Qui mô doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 76 - 83)

- Thứ nhất : Thực hiện xây dựng hệ thống XHTN doanh nghiệp theo qu

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP TẠI VDB

3.3.1.7 Qui mô doanh nghiệp

Qui mơ DN được xem xét trên các khía cạnh : Nguồn vốn chủ sở hữu, Doanh

thu thuần hàng năm, Tổng tài sản và Số lao động của DN.

Qui mô doanh nghiệp được phân chia thành 3 loại cơ bản : DN lớn, DN vừa và DN nhỏ.

Tiêu chí về Qui mô DN được thể hiện tại Phụ Lục 9.2 , sau khi tham khảo hệ thống XHTNDN tại các NHTM trong nước và quốc tế .

Có 10 chỉ số tài chính cần được xem xét khi chấm điểm XHTNDN tại VDB,

được phân vào 04 nhóm chỉ số tài chính cụ thể như sau .

* Các chỉ số thanh toán :

Nên bỏ hai chỉ số thanh toán dài hạn và thanh toán tổng quát mà VDB đang xem xét khi chấm điểm xếp hạng hiện nay, vì hai chỉ tiêu này không thật sự là những chỉ số thiết yếu. Chỉsố thanh toán dài hạn đã được thể hiện một cách nghịch biến qua chỉ số thanh toán ngắn hạn ( chỉ số thanh toán dài hạn = 1 + ( 1 - chỉ số thanh toán ngắn hạn ) ) ; cịn chỉ số thanh tốn tổng qt chính là nghịch đảo của chỉ số đòn cân nợ.

Chỉ số thanh toán tức thời chỉ nên được sử dụng trong trường hợp kiểm tra “ Tình trạng khẩn cấp “, mặt khác hiện tại chúng tơi chưa có số liệu thống kê chỉ số này theo ngành và qui mơ, vì vậy cũng tạm thời bỏ qua.

Như vậy, có hai chỉ tiêu thanh tốn cần được xem xét đó là :

- Chỉ số t.toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn - Chỉ số t.toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho–

Phải thu khó địi )/Nợ ngắn hạn

* Các chỉ số hoạt động :

03 chỉ số hoạt động hiện đang được VDB áp dụng là hợp lý

- Chỉ số Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân - Chỉ số Kỳ thu tiền bình quân = Phải thu bình quân/Doanh thu thuần

- Chỉ số Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản

* Các chỉ số thu nhập :

Trong hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn TDXK chỉ xem xét chỉ số Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu. Đề xuất đưa ra ở đây là cần xem xét cả ba chỉ số : Thu nhập trước thuế/Doanh thu, Thu nhập trước thuế/Tổng tài sản và Thu nhập trước thuế/Vốn chủ sở hữu.

* Các chỉ số đòn cân nợ :

Hệ thống xếp hạng của VDB hiện nay xem xét hai chỉ số đòn cân nợ là Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu và Nợ quá hạn/Tổng dư nợ vay. Nhưng như đã phân tích ở

Luận văn Thạc sĩ kinh tế 69 Chương III : Giải pháp hoàn thiện …

Chương II, chỉ số Nợ quá hạn/Tổng dư nợ thể hiện đặc điểm về Quan hệ tín dụng hơn là đặc điểm về Cấu trúc vốn của DN, vì vậy nên bỏ qua. Trong khi đó chỉ số Nợ

phải trả/Tổng tài sản lại cần được đưa vào vì chỉ tiêu này thể hiện được đặc điểm về cấu trúc vốn của DN.

Như vậy, hai chỉ số đòn cân nợ cần được xem xét là : Nợ phải trả/Tổng tài sản

và Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu.

3.3.1.9 Các chỉ tiêu phi tài chính

Ngồi những điểm hạn chế chủ yếu của hệ thống XHTN DN các NHTM đã

được đề cập tại Chương II,kết hợp với những phân tích về hạn chế trong hệ thống XHTN DN hiện nay ởVDB tại Chương II, trước khi đề xuất những nội dung cụ thể

ở chỉ tiêu này, chúng ta xem xét thêm một số vấn đề sau :

- Về năng lực sản xuất kinh doanh ( tiêu chí hiện đang được xem xét trong hệ thống chấm điểm xếp hạng của VDB bao gồm sự bảo đảm của cơ sở vật chất, chất

lượng và ổn định của lao động, kinh nghiệm trong ngành, môi trường vệ sinh,

phòng cháy chữa cháy ) đã được thể hiện phần lớn qua nội dung về năng lực quản trị doanh nghiệp và các chỉ tiêu về sử dụng tài sản, do đó khơng nên được xem xét thêm một lần nữa.

