2.3.3. Một số hạn chế khác
2.3.3.3. Mơi trường pháp lý
+ Tính kém ổn định của mơi trường pháp lý
Cĩ thể đơn cử trường hợp Luật đầu tư trực tiếp nước ngồi, kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay Luật này đã trải qua năm lần sửa đổi vào 1990, 1992, 1996, 2000 và 2003. Mỗi lần thay đổi là hàng loạt văn bản dưới Luật được ban hành kèm theo. Rõ nét hơn là các văn bản liên quan đến thuế, sự thay đổi diễn ra liên tục hàng tháng và thật khĩ khăn cho doanh nghiệp khi phải cập nhật để tuân thủ chúng. Tình hình này gây ra tâm lý bất an cho giới đầu tư trực tiếp nước ngồi.
+ Thiếu tính đồng bộ, rõ ràng và kém hiệu lực thi hành
Các Bộ luật sau khi được ban hành thường chưa thể áp dụng ngay mà phải chờ các Nghị định, Thơng tư hướng dẫn thi hành. Điều này chứng tỏ luật pháp chưa rõ ràng. Hơn nữa, đơi khi sự hướng dẫn lại chậm trễ, khơng đồng bộ làm giảm hiệu lực thi hành. Cụ thể: Luật Hải quan cĩ hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2002 nhưng để cụ thể hĩa luật Tổng cục hải quan đã đệ trình Chính phủ 7 dự thảo Nghị định và 1 dự thảo Quyết định. Tuy nhiên đến nay chỉ mới cĩ hai Nghị định được ban hành và một loạt các vấn đề lớn như Quy trình thủ tục Hải quan ở cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng khơng, khu kinh tế cửa khẩu .v.v.. vẫn cịn đang ở giai đoạn nghiên cứu. Chính sự khơng đồng bộ và kịp thời này dẫn đến việc vận dụng tùy tiện trong thực tế. Một ví dụ khác, các dự án nêu tại danh mục lĩnh vực đầu tư cĩ điều kiện của Nghị định 24/2000/NĐCP ngày 31/7/2000 chưa được quy định chi tiết, vì thế các địa phương cĩ thể giải quyết theo những cách hiểu khác nhau, đặc biệt là dự án thuộc loại vui chơi, giải trí.
+ Thiếu tính bao qt và hồn chỉnh của luật pháp
Hệ thống luật của Việt nam vẫn cịn thiếu nhiều mảng quan trọng như Luật chống độc quyền, Luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ .v.v.. Điều này làm giảm đi tính bao quát của
luật pháp. Nhà đầu tư sẽ khơng an tâm vì lợi ích của họ ln cĩ khả năng bị xâm phạm và khơng được đảm bảo bồi thường thỏa đáng.