Sự hình thành và phát triển các quy định về BCLCTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại cơ quan văn phòng đại học quốc gia TPHCM , luận văn thạc sĩ 002 (Trang 45)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lần đầu tiên được đề cập như là một biểu mẫu báo cáo trong hệ thống báo cáo của chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141/QĐ-CĐKT do Bộ Tài chính ban hành ngày 01/01/1995. Theo

quyết định này BCLCTT chưa phải là báo cáo bắt buộc.

Ngày 25/10/2000 Bộ Tài chính đã ban hành chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC, một lần nữa đưa BCLCTT vào trong hệ

thống báo cáo. Tuy nhiên, vị trí, vai trị của BCLCTT trong hệ thống kế toán Việt Nam chưa tương xứng với các báo cáo khác. Theo quyết định này Bộ Tài chính

cũng chỉ khuyến khích doanh nghiệp lập và sử dụng chứ chưa mang tính bắt buộc phải lập báo cáo này.

Nhận thức được tầm quan trọng của BCLCTT đối với doanh nghiệp cũng như đối với nền kinh tế, thông tư 55/2002/TT-BTC ngày 26/06/2002, Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngồi hoạt động ở Việt Nam, tại mục 5.1(a) quy định: “Doanh nghiệp phải

lập các báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính”.

Xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế thị trường địi hỏi phải có thơng tin lành mạnh

đáng tin cậy; yêu cầu thực tế của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam và nhu cầu

hồ nhập của kế tốn Việt Nam với kế toán quốc tế, ngày 31/12/2002 chuẩn mực kế toán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” ra đời theo quyết định 165/2002/QĐ-BTC đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình nghiên cứu và cải tiến nội dung và

phương pháp lập BCLCTT ngày càng hoàn thiện và càng gần với chuẩn mực quốc tế. Ngày 04/11/2003 Bộ Tài chính đã ban hành thơng tư 105/TT-BTC (hiện nay

được thay thế bằng thơng tư 161/2007/TT-BTC) trong đó đã đưa ra phương pháp rõ

ràng hướng dẫn kế toán lập BCLCTT. Từ đây, kế tốn Việt Nam có phương pháp

cụ thể, nhất quán để lập BCLCTT.

Ngày 20/3/2006, Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC ban hành Chế

độ kế toán doanh nghiệp mới áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mơ lớn thuộc

mọi lĩnh vực hoạt động, mọi thành phần kinh tế trong cả nước không phân biệt vốn

đầu tư nước ngoài hay trong nước thay thế cho Quyết định 1141/QĐ-CĐKT do Bộ

Tài chính ban hành ngày 01/01/1995. Theo Chế độ kế tốn doanh nghiệp mới, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ khơng cịn là mẫu báo cáo khuyến khích lập như trước

đây mà là một trong 4 mẫu báo cáo mà doanh nghiệp nào cũng phải lập cho kỳ kế

toán năm theo một trong hai phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa, Bộ Tài chính có ban hành một riêng một Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về “Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được phép lựa chọn giữa việc áp dụng Chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC hoặc Quyết

định 48. Quyết định cũng đã đề cập đến BCLCTT là một bộ phận của báo cáo tài

chính nhưng vị trí và vai trị của nó trong hệ thống kế toán Việt Nam vẫn chưa tương xứng với các báo cáo khác. Theo quyết định này Bộ Tài chính cũng chỉ

khuyến khích doanh nghiệp lập và sử dụng chứ chưa mang tính bắt buộc phải lập báo cáo này.

2.1.2. Nội dung cơ bản của chuẩn mực Việt Nam về BCLCTTở hiện nay

2.1.2.1. Định nghĩa về tiền và tương đương tiền

Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Tương đương tiền: là các khoản đầu tư ngắn hạn (khơng q 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và khơng có nhiều rủi ro trong

2.1.2.2. Kết cấu của BCLCTT

Theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam, doanh nghiệp cũng phải trình bày các luồng tiền trên BCLCTT theo ba hoạt động:

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh:

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến các hoạt

động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp. Các luồng tiền vào từ hoạt động kinh doanh mang lại từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, tiền thu do được

bồi thường, được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế,… trong khi các luồng chi ra cho các hoạt động này là các khoản chi cho mua nguyên vật liệu, hàng hoá, trả nợ người bán, trả lương nhân viên, chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế…

Luồng tiền từ hoạt động đầu tư:

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Các luồng tiền vào từ hoạt

động đầu tư mang lại khi thanh lý, nhượng bán, thu hồi các tài sản nói trên

cịn luồng tiền ra là các khoản chi mua sắm, xây dựng chúng.