- Về Uy tín đối với bạn hàng ( VDB đang xem xét ), tiêu chí này một mặt có nội dung thuộc về đạo đức kinh doanh, là một bộ phận trong văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, nằm trong tiêu chí năng lực quản trị ; Mặt khác, và là phần chính yếu lại phụ thuộc vào năng lực thực hiện các giao kết, là kết quả tổng hợp của các chỉ tiêu tài chính. Vì vậy cũng khơng nên xem xét đến tiêu chí này .

Với những diễn giải đã nêu trên, trên quan điểm thiết yếu - tức là bao quát đầy đủ với số chỉ tiêu tối thiểu, nội dung cụ thể của các chỉ tiêu phi tài chính được

đề xuất gồm có 09 chỉ tiêu là : Năng lực quản lý, vị thế DN, phân tích dịng tiền, xu

hướng tăng trưởng, loại hình cho vay, mức độ được VDB hỗ trợ, uy tín quan hệ, chấp hành qui định, sáng chế đổi mới. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt đi sâu phân tích cụ thể các nội dung này.

Năng lực quản lý của DN được thể hiện trên 4 khía cạnh cơ bản là : Hoạch định, Tổ chức, Điều hành và Kiểm tra. Vì vậy, chúng ta tập trung xem xét chấm điểm xoay quanh 4 nội dung này, cụ thể là :

- Hoạch định : Tầm nhìn và Chiến lược kinh doanh ;

- Tổ chức : Mô hình tổ chức, chính sách nhân sự, văn hóa doanh nghiệp , môi

trường làm việc ;

- Điều hành : Lý lịch của Ban giám đốc, bằng cấp, kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm trong ngành của BGĐ, tính năng động sáng tạo và nhạy bén ;

- Kiểm tra : Mơi trường kiểm sốt nội bộ ( hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý chất lượng ISO …).

* Vị thế doanh nghiệp :

Nhân tố Triển vọng ngành mang tính đặc thù ngành và đã được xem xét khi

tính tốn các chỉ số tài chính, vì vậy khơng nên đưa vào đây. Những nội dung còn lại cần được xem xét của tiêu chí này là : Lợi thế cá biệt ( bao gồm thương hiệu, địa thế kinh doanh, cơng nghệ, chi phí), Thị phần của DN , Số đối thủ cạnh tranh và,

Đặc điểm nhu cầu.

*Phân tích dịng tiền :

Như đã phân tích tại Chương II, các chỉ số dịng tiền nhìn chung tuy có được

nhìn nhận trong đánh giá xếp hạng nhưng chỉ với mức độ còn tương đối hạn chế . Tham khảo có chọn lọc từLuận văn “ Đánh giá về tính hữu dụng của Báo cáo

dịng tiền tại các Cơng ty Nam Phi bằng công cụ chỉ số dòng tiền “ của Leonie

Jooste ( tóm tắt tại Phụ lục 8 ), ta chọn lấy ba tỷ số dịng tiền đo lường ba khía cạnh quan trọng nhất của đặc điểm SXKD của một doanh nghiệp, đó là tính Thanh khoản, khả năng Quản trị tài sản và Chất lượng của Thu nhập, cụ thể là :

Tỷ số Nhu cầu thiết yếu = ( Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD + Tiền chi trả

lãi vay )/( Chi phí lãi vay + Vay và nợ ngắn hạn + Lãi cơ bản trên cổ phiếu). Tỷ số này thể hiện khả năng bảo đảm trả lãi, những nghĩa vụ đến hạn và chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Nó đo lường tính thanh khoản trong ngắn hạn của doanh nghiệp,

Luận văn Thạc sĩ kinh tế 71 Chương III : Giải pháp hoàn thiện …

của tử số lấy từ bảng lưu chuyển tiền tệ. Chi phí lãi vay và Lãi cơ bản trên cổ phiếu lấy từ báo cáo kết quả HĐKD. Vay và nợ ngắn hạn lấy từ bảng cân đối.

