2.1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi giai đoạn 1988 – 2002
2.1.3. Theo đối tác đầu tư
Trong giai đoạn 1988-1999, cĩ tới 7/10 đối tác đầu tư lớn nhất của Việt nam là các nước Châu Á. Khu vực này chiếm đến 68% số dự án (1092/2800) với vốn đăng ký khoảng 23,6 tỷ USD. Cũng chính các nước Châu Á chiếm đến 5 vị trí đứng đầu trong tốp mười đối tác đầu lớn nhất của nước ta theo thứ tự là Đài loan, Hong kong, Nhật bản, Hàn quốc và Singapore (xem Bảng 2.5 bên dưới).
Riêng các nước trong khu vực ASEAN đã đầu tư vào Việt nam 495 dự án (17,68% số dự án được cấp phép) với vốn đăng ký hơn 10 tỷ USD. Trong số 10 nước đầu tư nhiều nhất vào Việt nam, Singapore đứng hàng thứ năm với tổng số 238 dự án, vốn đăng ký khoảng 5,8 tỷ USD và Thái lan đứng hàng thứ bảy với 126 dự án, vốn đăng ký đạt khoảng 1 tỷ USD. Indonesia và Malaysia tuy khơng nằm trong nhĩm 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt nam nhưng cũng là hai đối tác quan trọng với tổng số 98 dự án và vốn đăng ký đạt khoảng 1,5 tỷ USD.
Nếu phân tích theo từng năm thì sẽ thấy xu hướng thay đổi giữa các đối tác đầu tư vào Việt nam. Nếu như trước thời điểm năm 1997, FDI từ khu vực châu Á và đặc biệt là từ các nước ASEAN chiếm vị thế tuyệt đối thì trong giai đoạn tiếp theo, tức là vào thời kỳ 1998-1999, trung tâm cung cấp FDI cho Việt nam cĩ xu hướng dịch chuyển về phía Châu Aâu và Mỹ. Tính trong suốt giai đoạn từ 1988-1999, Pháp với 149 dự án (vốn đăng ký là 2,14 tỷ USD) đã vượt lên đứng hàng thứ bảy và nước Mỹ chỉ trong vịng 5 năm từ 1994-1999 sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận đã vượt lên hàng thứ 8 với 108 dự án và 1,3 tỷ USD vốn đăng ký.
Bảng 2.5 : Các Đối Tác Đầu Tư Chủ Yếu Của Việt Nam Giai Đoạn 1988 – 1999 Số dự án được cấp phép ĐỐI TÁC Số lượng theo số dự Tỷ trọng án (%) Vốn đăng ký (triệu USD) Vốn pháp định (triệu USD) Xếp hạng (theo số lượng dự án) Đài loan 458 16,36 4.592,2 2.024,4 1 Hồng kơng 306 10,93 3.612,5 1.505,6 2 Nhật bản 270 9,64 3.360,6 1.762,9 3 Hàn quốc 266 9,5 3.149,3 1.197,2 4 Singapore 238 8,5 5.867,4 1.835,9 5 Pháp 149 5,32 2.136,2 1.234,2 6 Thái lan 126 4,5 1.071,7 167,9 7 Mỹ 108 3,86 1.308,9 550,7 8 Úc 92 3,27 1.113,6 454,5 9 Trung quốc 88 3,14 132,6 76,8 10 ASEAN 495 17,68 10.529,6 3.041,6 Châu Á 1.902 67,93 23.652,6 9.936,0 Tổng số 2.800 100 37.088,4 17.048,1 Nguồn: Tổng cục Thống Kê
Ghi chú: Số liệu trong bảng này khơng tính đến các dự án khai thác dầu khí ngồi khơi.
Các số liệu về FDI của năm 2000 cũng phản ánh một cách rõ nét những nhận định ở trên. Trong năm 2000, FDI đến từ Châu Aâu tăng khoảng 60% so với năm 1999, trong đĩ chỉ với dự án khí đốt Nam Cơn Sơn đã thu hút hơn 322 triệu USD của Anh, 166 triệu của USD của Na uy. Ngược lại, tuy khu vực Châu Á vẫn dẫn đầu với 211 dự án, 445,3 triệu USD vốn đăng ký nhưng tập trung chủ yếu vào các nước như Đài loan (138 dự án; 227,4 triệu USD vốn đăng ký), Nhật bản (25 dự án; 80,6 triệu USD vốn đăng ký), Hàn quốc (36 dự án; 67,4 triệu USD vốn đăng ký) và Hong kong với tổng vốn đăng ký là 19,8 triệu USD.
Riêng năm 2001, trong số 10 nước đầu tư vốn lớn nhất vào Việt nam thì cĩ đến 4 nước Châu Aâu và Mỹ. Cụ thể: Hà lan với vốn đầu tư đăng ký là 577,8 triệu USD, tương tự Pháp là 407,1 triệu USD, Mỹ là 110,8 triệu USD và B.V. Island là 57,4 triệu USD. Điều này rất thuận lợi cho nước ta trong sự nghiệp cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa vì những nước trên cĩ tiềm năng lớn về tài chính và cơng nghệ hiện đại.