Luồng tiền từ hoạt động tài chính:

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến

việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Luồng tiền vào từ hoạt động tài chính mang lại từ khoản thu do phát hành cổ phiếu, chủ sở hữu góp vốn, đi vay ngắn hạn hoặc dài hạn…Luồng tiền ra cho hoạt động tài chính thường là các khoản chi trả vốn góp, trả nợ…

2.1.2.3. Phương pháp lập BCLCTT

Chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng đưa ra hai phương pháp lập BCLCTT là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Hai phương pháp chỉ khác nhau khi tính lượng tiền lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh còn lưu chuyển tiền từ hoạt động

đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính được xác định theo phương pháp

trực tiếp. Các luồng tiền vào, các luồng tiền ra trong kỳ từ hoạt động đầu tư và hoạt

động tài chính được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản

tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp.

Lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp

Theo phương pháp trực tiếp, các luồng tiền vào và luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được xác định và trình bày trong BCLCTT bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp.

Lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp

Theo phương pháp gián tiếp, các luồng tiền vào và các luồng tiền ra từ hoạt

động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi

nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và các

khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng là luồng tiền từ hoạt động đầu tư,

gồm các khoản chi phí khơng bằng tiền như khấu hao tài sản cố định, dự

phòng...; các khoản lãi, lỗ không phải bằng tiền như lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện...; các khoản lãi, lỗ được phân loại là luồng tiền từ

hoạt động đầu tư như lãi, lỗ về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và bất động sản đầu tư, tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được

chia...; chi phí lãi vay đã ghi nhận vào Báo cáo KQHĐKD trong kỳ.

Sau đó, luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được điều chỉnh tiếp tục với sự thay đổi vốn lưu động, chi phí trả trước dài hạn và các khoản thu, chi khác từ hoạt động kinh doanh, như các thay đổi trong kỳ báo cáo của khoản mục

hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả từ hoạt động kinh

nộp; tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh; tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh.

Phương pháp trực tiếp Phương pháp gián tiếp

Sơ đồ 2-1 phương pháp lập BCLCTT theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

2.1.3. So sánh chuẩn mực kế toán về BCLCTT của Việt Nam (VAS 24) và thế giới (IAS 7) thế giới (IAS 7)

Giữa VAS và IAS 7 chỉ có một vài khác biệt nhỏ trong việc trình bày BCLCTT. Thể hiện qua bảng sau:

Khoản chi phí, doanh thu phi tiền tệ, lãi /lỗ từ HĐĐT, chi phí lãi vay

Lợi nhuận trước thuế

Mức thay đổi của HTK, phải thu, phải trả, thuế, lãi vay và các khoản

thu, chi khác từ HĐKD Tiền chi từ hoạt động kinh doanh

Tiền thu từ hoạt động kinh doanh

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

Dòng tiền từ hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

Thay đổi tỷ giá quy đổi ngoại tệ

Nội dung VAS 24 IAS 7

Các khoản bất thường

Chưa được đề cập rõ, chỉ xác định chung chung là thu, chi

khác và được phân loại là hoạt

động kinh doanh.

Các luồng tiền tệ phát sinh từ những yếu tố bất thường phải

được trình bày riêng rẽ trong

BCLCTT và được phân loại từng trường hợp vào hoạt động kinh

doanh, đầu tư và tài chính.

Các khoản thấu chi được trình bày trong khoản mục tiền cho mục đích

trình bày BCLCTT

Không đề cập vấn đề này. Thông thường, các khoản tiền và tương

đương tiền không bao gồm các

khoản thấu chi khi trình bày Báo cáo tài chính theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Bao gồm các khoản thấu chi nếu các khoản thấu chi này là một bộ phận khơng thể tách rời của chính sách quản lý tiền của doanh nghiệp.

Phân loại luồng tiền

Có hướng dẫn chi tiết về việc phân loại các khoản tiền lãi và cổ tức thu được và đã trả cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và các tổ chức phi tín dụng, phi tài chính. Cụ thể tiền lãi và cổ tức nhận được được phân loại là hoạt động đầu

tư. Tiền lãi vay đã trả được phân loại là hoạt động kinh doanh và

cổ tức đã trả được phân loại là

hoạt động tài chính.

Khơng có hướng dẫn chi tiết về việc phân loại các khoản tiền lãi và cổ tức thu được và đã trả. Các khoản này có thể được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh

doanh, đầu tư hoặc tài chính nếu chúng nhất quán với việc phân loại từ kỳ kế toán trước.

Báo cáo luồng tiền của các tổ chức hoạt động ở

nước ngoài

BCLCTT của các tổ chức hoạt

động tại nước ngoài phải được

quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế

tốn của cơng ty mẹ theo tỷ giá thực tế tại ngày lập BCLCTT.

BCLCTT của các tổ chức hoạt

động tại nước ngoài phải được

quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế

tốn của cơng ty mẹ theo tỷ giá thực tế tại ngày lập BCLCTT.

