Khảo sát thực nghiệm về việc sử dụng BCLCTT tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại cơ quan văn phòng đại học quốc gia TPHCM , luận văn thạc sĩ 002 (Trang 62 - 65)

Để đánh giá việc sử dụng BCLCTT bên ngoài doanh nghiệp, người viết tiến hành

khảo sát những người đưa ra quyết định cho vay, đại diện cho đông đảo những

người sử dụng BCLCTT.

2.3.1. Mục đích và phương pháp của khảo sát 3

Mục đích khảo sát:

 Tìm hiểu việc sử dụng BCLCTT trong việc ra quyết định cho vay.

 Đánh giá hiểu biết của người sử dụng về nội dung thể hiện trên

BCLCTT

 Tìm hiểu những khó khăn mà người sử dụng gặp khi sử dụng BCLCTT.

Phương pháp khảo sát:

Phỏng vấn những người đưa ra quyết định cho vay vốn tại các ngân hàng,

gửi bảng câu hỏi phỏng vấn đến các ngân hàng. (Bảng khảo sát gồm 19 câu hỏi xem tại phụ lục 2)

Đối tượng khảo sát:

Tiến hành khảo sát những nhân viên tín dụng tại 10 ngân hàng. (Danh sách ngân hàng xem tại phụ lục 7)

2.3.2. Kết quả và bàn luận khảo sát 3

2.3.2.1. Về việc sử dụng

Tất cả những nhân viên tín dụng đều nhận biết được vai trò quan trọng trong việc

cung cấp thông tin của BCLCTT nên 90% trong số họ sử dụng báo cáo này để đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ vay và lãi từ đó đưa ra quyết định cho vay

phù hợp. Khi phân tích họ thường phân tích BCLCTT thơng qua số liệu hai hoặc ba năm để thấy được xu hướng biến động của dòng tiền. Họ cũng đã biết kết hợp phân tích BCLCTT trong mối quan hệ với các báo cáo tài chính khác để cho kết quả chính xác hơn.

Tuy nhiên, 10% trong số nhân viên tín dụng được khảo sát thì cho rằng họ chỉ dựa vào các chỉ tiêu tài chính trên bảng CĐKT và BCKQKD để ra quyết định cho vay. Nguyên nhân người viết có thể là do tình trạng hiện nay đa số các doanh nghiệp xin vay vốn đều khơng lập BCLCTT, hoặc trường hợp có lập thì BCLCTT khơng chính xác, cán bộ tín dụng Ngân hàng khơng có dữ liệu để kiểm tra. Và 1 điều quan trọng nữa là cán bộ tín dụng cũng chưa thật sự nắm rõ BCLCTT do đó nhân viên tín dụng

đôi khi cũng không sử dụng BCLCTT.

2.3.2.2. Hiểu biết về nội dung các chỉ tiêu

80% các nhân viên tín dụng được khảo sát đều hiểu rõ được nội dung các chỉ tiêu

thể hiện trên BCLCTT và họ cho rằng các chỉ tiêu này đầy đủ không cần bổ sung. Trên 50% số người được khảo sát cho rằng các chỉ tiêu trên BCLCTT được phân

loại phù hợp. Tuy nhiên vẫn có một số khác biệt trong việc phân loại các chỉ tiêu như:

 Chỉ tiêu “cổ tức được chia” phân loại vào hoạt động đầu tư thì chưa phù hợp mà phải phân loại là hoạt động kinh doanh.

 Chỉ tiêu “tiền lãi cho vay” được phân loại vào hoạt động đầu tư là chưa phù

hợp mà phải phân loại là hoạt động kinh doanh hay có người cho rằng phân loại tiền lãi cho vay này phải tuỳ thuộc vào bản chất của khoản cho vay.

 Chỉ tiêu “tiền lãi đã trả” được phân loại vào hoạt động kinh doanh là chưa

phù hợp mà phải phân loại tuỳ vào mục đích sử dụng của khoản vay

 Chỉ tiêu “cổ tức đã trả” được phân loại là hoạt động tài chính là chưa phù

hợp mà phải phân loại là hoạt động kinh doanh.

2.3.2.3. Cơng cụ để phân tích

Khi phân tích BCLCTT, tất cả các cán bộ tín dụng đều cho rằng BCLCTT theo

phương pháp trực tiếp sẽ cung cấp thông tin tốt hơn cho họ trong việc đưa ra quyết

định vay vốn vì nó cho thấy được trực tiếp dòng tiền ra vào giúp đánh giá khả năng

tạo ra tiền và việc sử dụng tiền.

Khi phân tích trên 50% trong số họ sử dụng các chỉ tiêu như:

 Hệ số khả năng chi trả =(Số tiền thuần lưu chuyển trong kỳ/ Nợ ngắn hạn)

 Tỷ trọng dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh = (tổng số tiền thu vào

của hoạt động kinh doanh/ Số tiền thu vào trong kỳ)

 Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn= (Lượng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh/ Nợ ngắn hạn)

2.3.2.4. Những khó khăn khi sử dụng

Khi phân tích BCLCTT của các doanh nghiệp hiện nay các nhân viên tín dụng gặp phải khó khăn lớn đó là một số doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa do BCLCTT không phải là báo cáo bắt buộc trong hệ thống báo của các doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp khơng lập BCLCTT khi vay vốn hoặc nếu có lập thì báo cáo chưa thật chính xác, số liệu trên báo cáo này cùng với số liệu trên các báo cáo tài chính khác đã bị gọt dũa, khơng phản ánh đúng thực chất của dịng tiền. Do đó khi phân tích sẽ khơng đảm bảo chất lượng, khơng phản ánh đúng tình hình của doanh nghiệp.

Ngồi ra, hiểu biết của nhân viên tín dụng về nội dung các chỉ tiêu thể hiện trên BCLCTT còn chưa thật sự đầy đủ mà chuẩn mực và thông tư về báo cáo này lại

theo người viết có thể là do người phân tích chưa biết cách tận dụng hết những thơng tin hữu ích mà báo cáo này cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại cơ quan văn phòng đại học quốc gia TPHCM , luận văn thạc sĩ 002 (Trang 62 - 65)