Chính sách thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 72)

3.3. Các giải pháp khác

3.3.3.1. Chính sách thương mại

Dù xuất khẩu Việt nam tăng nhanh kể từ cuối thập niên 80, nhưng vì nhập khẩu tăng nhanh hơn nên thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai ngày càng lớn. Sự mất cân bằng này đặt ra câu hỏi: Phải chăng sự thâm hụt là hậu quả tất yếu của chiến lược tăng

trưởng dài hạn hay là dấu hiệu của một số vấn đề cơ bản về mặt cơ cấu của nền kinh tế Việt nam? Cách lý giải sau cĩ lẽ đúng hơn bởi thâm hụt thương mại chủ yếu là do hoạt

động thiên về hướng thay thế hàng nhập khẩu của các tổng cơng ty và DNNN.

Chính sách thương mại hiện nay cịn phức tạp và nhìn chung cĩ xu hướng thúc đẩy đầu tư và sản xuất ở những ngành thay thế hàng nhập khẩu cịn đang được bảo hộ. Quan trọng hơn, Chính phủ đã nhiều lần tuyên bố rằng tự do hĩa thương mại là yếu tố trọng tâm của quá trình cải cách kinh tế tiếp tục của mình. Với tư cách là thành viên AFTA, Việt nam đã cam kết sẽ xĩa bỏ hầu hết các hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan đối với các thành viên AFTA kể từ năm 2006. Ngồi ra, Việt nam đã trở thành thành viên APEC tháng 11-1998. Việt nam cũng đã nộp đơn gia nhập WTO và tiến hành một số cải cách thương mại đơn phương với sự hỗ trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB). Tuy nhiên cho tới nay, những hoạt động về tự do hĩa thương mại cịn rất hạn chế. Ví dụ, việc theo đuổi những cam kết của AFTA đã khơng mang lại những động thái tự do hĩa thương mại đáng kể nào trước khi tiến hành giảm thuế vào đầu năm 2000. Đặc biệt, trong khi những quy định và nguyên tắc hiện

hành vẫn cịn những sự phân biệt đối với các doanh nghiệp lớn của Nhà nước hoạt động theo hướng thay thế hàng nhập khẩu, thì điều hết sức quan trọng là khơng nên chỉ

dựa vào cơ chế chính sách hiện nay để đưa ra các quyết định đầu tư cĩ tính dài hạn.

Nếu Việt nam vẫn chưa nhận ra sự mâu thuẫn này thì cĩ nguy cơ khơng hồn thành được các cam kết với AFTA. Chi phí cho việc tự do hĩa sẽ lớn hơn đối với mỗi hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, các tổng cơng ty trong lĩnh vực sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, do vậy làm họ mất đi tính cạnh tranh một cách nhanh chĩng khi các hàng rào thương mại được gỡ bỏ. Khi tình huống xấu nhất xảy ra, cái giá của tự do hĩa thương mại như phá sản, thất thốt vốn, thất nghiệp … sẽ lớn đến mức làm Việt nam khơng thể thực hiện được các cam kết của mình. Vì vậy, cần phải cải cách sâu rộng hơn. Với các cam kết tự do hĩa thương mại hiện nay đối với AFTA và các tổ chức thương mại đa phương khác, cần thúc đẩy việc chuyển dịch từ Cơ chế thay thế

hàng nhập khẩu sang một cơ chế thương mại linh hoạt hơn - Cơ chế hàng xuất khẩu.

Lý do của sự chuyển hướng này là chiến lược thay thế hàng nhập khẩu chỉ nhắm vào thị trường nội địa. Nĩ khơng giúp ta tận dụng hết lợi thế so sánh ở một số ngành hàng do thị trường bĩ hẹp, khơng tạo nguồn thu ngoại tệ, tính cọ xát khơng cao do tâm lý ỷ lại vào việc bảo hộ, khơng đánh giá hết được lợi thế của ta ở ngành nào cũng như ít nắm bắt được những nhu cầu mới bên ngồi đểù phân bổ nguồn lực và chuyển dịch cơ cấu thích hợp. Nền sản xuất trong nước bị động trước các đối thủ bên ngồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)