Tỷ số Tái đầu tư = (Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD – Lãi cơ bản trên cổ phiếu – Vay và nợ ngắn hạn )/Chi tiêu vốn . Trong đó Chi tiêu vốn là những khoản tiền dùng để mua sắm, xây dựng TSCĐ, bất động sản đầu tư và các tài sản dài hạn khác ( có trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ ). Một doanh nghiệp chỉ hoạt động thật sự hiệu quả nếu các khoản chi tiêu vốn được tài trợ phần lớn bằng vốn nội bộ, đồng thời các khoản khấu hao và trả dần có tác động khơng lớn đến dịng tiền mặt hoạt

động. Nếu có một sự suy giảm cả ở tỷ số tiền mặt trên thu nhập lẫn tỷ số tái đầu tư

thì có thể khẳng định, DN hiện đang khơng thể duy trì hoặc khơng tạo ra đủ tiền mặt

để duy trì cơ sở tài sản của nó.

Tỷ số Tiền mặt trên Thu nhập = Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD/Lợi nhuận

sau thuế TNDN. Thu nhập có thể bao gồm cả những khoản phi tiền mặt như doanh thu trả góp, khấu hao, những khoản đánh giá lại và những khoản trả dần. Tỷ số Tiền mặt trên Thu nhập đã loại bỏ được những khoản thu nhập phi tiền mặt nói trên. Như vậy, tỷ số này đo lường được Chất lượng của thu nhập.

* Xu hướng tăng trưởng :

Nhân tố này đánh giá về xu hướng tăng trưởng của dòng tiền hoạt động -để

bảo đảm trả nợ, tăng trưởng của doanh thu - thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị phần, và tăng trưởng của lợi nhuận trước thuế- mức độ gia tăng thu nhập.

* Loại hình cho vay :

Sau khi tham khảo Phụ lục 4 của Khuôn khổ sửa đổi vốn Basel II về Tiêu chuẩn chỉ dẫn giám sát khi cho vay dự án, với lưu ý phải bỏ qua tất cả những gì thuộc đặc điểm giao dịch và cả rủi ro quốc gia, chúng ta đưa ra những đề xuất cụ thể

như sau :

- Đối với cho vay vốn TDXK cần xem xét các tiêu chí : Tính khả thi của

phương án kinh doanh ( nguồn cung, công nghệ chế biến, nguồn cầu của thị trường

tiêu thụ, giá cả, mạng lưới tiêu thụ ), rủi ro tỷ giá, khả năng bảo đảm nguồn vốn lưu

- Đối với cho vay vốn TDĐT có các tiêu chí : Hiệu quả kinh tế của dự án (

IRR, NPV, B/C, độ nhạy cảm, độ rủi ro của dự án trước các biến động) , Tính khả

thi của các nguồn tài trợ, Khả năng trả lãi trong thời gian ân hạn ( Thu nhập trước thuế và lãi/Lãi ).

* Mức độ được VDB hỗ trợ :

Từ phân tích tại Chương II cho chúng ta thấy là : Các hình thức hỗ trợ của VDB có mức độ tác động lên kết quả xếp hạng DN là rất đáng kể và tăng dần theo

thứ tự : Hỗ trợ sau đầu tư, cho vay TDXK, cho vay TDĐT, bảo lãnh. Bảo lãnh chúng ta đã xét độc lập ở mục 3.3.1.6. Ba hình thức hỗ trợ cịn lại cần được xem xét cụ thể trong tiêu chí Mức độ được VDB hỗ trợ.

