Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 47)

3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế và nhu cầu FDI trong thời gian tới

Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng tháng 4/2001 đã nêu rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế giao đoạn 2001-2010 là “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại”. Theo chủ trương này, GDP năm 2010 phải tăng ít nhất là gấp đơi so với năm 2000, tức là Việt nam phải đạt tỷ lệ tăng trưởng bình qn hàng năm ít nhất là 7.2%. Điều này được tái khẳng định trong kế hoạch phát triển 5 năm (2001-2005), theo đĩ dự báo nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm phải đạt con số 7,5%/năm.

Để thực hiện mục tiêu này, cần nhận thức rõ ràng trong thời gian tới nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn. Nếu như hệ số vốn đầu tư tăng thêm (ICOR) của Việt Nam theo dự tính là 3,5 thì để đạt được mức GDP tối thiểu là 547.134 tỷ đồng năm 2010, vốn đầu tư tăng thêm hàng năm phải đạt 100.000 tỷ đồng, trong đĩ FDI chiếm khoảng 20% tức 20.000 tỷ đồng (1,4 tỷ USD). Theo một tính tốn khác của ngân hàng thế giới (World Bank) thì nhu cầu về FDI trong giai đoạn 2001-2010 vào khoảng từ 4% - 7% GDP hàng năm, tức khoảng 2,3 – 3,5 tỷ USD. Yêu cầu trên rõ ràng là một thách thức thực sự đối với nền kinh tế nước ta.

Bên cạnh đĩ, Việt Nam với tư cách là thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đơng nam Á (Association of South Asean Nations - ASIAN) cĩ trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia hợp tác trong khu vực đầu tư ASEAN (Asian Investment Area - AIA). Các trở ngại về đầu tư trực tiếp giữa các nước trong khu vực cũng sẽ bị loại bỏ và đây là một địi hỏi tất yếu của sự phát triển hội nhập kinh tế đi liền với nhiều cơ hội và thách thức.

Nhận thức được tầm quan trọng của FDI, Đảng ta khẳng định “tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thành phần kinh tế cĩ vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội gắn với thu hút cơng nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện mơi trường pháp lý để thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngồi”.

Bảng 3.1: Ước tính nhu cầu vốn đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Nguồn Đầu Tư Thực tế 1991 – 2000 ( % GDP ) Ước tính 2001 – 2010 ( % GDP ) Ước tính 2001 – 2010 ( tỷ USD ) NSNN 5,9 – 7,0 7,0 2,7

DNNN 7,0 7,0 2,7

FDI 5,4 4 – 7 2,5 – 3,5 Tư nhân khác 7,1 11 – 13 4,3 – 5,1 Tổng nhu cầu 25,4 29 - 34 13,8 – 15,6

Nguồn: World Bank, 2001

Ghi chú: 1 USD = 14,459 VND/USD

3.1.2. Quan điểm về thu hút FDI

3.1.2.1. Mục tiêu thu hút FDI

Việc thu hút FDI là một trong những điều kiện cần thiết khơng những trong giai đoạn hiện nay mà cịn trong q trình mở cửa hội nhập kinh tế đất nước. Cùng với khuyến khích đầu tư trong nước, việc thu hút FDI khơng chỉ là mục tiêu (tạo nguồn lực giúp sử dụng hiệu quả tài nguyên) mà cịn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế (tạo việc làm, phát triển ngành mới, triển khai cơng nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý). a) Về chọn lựa đối tác đầu tư

Chuyển mạnh hướng thu hút vốn đầu tư sang khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu và Bắc Âu nhằm tranh thủ cơng nghệ nguồn, kỹ thuật hiện đại. Trước tiên quan tâm đến những lĩnh vực họ cĩ thế mạnh cơng nghệ như viễn thơng, điện, điện tử, cơng nghệ thơng tin, cơ khí, dầu khí, hĩa chất, xử lý mơi trường ... Đồng thời cũng cần chú ý thu hút vốn từ các nước trong khu vực, đặc biệt là Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kơng, Trung quốc, Hàn Quốc đối với các dự án và lĩnh vực mà những nền kinh tế này cĩ thế mạnh và tiềm lực cơng nghệ. Kết hợp giữa việc tăng cường thu hút vốn cho các dự án lớn trong lĩnh vực sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng với các dự án quy mơ vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, chế biến nơng-lâm-thủy sản.

