Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 59 - 61)

- Thứ nhất : Thực hiện xây dựng hệ thống XHTN doanh nghiệp theo qu

6- Thiếu xem xét yếu tố về hoạt động sáng chế đổi mớ

2.3.6.1 Kết quả đạt được

Thứ nhất :Hệ thống XHTN DN bước đầu đã đáp ứng được một số yêu cầu về quản lý rủi ro tín dụng

Qua phân tích ta thấy, hệ thống XHTN DN hiện tại của VDB xây dựng theo cách tiếp cận Tiêu chuẩn chỉ dẫn giám sát- của phương thức tiếp cận IRB, với 05 hạng người vay ( 04 hạng đạt yêu cầu và 01 hạng mất KNTN), từ đó xác định được các hệ số rủi ro đáp ứng theo tiêu chuẩn chỉ dẫn giám sát theo hướng dẫn tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Đã định hình tương đối rõ nét mối tương quan giữa hệ thống

Luận văn Thạc sĩ kinh tế 51 Chương II : Thực trạng xếp hạng…

XHTN DN trong tổng thể hoạt động cho vay TDXK của VDB. Trong các nội dung chấm điểm xếp hạng, đã quan tâm chú ý đến những yêu cầu liên quan đến một số nội dung chính trong thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.

Thứ hai : Hệ thống XHTN DN được thiết lập nhằm định hướng phát triển trong cách

tiếp cận IRB của Basel

Mặc dù được xây dựng theo cách tiếp cận tiêu chuẩn chỉ dẫn giám sát, nhưng hệ thống XHTN DN của VDB đã có định hướng phát triển rõ nét tới các cách tiếp cận IRB cao hơn, thể hiện cụ thể qua việc xem xét chấm điểm mọi nhân tố (định lượng và định tính) có tác động lên rủi ro mất KNTN của DN. Định hướng này tạo thuận lợi cho việc chuyển từ tiếp cận theo tiêu chuẩn chỉ dẫn giám sát sang cách tiếp cận nền tảng và nâng cao sau này.

Thứ ba : Phương pháp XHTN DN phù hợp với điều kiện thực tiễn

Giống như các NHTM ở Việt Nam khác, hệ thống XHTN DN tại VDB cũng sử dụng phương pháp chấm điểm tín dụng xếp hạng, bao gồm các nhân tố định lượng (các tỷ số tài chính ) và một vài nhân tố định tính ( như các chỉ tiêu phi tài chính ). Phương pháp này vừa bảo đảm sự phù hợp của kết quả xếp hạng với đặc thù hoạt động của VDB, vừa xếp hạng được tất cả các DN đang vay, lại cóđược độ linh hoạt nhất định khi cần điều chỉnh phương pháp xếp hạng.

Thứtư : Đáp ứng được những yêu cầu do Basel qui định

Thực hiện tương đối đúng theo qui định của Basel cả về phân cấp xếp hạng, thời gian và thời điểm tiến hành xếp hạng. Việc ứng dụng kết quả xếp hạng VDB cũng thực hiện giống như các NHTM khác ở Việt Nam, đó là dùng để thẩm định dự án, quyết định cho vay, quản trị rủi ro và thực hiện chính sách khách hàng.

Thứ năm : Các chỉ số tài chính được xem xét trên cả bốn nhóm chủ yếu

Bốn nhóm chỉ số tài chính chủ yếu : Khả năng thanh tốn, Hoạt động, Thu nhập vàĐòn bẩy cũng được xem xét, đánh giá. Điều này làm cho kết quả xếp hạng trở nên khách quan vàđúng đắn hơn.

Nhiều chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá xuất phát từ thực tiễn và theo qui định của Basel như : Năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh, uy tín …

Thứ bảy : Có xem xét các nhân tố mang tính đặc thù của TDXK

Hệ thống XHTN DN đã tập trung phân tích, đánh giá các nhân tố mang tính đặc thù trong hoạt động TDXK của VDB như : Sử dụng vốn lưu động, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu, uy tín với nhà cung cấp – tiêu thụ trong nước, uy tín với nhà nhập khẩu nước ngồi …Nhờ đó, kết quả xếp hạng phản ánh được đặc thù hoạt động của VDB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 59 - 61)