Qui trình XHTN DN của ngân hàng là những qui định về thời gian và trình tự phân cấp xếp hạng, đề xuất, chấp thuận, phê chuẩn kết quả xếp hạng cuối cùng, liên quan đến mối quan hệ giữa nhân viên tín dụng, bộ phận kiểm tra và các cấp quản lý. Những giai đoạn chủ yếu của một qui trình XHTN DN bao gồm :
* Giai đoạn 1 -Đề xuất xếp hạng
Trong giai đoạn này, nhân viên tín dụng lần lượt thực hiện các bước sau :
Tiếp nhận hồ sơ ( đối với cho vay mới) và thu thập thông tin để đánh giá lại
theo định kỳ khoản vay cần xếp hạng.
Bước 2 : Chấm điểm các chỉ tiêu
Sau khi xác định ngành nghề kinh doanh và qui mô của DN, tiến hành chấm
điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo qui định của ngân hàng.
Bước 3 : Xếp hạng DN
Thực hiện tổng hợp điểm, sau khi kết hợp các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính với các nhân tố khác như : Tính chất sở hữu, chất lượng thơng tin ( chất lượng kiểm toán), bảo lãnh …Rồi xếp hạng DN theo bảng điểm xếp hạng của ngân hàng từ điểm tổng hợp cuối cùng.
Bước 4 : Đánh giá rủi ro
Từ kết quả xếp hạng và bảng điểm xếp hạng, đánh giá rủi ro tương ứng đối với khoản vay đang xếp hạng.
Bước 5 : Trình kết quả chấm điểm tín dụng
Trình kết quả xếp hạng và đánh giá rủi ro cho trưởng phịng tín dụng cùng
tồn bộ dữ liệu và thông tin đầu vào để xếp hạng.
* Giai đoạn 2 - Kiểm tra và rà soát đề xuất xếp hạng
Bước 6 : Kiểm tra kết quả xếp hạng
Trưởng phịng tín dụng kiểm tra kết quả xếp hạng được đề xuất bởi nhân
viên tín dụng. Nếu cần sửa đổi, bổ sung thì gửi lại cho nhân viên tín dụng
xem xét. Nếu đã đồng ý thì chuyển tồn bộ thơng tin và kết quả chấm điểm
xếp hạng cho Bộ phận quản lý rủi ro rà soát lại.
Bước 7 : Rà soát kết quả xếp hạng
Bộ phận quản lý rủi ro thực hiện việc rà soát lại kết quả xếp hạng của phịng tín dụng. Bộ phận này có thể tách thành hai cơng đoạn : (1) Rà sốt bởi nhân viên quản lý rủi ro và (2) kiểm tra kết quả rà sốt bởi trưởng phịng quản lý rủi ro. Những đánh giá về rà soát kết quả xếp hạng sẽ được bộ phận quản lý rủi ro chuyển lại cho nhân viên tín dụng.
Luận văn Thạc sĩ kinh tế 21 Chương I : Cơ sở lý luận …
- Từ những đánh giá nhận xét của bộ phận quản lý rủi ro, nhân viên tín dụng
điều chỉnh lại kết quả chấm điểm xếp hạng rồi trình cho trưởng phịng tín
dụng xem xét lại lần cuối.
- Trưởng phịng tín dụng kiểm tra lại lần cuối kết quả xếp hạng. Nếu cần bổ sung, điều chỉnh lần cuối, trưởng phịng tín dụng gửi lại hồ sơ cho nhân viên tín dụng xem xét. Nếu đã chấp thuận, trưởng phịng tín dụng trình kết quả
chấm điểm xếp hạng cuối cùng kèm theo hồ sơ xếp hạng cho giám đốc phê
chuẩn.
* Giai đoạn 3 – Thông qua kết quả xếp hạng
Bước 9 : Phê duyệt kết quả xếp hạng
Giám đốc ngân hàng xem xét và phê duyệt kết quả xếp hạng cuối cùng do
trưởng phịng tín dụng trình lên.
Bước 10 : Lưu trữ dữ liệu – thơng báo kết quả
Sau khi có phê duyệt kết quả xếp hạng của giám đốc ngân hàng, nhân viên tín dụng thực hiện việc cập nhật dữ liệu vào hệ thống thơng tin tín dụng, lưu trữ toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc xếp hạng, thông báo kết quả xếp hạng
cho các bộ phận có liên quan.
* Giai đoạn 4 –Đánh giá, hồn thiện hệ thống xếp hạng
Bước 11 : Kiểm tra đột xuất
Đột xuất tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên, chú trọng những khoản vay cóđộ rủi
ro cao. Kiểm tra đột xuất vừa nhằm mục đích kịp thời đưa ra những phán
quyết để xứ lý khoản vay, vừa có thể đưa ra kết luận về kết quả xếp hạng ban
đầu là đúng hoặc sai, sai là do cá nhân xếp hạng hay do lỗi của hệ thống
XHTN. Kiểm tra đột xuất do Ban hoặc Phòng quản lý rủi ro thực hiện.
Bước 12 : Tổng hợp nhận xét góp ý định kỳ
Định kỳ hàng năm, tất cả các bộ phận tham gia xếp hạng phải tiến hành đánh
giá, nhận xét, góp ý về hệ thống XHTN DN đang áp dụng.
Định kỳ 03 năm một lần ( hoặc khi có dấu hiệu xác đáng ), Ban quản lý rủi ro tiến hành so sánh, đối chiếu kết quả xếp hạng với thực tế cho vay. Nếu
thấy sai lệch quá một độ tin cậy cho phép thì phải xem xét sửa đổi hệ thống XHTN. Lưu trữ kết quả so sánh để tiến hành các tính tốn thống kê sau này.
Bước 14 : Sửa đổi, hoàn thiện hệ thống XHTN DN
Khi đã có những chứng cớ rõ ràng thông qua kiểm tra đột xuất, đối chiếu định kỳ ; hoặc khi có những nhận xét, góp ý xác đáng từ nội bộ, những
hướng dẫn, qui định của cơ quan giám sát, NHNN, kiểm tốn… thì ngân
hàng cần khẩn trương tiến hành sửa đổi, hoàn thiện hệ thống XHTN DN.