Phương pháp tính điểm 1 Điểm các hạng xếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 83 - 87)

- Thứ nhất : Thực hiện xây dựng hệ thống XHTN doanh nghiệp theo qu

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP TẠI VDB

3.3.2 Phương pháp tính điểm 1 Điểm các hạng xếp

3.3.2.1 Điểm các hạng xếp

Trên cơ sở tham khảo điểm của từng hạng trong các hệ thống XHTNDN của các NHTM, với những giả định hợp lý sau :

- Tổng số DN trong một hạng không được vượt quá 30% tổng số DN được xếp hạng ;

- Nhằm mục tiêu quản lý chặt chẽ rủi ro, các hạng xếp cho các khoản vay “ có vấn đề “ nên được chia ra ở mức nhỏ nhất có thể ( các hạng C, CC và CCC có giới hạn điểm chấm thấp nhất, các hạng càng lớn thì giới hạn điểm càng lớn) ;

- Dưới một mức điểm nhất định phải dẫn tới phá sản DN - ứng với hạng D,

mức này không thể quá thấp ( đề xuất ở đây là dưới 25 điểm, phù hợp với mức bình quân tại các NHTM Việt Nam hiện nay là từ dưới 23 đến dưới 35 điểm/100 điểm

như đã phân tích tại Chương II, có tính đến u cầu hỗ trợ phát triển cho DN của

VDB) ;

Từ đây chúng ta xây dựng được Bảng các mức xếp hạng được thể hiện cụ thể tại Phụ lục 9.1.

3.3.2.2 Qui mô doanh nghiệp

Theo Phụ lục 9.2, trong 04 tiêu chí đang xét, trọng số giảm dần theo thứ tự Doanh thu (40%), Vốn kinh doanh (30%), Tổng tài sản (15%) và Lao động (15%).

- Nếu Tổng điểm qui mơ ≥ 70 điểm : Doanh nghiệp có qui mơ Lớn ;

- Nếu Tổng điểm qui mô từ 30 đến 69 điểm : Doanh nghiệp có qui mơ Vừa; - Nếu Tổng điểm qui mơ dưới 30 điểm : Doanh nghiệp có qui mơ Nhỏ. Kết quả phân loại qui mô doanh nghiệp này sẽ được đưa vào để điều chỉnh các chỉ số tài chính theo từng ngành cụ thể.

3.3.2.3 Các chỉ số tài chính

Theo Phụ lục 9.3 , các bảng chỉ số tài chính được phân theo ngành và qui mô ( Bảng 9.3.1 – ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Bảng 9.3.2 – ngành Thương mại - Dịch vụ, Bảng 9.3.3 – ngành Xây dựng, Bảng 9.3.4 – ngành Công nghiệp ).

Luận văn Thạc sĩ kinh tế 75 Chương III : Giải pháp hồn thiện …

Nhóm chỉ số Thanh tốn và Hoạt động tính bằng đơn vị. Nhóm chỉ số Địn cân nợ và Thu nhập tính bằng phần trăm (%).

Trọng số cao nhất thuộc về nhóm các chỉ số thu nhập (12%), vì đây là các chỉ số thể hiện khả năng sinh lợi của DN. Mức cao kế tiếp thuộc về hai nhóm chỉ số

thanh tốn và địn cân nợ (10%), vì chúng thể hiện khả năng trả nợ và cấu trúc tài

chính của DN ( tương ứng với mức sinh lợi đã có được ) – hai tiêu chí được các ngân hàng rất quan tâm vì chúng liên quan trực tiếp đến rủi ro tín dụng và rủi ro tài chính. Mức trọng số thấp nhất thuộc về các chỉ số hoạt động (8%).

Thật ra, khi phân tích về đặc thù hoạt động của VDB, ta đã thấy việc cho vay với lãi suất thấp và hỗ trợ sau đầu tư đều trực tiếp góp phần làm gia tăng các chỉ số thu nhập. Nhưng như phần định hướng đã nêu, vì chưa có những kiểm chứng bằng số liệu thống kê, vả lại ta đã đưa tác động tích cực này vào xem xét ở nhân tố Mức độ được VDB hỗ trợ, nên ở đây ta bỏ qua khơng xét đến.