* Uy tín quan hệ của DN với ngân hàng :

Về uy tín quan hệ, đây là một tiêu chí được nhiều ngân hàng quan tâm xem

xét. Có 03 điểm cần nói thêm về tiêu chí này là :

-Quan hệ theo chiều sâu : Mối quan hệ của DN với ngân hàng càng lâu năm,

càng uy tín trong trả nợ hoặc/và DN càng đóng góp nhiều cho ngân hàng, thơng qua chính sách khách hàng của ngân hàng, DN càng nhận được nhiều ưu đãi về điều kiện tín dụng, điều này cũng tương tự như DN được đối xử ở một mức rủi ro thấp

hơn thực tế ;

-Quan hệ theo chiều rộng : Nếu DN có quan hệ với càng nhiều ngân hàng, do

áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng, DN có thể nhận được cơ hội về điều kiện tín dụng thuận lợi hơn, điều này đồng nghĩa với việc DN được đánh giá ở mức rủi ro thấp hơn thực tế so với khi nó khơng có nhiều mối quan hệ ;

-Thực lực của DN quyết định mối quan hệ : Hai điểm đã nêu trên chỉ thực sự

có ý nghĩa khi DN có năng lực SXKD tốt ( đạo đức kinh doanh cũng có ảnh hưởng

nhưng khơng quyết định ). Năng lực SXKD của DN càng mạnh thì “ hiệu ứng giảm

nhẹ rủi ro của uy tín quan hệ “ càng lớn. Năng lực SXKD càng yếu thì “ hiệu ứng giảm nhẹ rủi ro của uy tín quan hệ “ không những giảm dần mà, nếu quá một giới hạn nhất định sẽ gây phản tác dụng ( tức là trở thành hiệu ứng ngược, năng lực SXKD của một DN giảm đến một ngưỡng nhất định sẽ khơng có ngân hàng nào

Luận văn Thạc sĩ kinh tế 73 Chương III : Giải pháp hoàn thiện …

muốn cho vay). Điều này cũng chứng tỏ tiêu chí về uy tín quan hệ chỉ có vai trị thứ yếu so với các chỉ số tài chính.

Ba đặc điểm này giúp chúng ta định hướng một cách tập trung và có căn cứ để đưa ra những nội dung cơ bản cần xem xét tại tiêu chí này. Bốn nội dung chi tiết

chủ yếu được đề xuất xem xét là : Số ngân hàng mà DN đang quan hệ giao dịch, Uy

tín về trả nợ của DN, Thâm niên quan hệ của DN với VDB, Tổng mức dư nợ bình

quân (tại Chi nhánh xếp hạng) ( hai nội dung : Thâm niên lâu nhất với một ngân

hàng khác, Mức dư nợ tại ngân hàng khác cũng cần xem xét, nhưng do khó xác định

được trong thực tế nên ta bỏ qua).

* Chấp hành qui định :

Nội dung của tiêu chí này gồm : Nộp ngân sách đầy đủ, Không vi phạm trong hạch toán nộp Ngân sách, Sử dụng vốn đúng mục tiêu. Nếu vi phạm những nội dung này, DN có thể bị rủi ro pháp lýhoặc xa rời lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, cả hai

đều tác động xấu đến thu nhập của DN.

* Sáng chế đổi mới :

Như đã đề cập ở Chương II, Sáng chế và Đổi mới mặc dù là nội dung chưa được chú trọng nhiều tại các DN Việt Nam hiện nay, nhưng thật ra đây lại là một

trong những nhân tố chủ chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của một DN. Hơn thế nữa, với định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam trong hội nhập thông qua nguồn vốn TDXK và TDĐT, nội dung này nên được đưa vào xem xét khi chấm điểm XHTN DN tại VDB, tất nhiên ban đầu chỉ mang tính khuyến khích và càng về sau trọng số của nhân tố này càng phải được gia tăng.

Tỷ lệ chi phí dành cho nghiên cứu phát triển trên Doanh thu đạt mức tối ưu tại một giá trị nhất định ( tại đó tổng lợi nhuận/tổng chi phíđạt giá trị cao nhất), vượt

quá giá trị này hiệu quả SXKD của DN lại giảm xuống bởi vì hoạt động đổi mới ln gắn với rủi ro và có thể thất bại. Theo nghiên cứu của D.Czarnitzki và K.Kraft (2003) sau khi quan sát từ 5.305 trường hợp tại 2.947 DN khác nhau tại Đức thì tỷ lệ này là 13% . Trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay, tỷ lệ này được chúng tôi đề xuất là 10% .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)