Lộ trình xây dựng và phát triển hệ thống XHTN DN tại VDB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 72 - 74)

- Thứ nhất : Thực hiện xây dựng hệ thống XHTN doanh nghiệp theo qu

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP TẠI VDB

3.2.3 Lộ trình xây dựng và phát triển hệ thống XHTN DN tại VDB

Do những hạn chế của VDB đã trình bày tại chương II. Trong khi đó, Việt Nam đang ở trong giai đoạn chuyển đổi và hội nhập quốc tế với rất nhiều thay đổi

về thể chế pháp lý, môi trường kinh doanh, hệ thống tài chính ngân hàng, áp lực cạnh tranh. Và những hướng dẫn cụ thể của NHNN về các qui định của Basel, đặc

biệt là việc cung cấp các số liệu chuẩn mang tính thống kê phù hợp với cách tiếp cận IRB nền tảng và nâng cao tại Việt Nam cịn thiếu.

Tất cả những khó khăn nêu trên làm cho việc yêu cầu phải thiết lập ngay một hệ thống XHTN DN phù hợp với cách tiếp cận nền tảng hay nâng cao IRB của Basel tại VDB hiện nay là khó khả thi. Bên cạnh đó, theo như Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì, chuẩn mực giám sát ngân hàng đến năm 2010 là Chuẩn mực quốc tế ( Basel I) , từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ước vốn mới ( Basel II ) sau năm 2010 ( trong đó có nội dung giám sát các hệ thống xếp hạng nội bộ của các ngân hàng ).

Vì vậy, để phù hợp với đặc điểm hiện nay của VDB cũng như Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam, chúng tôi đề nghị một lộ trình ba giai đoạn xây dựng và phát triển hệ thống XHTNDN của VDB như sau :

1. Giai đoạn 1 : Từ nay đến 2010 – giai đoạn quá độ Hội nhập, VDB chủ yếu sử

dụng mơ hình chấm điểm xếp hạng phù hợp với Tiêu chuẩn chỉ dẫn giám sát

trong cách tiếp cận IRB của Basel II là chính, đồng thời tích cực sưu tập dữ liệu, từng bước xây dựng các mơ hình mới, chuyển dần sang cách tiếp cận nền tảng của IRB ( đề tài đang nghiên cứu cũng là một nỗ lực theo hướng này );

2. Giai đoạn 2 : từ 2011 đến 2013 – giai đoạn Hội nhập rộng rãi , VDB chủ yếu sử

dụng Cách tiếp cận nền tảng của IRB với việc thực hiện xếp hạng nội bộ về PD

đối với toàn bộ các DN vừa và nhỏ ; đối với DN lớn thì tham chiếu kết quả xếp

hạng của các tổ chức xếp hạng bên ngoài ( như CIC hoặc các tổ chức xếp hạng quốc tế ). Điều kiện để cách tiếp cận nền tảng IRB trở thành hiện thực đó là

NHNN phải có những hướng dẫn cụ thể về các phương pháp và số liệu chuẩn phù hợp với điều kiện của Việt Nam để xây dựng hệ thống xếp hạng công cụ; Mặt khác, VDB cũng cần phải tiến hành đo lường PD cho mỗi hạng xếp ( khi điều kiện về thời gian của dữ liệu cho phép). Ngoài ra, VDB cũng cần nghiên

cứu thử nghiệm nâng cấp hệ thống xếp hạng tín nhiệm theo cách tiếp cận nâng cao IRB cho tất cả các loại rủi ro cơ bản, có sự tư vấn của chuyên gia quốc tế. 3. Giai đoạn 3 : Từ sau 2013 – giai đoạn kinh tế phát triển ổn định và Hội nhập

sâu vào nền kinh tế thế giới, chủ yếu sử dụng Cách tiếp cận cải tiến của IRB ( xếp hạng nội bộ cả PD, LGD và EAD ) đối với tất cả các DN vừa và nhỏ, sử dụng kết quả xếp hạng từ các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp đối với các DN lớn.

Như vậy, hệ thống XHTN DN của VDB mà chúng ta dự kiến xây dựng sẽ nằm

giữa giai đoạn 1 và giai đoạn 2 : Sử dụng kỹ thuật chấm điểm xếp hạng đểxếp hạng tín nhiệm cho tồn bộ các doanh nghiệp vay vốn của VDB, hệ thống này có thểáp dụng cho cả cách tiếp cận nền tảng lẫn nâng cao IRB theo Basel II, một khi có hướng dẫn về số liệu áp dụng tại Việt Nam của NHNN.

Luận văn Thạc sĩ kinh tế 65 Chương III : Giải pháp hoàn thiện …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)