể là:

+ Như đã trình bày ở trên, thông tư và chuẩn mực hướng dẫn nội

dung các chỉ tiêu trên BCLCTT cịn khó hiểu nên người lập và người sử dụng khó hiểu được rõ ràng dẫn đến nhận thức mơ hồ về những nội dung thể hiện trong các chỉ tiêu này.

+ Các công ty vay vốn nhiều khi chỉ nộp BCĐKT và KQKD mà khơng nộp BCLCTT hoặc nếu có nộp thì số liệu trên các báo cáo này đã được gọt dũa nên các nhân viên tín dụng nếu có sử dụng thì cũng khơng có được kết quả chính xác về tình hình của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại cơ quan văn phòng đại học quốc gia TPHCM , luận văn thạc sĩ 002 (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)