- Thứ nhất : Thực hiện xây dựng hệ thống XHTN doanh nghiệp theo qu
6- Thiếu xem xét yếu tố về hoạt động sáng chế đổi mớ
2.3.6.2 Những mặt còn hạn chế
Nói chung, hệ thống XHTN DN của VDB hiện nay còn nhiều hạn chế, cụ thể là:
Thứ nhất : Cách tiếp cận đo lường rủi ro tín dụng cịn đơn giản
Với việc sử dụng cách tiếp cận Tiêu chuẩn chỉ dẫn giám sát trong xếp hạng DN – chỉ có 05 hạng xếp, rõ ràng so với hầu hết các NHTM ở Việt Nam hiện nay, hệ thống XHTN DN của VDB kém nhạy cảm với rủi ro tín dụng hơn, và chưa sẵn sàng cho các cách tiếp cận IRB cao cấp hơn ( nền tảng và nâng cao ).
Thứ hai : Một hệ thống xếp hạng chỉ dành cho TDXK
Hệ thống XHTN DN hiện nay tại VDB chỉ mới dành cho các DN vay vốn TDXK, mà chưa áp dụng cho DN vay vốn TDĐT, lĩnh vực truyền thống của VDB và có mức dư nợ gấp năm lần TDXK. Đây là một bất cập lớn.
Thứ ba : Tính cân đối giữa tổng điểm chấm về chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài
chính chưa hợp lý
Hệ thống XHTN DN của VDB thiếu sự cân đối về tỷ lệ giá trị điểm chấm giữa các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính. Tổng số điểm tối đa của các chỉ số tài chính tại xếp hạng của VDB là 23 điểm ( trên tổng điểm tối đa là 100 ). Trong khi con số này của BIDV, VietinBank và VCB lần lượt là 35(100), 55(100) và 60(100) đối với các báo cáo tài chính được kiểm tốn ( xem lại PL4).
Mất cân đối này có thể do khả năng đo lường rủi ro tín dụng của hệ thống XHTN DN VDB hiện nay còn hạn chế, khi ấy vai trị của nhân tố kinh nghiệm chun mơn của người xếp hạng được đề cao, nhưng cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro về đạo đức
Luận văn Thạc sĩ kinh tế 53 Chương II : Thực trạng xếp hạng…
nghề nghiệp. Thực tế xếp hạng tại hầu hết các ngân hàng quốc tế đều cho thấy, tỷ lệ tổng điểm của các chỉ tiêu tài chính trên tổng điểm xếp hạng đều trên 50% (với các ngân hàng tại các quốc gia phát triển là trên 70%). Như vậy, cần xem xét lại tỷ lệ này để bảo đảm tính cân đối và sự phù hợp với điều kiện cho vay của VDB.
Thứ bốn : Thiếu bộ phận quản lý rủi ro độc lập
Về tổ chức, VDB còn thiếu bộ phận quản lý rủi ro tín dụng độc lập cả ở cấp Chi nhánh lẫn cấp Hội sở chính. Điều này trái với qui định của Basel và thực tiễn XHTN DN của các NHPT trên thế giới và NHTM Việt Nam.
Thứ năm : Chưa phân biệt thời gian tiến hành xếp hạng cho các khoản vay
Chưa có sự phân biệt về thời gian xem xét xếp hạng lại định kỳ đối với các khoản vay có giá trị lớn và khoản vay giá trị nhỏ.
Thứ sáu : Ứngdụng kết quả xếp hạng còn hạn chế
Cũng như hầu hết các NHTM Việt Nam khác, kết quả xếp hạng tại VDB chưa được sử dụng để thiết lập hạn mức tín dụng, định giá khoản vay và xây dựng chiến lược kinh doanh, tính tốn hiệu quả sử dụng vốn và, phân tích “ tình huống khẩn cấp “.
