Kết quả và bàn luận khảo sát 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại cơ quan văn phòng đại học quốc gia TPHCM , luận văn thạc sĩ 002 (Trang 60 - 62)

2.2. Khảo sát thực nghiệm về việc lập BCLCTT tại Việt Nam

2.2.4. Kết quả và bàn luận khảo sát 2

Kết quả cho thấy hiện nay các công ty niêm yết được khảo sát đều tuân thủ nghiêm túc việc lập và trình bày BCLCTT. Các cơng ty này đều lập theo đúng mẫu biểu của bộ tài chính quy định tại quyết định 15 và 70% các công ty này đều lập BCLCTT

theo phương pháp gián tiếp.

Nguyên nhân của việc lựa chọn lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp theo người viết có thể là do các doanh nghiệp này có quy mơ lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, do đó để đơn giản cho công tác lập BCLCTT công ty lựa chọn lập theo phương pháp gián tiếp.

Tuy nhiên, việc công bố thông tin liên quan đến BCLCTT chưa được đầy đủ. Cụ thể:

 Theo điều 30 của VAS 24 thì “hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính tuy có ảnh hưởng tới kết cấu tài sản và nguồn vốn nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến luồng tiền hiện tại do vậy chúng khơng được trình bày trong BCLCTT mà được trình bày ở thuyết minh báo cáo tài chính”.

 Khi kiểm chứng biến động của khoản vay trên bảng cân đối kế toán và đối chiếu với dòng tiền thuần về vay trên BCLCTT có sự khác biệt về số liệu nhưng 52% không thấy các công ty thuyết minh trên báo cáo tài chính theo quy định.

Trên BCĐKT số dư của vay ngắn hạn tại ngày 01/01/2009 là 160.397.445.624 đồng, số dư tại ngày 31/12/2009 là 452.874.000.000 đồng, chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ là 292.476.544.376 đồng.

Trên BCLCTT dòng tiền vay nhận được là 1.093.695.521.312 đồng, dòng

tiền trả nợ vay là 802.840.027.230 đồng, chênh lệch giữa nhận nợ vay và trả nợ vay là 290.855.494.082 đồng.

Số chênh lệch nhận nợ vay và trả nợ vay này phải bằng với số tăng lên của số dư nợ vay trên bảng cân đối kế toán nhưng thực tế hai số này lại khác nhau cụ thể chênh lệch là BCĐKT nhiều hơn BCLCTT số tiền 292.476.544.376 - 290.855.494.082 = 1.621.050.294 đồng. Chênh lệch này chưa được giải thích trên thuyết minh báo cáo tài chính.

 Khi kiểm chứng biến động của nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán và đối chiếu với dịng tiền thuần về nguồn vốn trên BCLCTT có sự khác biệt về số liệu nhưng 22% không thấy các cơng ty thuyết minh trên báo cáo tài chính theo quy định.

Ví dụ 2: Cơng ty Cổ phần Cơng nghiệp Gốm sứ Taicera (mã chứng khốn TCR)

Số vốn tăng trong năm 2009 là 14.227.301.200 đồng. Tuy nhiên tiền thu từ góp vốn trên BCLCTT là 0 đồng nhưng trên thuyết minh cơng ty khơng giải thích khoản chênh lệch này.

Ngoài ra, việc lập BCLCTT chưa thực sự chính xác. Cụ thể khi thử kiểm tra mối quan hệ giữa các báo báo tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp người viết nhận thấy vẫn còn 30% có sự khác nhau về số liệu giữa các báo cáo này mà khơng được thuyết minh.

Ví dụ 3: Công ty Cổ phần Vật tư Xăng dầu (Mã chứng khoán COM)

Số thuế đã nộp theo BCĐKT, KQKD và Thuyết minh là 10.693.149.163 đồng

BCLCTT là 12.434.168.706 đồng  Chênh lệch giữa số đã nộp bằng tiền trên

BCLCTT và các BCTC khác là 1.741.019.543 đồng.

Ví dụ 4: Cơng ty Cổ phần Bao bì Nhựa Tân Tiến (Mã chứng khoán TTP)

Số thuế phải nộp theo BCĐKT, KQKD và Thuyết minh là 13.227.775.948 đồng (4.354.082.030+ 13.391.106.002- 4.517.412.084), số tiền chi nộp thuế TNDN trên BCLCTT là 14.532.901.986 đồng  Chênh lệch giữa số đã nộp bằng tiền trên

BCLCTT và các BCTC khác là 1.305.126.038 đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại cơ quan văn phòng đại học quốc gia TPHCM , luận văn thạc sĩ 002 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)