3.3.2.4 Các chỉ tiêu phi tài chính

Phụ lục 9.4 biểu thị cách chấm điểm tổng hợp cho các chỉ tiêu phi tài chính. Phụ lục 9.5 biểu thị cách chấm điểm chi tiết cho các chỉ tiêu này.

● Tầm quan trọng của các chỉ tiêu được thể hiện qua trọng số của chỉ tiêu đó

trong tổng điểm là 100. Thứ tự như sau : ( Phụ lục 9.4 )

- Năng lực quản lý ( 20 điểm ) : Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong số các

chỉ tiêu phi tài chính, bởi vì nhân tố này có tác động quyết định lên mọi nhân tố khác cả trong quá khứ , hiện tại và tương lai của DN ( sau khi bỏ qua các chỉ tiêu tài chính ). Vì thế chỉ tiêu này có trọng số cao nhất.

- Vị thế doanh nghiệp ( 18 điểm ) và Phân tích dịng tiền ( 13 điểm ) là hai tiêu

chí được xếp lần lượt kế tiếp vì chúng đo lường “ sức mạnh thực tiễn “ của DN cả

về khía cạnh ngân sách lẫn năng lực cạnh tranh. Trong đó Vị thế DN đánh giá thực lực toàn diện của DN, cịn Phân tích dịng tiền đánh giá thực lực về khả năng trả nợ của DN.

- Xu hướng tăng trưởng (12 điểm ) và Loại hình cho vay ( 10 điểm ) : Được xếp sau đó vì chúng thể hiện khả năng phát triển trong tương lai của DN, chứ không

phải thực lực hiện tại như hai chỉ tiêu trên. Loại hình cho vay chỉ đứng thứ năm vì, tuy quyết định đầu tư dự án là loại quyết định về chiến lược phát triển của một DN, nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của DN trong cả trung hạn và dài hạn, nhưng phần lớn nó chỉ được xem xét như một tiềm năng phát triển. Còn khi dự án đã thật sự

được đưa vào khai thác sử dụng thì hiệu quả thực của dự án sẽ được chuyển hóa vào

các chỉ tiêu khác như : Chỉ số thu nhập, chỉ số hoạt động, vị thế doanh nghiệp ( thị phần )….

- Mức độ được VDB hỗ trợ ( 9 điểm) được xếp kế tiếp vì nó có tác động đáng kể lên xếp hạng DN ( như đã phân tích ở Chương II), tuy khơng trực tiếp thể hiện

năng lực của DN. Mức 9 điểm cũng là một mức điểm đáng kể cho xếp hạng, với số

điểm bình quân một hạng là 10/100.

- Uy tín quan hệ ( 7 điểm ) : Là tiêu chí được xếp kế tiếp vì, như đã phân tích tại Mục 3.3.1.9 , tuy nhân tố này có thể tạo cho DN lợi thế tiếp cận nguồn tín dụng , nhưng nó lại phụ thuộc chủ yếu vào năng lực SXKD của chính DN, trong khi năng lực SXKD được thể hiện thông qua chỉ tiêu năng lực quản lý và một số chỉ số tài chính ( như hiệu quả hoạt động, thu nhập). Vì vậy tác động của tiêu chí này lên xếp hạng DN khơng thật cao.

- Chấp hành qui định ( 6 điểm ) tuy là tiêu chí cần thiết đưa vào nhằm hạn chế rủi ro tín dụng từ khía cạnh pháp lý, cũng như phù hợp với định hướng cho vay của một ngân hàng chính sách của Nhà nước như VDB, nhưng trong số các tiêu chí ảnh

hưởng đến rủi ro mất KNTT của DN, đây là tiêu chí có tác động không đáng kể.

