Về công tác lập BCLCTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại cơ quan văn phòng đại học quốc gia TPHCM , luận văn thạc sĩ 002 (Trang 55 - 56)

2.2. Khảo sát thực nghiệm về việc lập BCLCTT tại Việt Nam

2.2.2.3. Về công tác lập BCLCTT

Đối với các cơng ty có quy mơ lớn

59% những người được hỏi đều lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp.

Theo những người lập BCLCTT tại các cơng ty này thì sở dĩ họ lựa chọn phương pháp gián tiếp vì theo họ số liệu dễ thu thập, không cần chi tiết, độ

chính xác tương đối. Phương pháp này cho thấy sự khác biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền thuần, giúp nhà quản trị thấy rõ dòng tiền đã sử dụng có hiệu qủa hay khơng và các chỉ tiêu đã được kết nối chặt chẽ với các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán bằng số liệu cuối kỳ và đầu kỳ nên người đọc thấy dễ hiểu.

Sau khi lập 79% những người được hỏi đều biết cách kiểm tra tính chính xác của BCLCTT bằng cách đối chiếu số liệu trên báo cáo với số liệu của các tài khoản chi tiết, đối chiếu số liệu trên BCLCTT với số liệu trên bảng CĐKT,

báo cáo KQKD và thuyết minh thông qua mối quan hệ về mặt số liệu giữa các báo cáo tài chính này. Và 88% những người được hỏi đều tin chắc rằng

mình đã lập đúng.

29% số người được hỏi sau khi lập khơng kiểm tra lại vì họ cho rằng các tổ

chức, doanh nghiệp chưa đánh giá đúng và nghiêm túc hiệu quả từ việc sử

dụng BCLCTT do đó họ không mất thời gian kiểm tra lại. Một số khác thì cho rằng phần mềm lập đúng do đó khơng cần kiểm tra lại. Tuy nhiên, nếu

khớp với số dư tiền và tương đương tiền trên BCĐKT thì thôi. Họ không đi sâu vào kiểm tra chi tiết tính đúng đắn của các chỉ tiêu.

Đối với các cơng ty có quy mơ nhỏ và vừa

54% những người được hỏi lựa chọn lập BCLCTT theo phương pháp trực

tiếp vì theo họ phương pháp này đơn giản và dễ hiểu hơn. Đặc biệt đối với các cơng ty có quy mơ nhỏ và vừa vì nghiệp vụ kinh tế phát sinh khơng nhiều thì việc lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp sẽ thực hiện dễ dàng hơn.

Sau khi lập BCLCTT 75% trong số họ cũng đã tiến hành kiểm tra lại tính

chính xác của báo cáo đã lập. Tuy nhiên họ chưa biết cách kiểm tra đúng. Một số người chỉ kiểm tra bằng cách đối chiếu một vài số liệu như chi phí khấu hao, chi phí lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp, cổ tức, lợi

nhuận doanh nghiệp đã trả…, đối chiếu từng mục trên BCLCTT với BCĐKT và bảng cân đối số phát sinh. 25% số người được hỏi thì khơng tiến hành

kiểm tra vì họ chỉ lập cho có và chỉ cần kiểm tra một vài chỉ tiêu, hoặc họ dựa vào phần mềm lập báo cáo và không tiến hành kiểm tra lại tính đúng đắn của báo cáo do phần mềm lập. Cũng có ý kiến cho rằng họ chưa hiểu về BCLCTT nên họ không mất thời gian kiểm tra lại, đơn giản họ chỉ làm cho cân tức là tiền và tương đương tiền cuối kỳ trên BCLCTT khớp với tiền và

tương đương tiền cuối kỳ trên bảng CĐKT.

46% những người lập BCLCTT xong đều không tin chắc rằng mình đã lập

đúng vì tại một số công ty nhỏ chưa đầu tư được phần mềm kế toán, việc

phân loại luồng tiền ra vào gặp khó khăn nên lập BCLCTT sẽ khơng chính xác. Nhiều khi kế toán phải tiến hành “ém số” để ra đúng số dư tiền và tương

đương tiền cuối kỳ trên bảng CĐKT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại cơ quan văn phòng đại học quốc gia TPHCM , luận văn thạc sĩ 002 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)