Ngồi ra, theo IAS 21 các doanh nghiệp có thể xử dụng tỷ giá trung bình xấp xỉ bằng tỷ giá thực tế. Các luồng tiền của các công ty liên doanh, liên kết

Không đề cập đến vấn đề này và khơng có hướng dẫn về báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất.

Khi hạch tốn một khoản đầu tư vào các cơng ty liên kết hoặc công ty con sử dụng phương pháp giá gốc hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư chỉ trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ các dòng tiền phát sinh giữa bên đầu tư và bên được

đầu tư. Trường hợp liên doanh

thì các luồng tiền thuộc về bên liên doanh được hợp nhất vào BCLCTT của công ty mẹ theo tỷ lệ đầu tư.

Thuyết minh khác Không đề cập đến việc thuyết

minh lưu chuyển tiền theo bộ phận.

Đề cập đến việc thuyết minh

luồng tiền theo bộ phận. Điều

này cho phép người dùng có

được một sự hiểu biết tốt hơn về

mối quan hệ giữa dòng tiền tổng thể và dòng tiền theo từng bộ phận hợp thành nó.

Tóm lại, có thể thấy rằng điểm khác biệt cơ bản nhất giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán Quốc tế là:

IAS mặc dù đưa ra rất chi tiết các định nghĩa, phương pháp làm, cách trình bày và những thơng tin bắt buộc phải có trong BCLCTT nhưng họ khơng đưa ra những biểu mẫu báo cáo bắt buộc tất cả các công ty phải tuân theo.

Chế độ kế tốn Việt Nam thì đưa ra một hệ thống tài khoản kế toán thống nhất bắt buộc và các biểu mẫu BCLCTT bắt buộc cho tất cả các doanh nghiệp áp dụng. Sự khác biệt như trên thật dễ hiểu vì quan điểm xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam là phải phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với đặc thù về trình độ phát triển kinh tế, cơ chế chính trị, hệ thống pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt

Nam, phù hợp với trình độ nguồn nhân lực kế tốn của Việt Nam. Những khác biệt này cũng chỉ là tạm thời và ngày càng thu hẹp khi nền kinh tế Việt Nam phát triển

đến mức độ cao hơn, nguồn nhân lực kế toán tốt hơn,… các VAS sẽ được tiếp tục

hoàn thiện ở mức độ cao hơn, thống nhất cao hơn với các IAS và IFRS.

2.2. Khảo sát thực nghiệm về việc lập BCLCTT tại Việt Nam

Để đánh giá toàn cảnh thực trạng việc lập và sử dụng BCLCTT tại các doanh

nghiệp Việt Nam hiện nay, người viết tiến hành 2 cuộc khảo sát:

 Khảo sát 1: khảo sát những người làm cơng tác kế tốn tại các doanh nghiệp.

 Khảo sát 2: khảo sát các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán khoán thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.1. Mục đích, phương pháp và đối tượng của khảo sát 1

Mục đích khảo sát:

 Xem xét tác động của quy mơ doanh nghiệp đến việc nhận thức vai trị của BCLCTT.

 Tìm hiểu quan điểm của những người làm nghề kế toán về nội dung, kết cấu, phương pháp lập BCLCTT của Việt Nam hiện tại.

 Tìm hiểu những khó khăn trong việc lập BCLCTT theo quy định của VSA 24.

Phương pháp khảo sát:

Phỏng vấn những người làm công tác kế toán, gửi bảng câu hỏi phỏng vấn

đến các cơng ty có quy mơ lớn (vốn trên 10 tỷ hoặc có số lao động bình qn

10 tỷ hoặc số lao động bình qn năm khơng q 300 người). (Bảng khảo sát gồm 21 câu hỏi xem tại phụ lục 1)

Đối tượng khảo sát:

Tiến hành khảo sát những người làm cơng tác kế tốn tại 45 cơng ty chia làm hai nhóm (xem phụ lục 3):

 Nhóm 1: những cơng ty có quy mơ lớn, bao gồm 17 công ty.

 Nhóm 2: những cơng ty có quy mơ nhỏ và vừa, bao gồm 28 công ty.

Kết quả khảo sát chi tiết tại Phụ lục 4

2.2.2. Kết quả và bàn luận khảo sát 1

2.2.2.1. Về nhận thức vai trò của BCLCTT

Đối với cơng ty có quy mơ lớn

76% các cơng ty được khảo sát đã nhận thức được sự cần thiết phải lập

BCLCTT phục vụ nhu cầu quản lý của doanh nghiệp cũng như nhận thức

được vai trị to lớn trong việc cung cấp thơng tin hữu ích cho các đối tượng

bên ngoài như ngân hàng, các nhà đầu tư …của BCLCTT nên các công ty này đã lập BCLCTT theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán và Quyết định 15. Tuy nhiên, vẫn cịn 24% cơng ty được khảo sát chưa nhận thức đầy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại cơ quan văn phòng đại học quốc gia TPHCM , luận văn thạc sĩ 002 (Trang 45)