Đánh giá kết quả xếp hạng giữa hai hệ thống xếp hạng cũ và mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 89 - 90)

- Thứ nhất : Thực hiện xây dựng hệ thống XHTN doanh nghiệp theo qu

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP TẠI VDB

3.4.2 Đánh giá kết quả xếp hạng giữa hai hệ thống xếp hạng cũ và mớ

* Cho DN A vay vốn TDXK :

- Về tổng thể, cả hai Hệ thống đều đánh giá tương đối trùng nhau về hạng xếp ( Hệ thống cũ hạng C, Hệ thống mới hạng CCC). Nhưng với các tiêu chí đưa ra xem xét xếp hạng chi tiết, đầy đủ và chặt chẽ hơn, Hệ thống mới tỏ ra có ưu thế hơn so với Hệ thống cũ về phương diện quản lý rủi ro.

- Với tổng điểm 65 và hạng C của Hệ thống cũ, do ở trên mức 50 nên nếu chỉ nhìn vào hạng xếp thì DN này hồn tồn có thể được vay vốn TDXK. Còn với Hệ thống mới, với điểm xếp hạng là 35, thuộc hạng CCC là hạng : “ Rủi ro rất cao. Tất

cả các khoản vay mới đều bị từ chối, mọi khoản vay đều được theo dõi một cách

chặt chẽ. Đã xuất hiện nợ quá hạn, nhưng nhìn chung đa số các khoản thanh tốn

vẫn có khả năng thực hiện “ ( Phụ lục 9.1 ); tức là VDB không thể cho DN vay

thêm bất kỳ khoản vay nào. Trong thực tế, DN này có hai năm gần đây hoạt động

khơng có lãi – khơng thỏa điều kiện đầu vào, vì vậy cũng khơng thể cho vay thêm.

Điều này chứng tỏ Hệ thống mới phản ánh tốt hơnvềrủi ro tín dụng của DN so với Hệ thống cũ.

Luận văn Thạc sĩ kinh tế 81 Chương III : Giải pháp hoàn thiện …

* Với DN B vay vốn TDĐT, hạng B là hạng : “ Rủi ro cao. DN suy giảm khả

năng trả nợ trong ngắn hạn. Những hạn mức tín dụng có thể đều đã được DN rút

hết cả ở tại VDB lẫn các ngân hàng khác; Tuy nhiên DN vẫn bảo đảm tốt các khoản

thanh toán”( Phụ lục 9.1 ). Kết quả xếp hạng này đã phản ánh khá trung thực tình

hình thực tế tại DN B. DN này là một DN sản xuất phân bón từ xử lý rác thải, thực chất hoạt động khá hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh thuận, với nhiều lợi thế cá biệt,

nhưng do đang ở trong quá trình đầu tư phát triển mạnh SXKD để chiếm lĩnh thị trường, kèm theo chính sách trả chậm nên DN hiện đang rất “ khát vốn “. DN này đã từng được VDB xử lý gia hạn nợ. Do vậy, VDB có thể cho vay, nhưng cần hết

sức thận trọng vì các khoản vay này có độ rủi ro cao, do đó rất cần phải bổ sung những tài sản bảo đảm có chất lượng và giám sát chặt chẽ tình hình SXKD của DN.

* Cả hai dự án trên đều có hạn mức tín dụng khá cao tại Chi nhánh NHPT Ninh Thuận ( trên 2 tỷ và trên 23 tỷ đồng), nhưng lại cùng được xếp ở hạng có độ rủi ro cao. Điều này không mâu thuẫn với thực tế, bởi Ninh thuận là một tỉnh có tất cả các huyện đều thuộc địa bàn kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn, phần lớn các DN hoạt động tại đây đều thuộc hạng nhỏ, năng lực SXKD và tiềm lực tài chính cịn rất hạn chế. Điều đó cũng thể hiện tính đúng đắn của Hệ thống xếp hạng mới.

Từ những nhận xét trên, ta thấy Hệ thống xếp hạng mới đã phản ánh và định

lượng mức độ rủi ro tín dụng của các DN tốt hơn so với hệ thốngxếp hạng cũ cũng

như hỗ trợ cho việc quản lý rủi ro của từng DN và toàn danh mục tốt hơn. Tuy

nhiên, để đáng tin cậy hơn, VDB cịn cần phải có những nghiên cứu bổ sungtrước khi đưa Hệ thống mới này vào sử dụng phổ cập toàn ngành.

3.5 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO ĐẢM TÍNH KHẢ THI CỦA HỆ THỐNG XHTNDN TẠI VDB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)