- Sáng chế, đổi mới ( 5 điểm ) tuy được xếp cuối cùng, nhưng đây chỉ là thứ tự tạm thời phù hợp với điều kiện trước mắt. Theo thời gian, tiêu chí này sẽ có tầm quan trọng ngày càng lớn. Chi phí nghiên cứu nằm trong Chi phí trả trước dài hạn ( tài khoản 242, được thuyết minh chi tiết tại Mục 14 , theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC, tr 27).

● Liên quan đến cách chấm điểm chi tiết trong từng tiêu chí ( Phụ lục 9.5 ), chúng ta giải thích thêm một số nội dung sau :

Luận văn Thạc sĩ kinh tế 77 Chương III : Giải pháp hoàn thiện …

-Chỉ tiêu về Năng lực quản lý và Loại hình cho vay được phân theo 03 loại -

Loại 1, Loại 2 và Loại 3 có chất lượng định tính từ cao đến thấp, theo đánh giá chủ quan của người xếp hạng.

- Phân tích dịng tiền : Tỷ số nhu cầu thiết yếu thể hiện lượng tiền mặt DN thực có để trang trải những nhu cầu thiết yếu, với mức tiền mặt còn thiếu của tỷ lệ

0,8 đến 1,0 có thể được trang trải bằng Khoản phải thu là hoàn toàn khả thi, vì vậy

từ mức này đã có điểm thêm.

Tỷ số tái đầu tư được phân làm hai trường hợp để phân tích. (1) Đối với xếp hạng DN khi khơng có khoản đầu tư lớn ( chi tiêu vốn chỉ là các khoản chi phí vận

hành như chi phí bảo dưỡng, duy tu thiết bị máy móc, cơng cụ dụng cụ … ) thì yêu

cầu tối thiểu của tỷ số này phải là 0,8 để bảo đảm hoàn toàn khả năng tái đầu tư từ nguồn vốn nội bộ. (2) Đối với trường hợp có khoản đầu tư xây dựng cơ bản lớn, yêu cầu tối thiểu về vốn tự có của DN phải là 15%. Vì vậy, ta có được các giá trị biểu thị tại Phụ lục 9.5.

Tỷ số Tiền mặt trên thu nhập có giá trị tối thiểu là 80%.

-Xu hướng tăng trưởng : Trong tiêu chí này, lưu chuyển tiền thuần từHĐKD

năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ dòng tiền của DN lúc này đã tương đối dư dả, áp lực về thanh toán các nghĩa vụ cũng như các khoản chi ra đã giảm nhiều so với các khoản thu về, ứng với giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Trong tình

trạng này, khả năng trả nợ của DN là cao nhất (100 điểm). Lãi từ năm sau cao hơn năm trước thể hiện tăng trưởng về thu nhập của DN, thu nhập tăng có nghĩa là khả năng trả nợ của DN tăng lên, tuy rằng chưa chứng tỏ được áp lực thanh toán các nghĩa vụ giảm xuống, giai đoạn này ứng với giai đoạn bão hòa của chu kỳ kinh

doanh (50 điểm). Tăng trưởng về doanh thu tuy chưa khẳng định được gia tăng thu nhập, nhưng đã chứng tỏ DN có khả năng cạnh tranh, phát triển thị phần và thường

ứng với giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ kinh doanh (20 điểm).

- Mức độ được VDB hỗ trợ : Được xác định theo trọng số của các tỷ lệ vốn

TDĐT, vốn TDXK và vốn được hỗ trợ sau đầu tư. Giả định vay ngắn hạn bình quân là 50 triệu đồng ( tđ), vay dài hạn bình quân 100 tđ, TDXK bình quân là 30 tđ,

TDĐT bình quân là 80 tđ. Điểm tính của nhân tố này là : [80/(100+50)]*100 +

[30/(100+50)]*70 = 67,33.

- Tổng mức dư nợ bình quân : Là mức dư nợ bình qn tính cho tất cả các

khoản vay ngắn hạn và dài hạn trong năm.

Các tiêu chí cịn lại được thể hiện với nội dung rõ ràng và điểm chấm chi tiết trong phụ lục 9.5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 83 - 87)