Thứ bảy : Phân tích các chỉ số tài chính cịn thiếu và đơi khi chưa hợp lý
-Về chỉ số “Nợ quá hạn/Tổng dư nợ” : Cũng như các NHTM, VDB đãđưa chỉ
số này vào Mục đòn cân nợ là khơng hợp lý, bởi vì cơng thức trên biểu thị mức độ tín nhiệm của DN đối với VDB hơn là biểu thị về tính “địn bẩy” của cấu trúc vốn.
- Về chỉ số “ thanh toán nhanh” : Cũng giống như BIDV, VDB chưa loại trừ
Khoản phải thu khóđịi trong tính tốn chỉ số này.
-Về chỉ số “thanh toán tổng quát” :Chỉ số này khơng nhất thiết phải xem xét, vì
nó là nghịch đảo của chỉ sốNợ phải trả/Tổng tài sản đã được đánh giá rồi.
- Về chỉ số Lợi nhuận : Nên bổ sung thêm chỉ số “ Thu nhập trước thuế/Doanh
thu thuần “.
Thứ tám : Còn nhiều hạn chế khi xem xét các chỉ tiêu phi tài chính
-Về các nhân tố xem xét trong XHTN DN : Còn nhiều nhân tố quan trọng chưa
được xét đến khi XHTN DN đó là : Qui mơ DN, loại hình DN, thương hiệu – uy tín , xu hướng tăng trưởng, phân tích dịng tiền, sáng chế đổi mới ( rủi ro quốc gia khơng
xét tới là hợp lý vì các khoản cho vay nhà nhập khẩu đều phải có bảo lãnh của Chính phủ hoặc Ngân hàng trung ương của nước sở tại). Nhân tố ngành có được xem xét (Phụ lục 6), nhưng vì chưa gắn với qui mơ nên tính đúng đắn chưa cao.
-Về nguồn thơng tin : Chưa có sự đánh giá về chất lượng nguồn thông tin ( thông
tin đã được kiểm tốn chưa ?) ; Chưa có sự tham khảo về kết quả XHTN DN của các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp trong nước và quốc tế ; cũng như chưa nêu ra vấn đề về dữ liệu dùng chung với các TCTD khác.
- Về quản lý doanh nghiệp : Cần xem xét bổ sung thêm các chỉ tiêu về Chính sách nhân sự - mơi trường làm việc, Tầm nhìn và Chiến lược phát triển, nên bỏ chỉ tiêu “ Uy tín của Ban lãnh đạo đối với nhân viên “. Chỉ tiêu “ Tính khả thi của Phương án SXKD và Dự tốn tài chính “ là cần thiết khi xem xét các DN vay vốn TDĐT.
-Các yếu tố bên ngoài :Nên xem xét bổ sung thêm các chỉ tiêu : Lợi thế cá biệt
(Uy tín, thương hiệu, địa thế kinh doanh, bí quyết cơng nghệ …), Vị thế cạnh tranh , Số đối thủ cạnh tranh, Đặc điểm nhu cầu.
- Năng lực SXKD : Nên bỏ qua chỉ tiêu này vì chỉ tiêu này là tổng hợp của các chỉ số tài chính và chỉ tiêu quản lý DN..
-Chấp hành qui định của pháp luật :Nên có thêm tiêu chuẩn “ Sử dụng vốn vay
đúng mục đích “.
Thứ chín : Chưa xem xét đến tác động của hỗ trợ phát triển lên XHTN DN
Chưa có những phân tích để đánh giá tác động của các hình thức hỗ trợ phát triển từ chính sách TDĐT và TDXK, như bảo lãnh, cho vay TDĐT, cho vay TDXK, hỗ trợ sau đầu tư, đến kết quả XHTN DN nhằm xem xét xếp hạng một cách phù hợp.
Thứ mười : Chưa xem xét vấn đề sửa đổi hệ thống XHTN DN theo thời gian
Trong qui trình xếp hạng chưa có nội dung điều chỉnh, bổ sung hệ thống XHTN DN theo thời gian thông qua kiểm tra định kỳ và đột xuất hoặc từ tổng hợp những đánh giá, nhận xét, góp ý của nội bộ hoặc cơ quan bên ngồi khi có những chứng cứ xác thực.