Mở rộng hơn việc cho phép các thành phần kinh tế hợp tác đầu tư với nước ngồi vì các liên doanh thường quan tâm nhiều đến việc kiểm tra chéo trong nội bộ. Trước mắt kiến nghị cho phép khu vực liên doanh được gĩp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; khuyến khích loại hình cơng ty cổ phần đối với doanh nghiệp nước ngồi.

c) Về hoạt động đối ngoại

Hoạt động đối ngoại phải chuyển hướng tích cực hơn sang phục vụ kinh tế. Các Bộ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ ngoại giao và Bộ thương mại cần cĩ sự phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu thị trường đầu tư thế giới, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, vận động xúc tiến đầu tư tại các nước hay địa bàn trọng điểm, phát huy vai trị của tham tán thương mại. Phối hợp hoạt động giữa các Bộ trong nước, giữa các nước và tổ chức quốc tế (WB, ADB, Ban thư ký ASEAN … ) trong hoạt động xúc tiến đầu tư.

d) Về cơng tác quy hoạch ngành

Phân bổ và sử dụng FDI hiệu quả hơn thơng qua việc nâng cao chất lượng cơng tác quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010. Xây dựng danh mục dự án quốc gia kêu gọi FDI để hướng nguồn vốn này vào những lĩnh vực cĩ lợi thế và hiệu quả thực sự. Trong đĩ, tiếp tục thu hẹp lĩnh vực thu hút đầu tư cĩ điều kiện hoặc danh mục hàng hĩa thuộc đối tượng doanh nghiệp FDI khơng được mua để xuất khẩu cho phù hợp với cam kết trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt với AIA. Ngồi ra, cơ quản lý Nhà nước, đặc biệt là ở cấp địa phương, khơng được đặt ra bất kỳ hạn chế nào khác nhằm giúp các nhà đầu tư FDI triển khai dự án theo hướng cĩ lợi nhất.

e) Về cơng tác vận động đầu tư

Đổi mới cơng tác vận động đầu tư theo hướng gắn liền với các chương trình, dự án, đối tác cụ thể: các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh phải cĩ trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn chủ đầu tư trong suốt quá trình tìm hiểu, chuẩn bị và thực hiện dự án; soạn thảo, phổ biến tài liệu bằng các thứ tiếng thơng dụng, sử dụng Internet … để tuyên truyền, vận động đầu tư.

3.1.2.2. Các quan điểm chính cần quán triệt trong xây dựng chính sách thu hút FDI thời kỳ 2001 - 2010

a) Khu vực FDI là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt nam

Thực tế 15 năm qua cho thấy khu vực FDI đĩng vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế Việt nam, thơng qua một số chỉ tiêu chủ yếu: đĩng gĩp về phát triển cơng nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng trong GDP, đĩng gĩp nguồn thu cho ngân sách, giải quyết việc làm .v.v… (như đã trình bày ở Chương II). Để tiếp tục phát huy vai trị này cần dành cho khu vực FDI một vị trí ngang tầm và thực sự bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Theo đĩ, sớm thống nhất Luật đầu tư trong nước và Luật đầu tư trực tiếp nước ngồi để đảm bảo ngun tắc đối xử bình đẳng. Trước mắt, cần loại trừ các hạn chế chỉ dành cho đầu tư trực tiếp nước ngồi hay các đối xử phân biệt về giá dịch vụ, tiền lương tối thiểu; rà sốt và điều chỉnh những điều chưa phù hợp với Hiệp định TRIMs (Agreement on Trade Related Investment Measures - Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại) với thơng lệ quốc tế trên nhiều phương diện: Tỷ lệ xuất-nhập khẩu, hàm lượng nội địa, chuyển giao cơng nghệ …

b) Quan điểm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho nhà đầu tư

Nhà đầu tư khi mang vốn và cơng nghệ vào nước ta đầu tư cũng được ví như mang chuơng đi đánh xứ người với nhiều nghi ngại về rủi ro thất bại, khơng những từ các yếu tố khách quan mà cịn từ các yếu tố chủ quan, trong đĩ cĩ chính sách của Nhà nước. Vì thế, Nhà nước cam kết đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi là điều cần thiết nhằm tạo nên sự an tâm cho nhà đầu tư. Vấn đề này phải được quy định bằng hệ thống pháp luật chặt chẽ. Ơû nước ta hiện nay, nhà đầu tư được đảm bảo quyền lợi trên các lĩnh vực sau:

¾ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn của nhà đầu tư, khơng quốc hữu hĩa phần này.

¾ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu cơngnghiệp và các lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong hoạt động chuyển giao cơng nghệ tại Việt nam.

¾ Nhà nước cĩ biện pháp thỏa đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư trong trường hợp pháp luật Việt nam thay đổi, tạo những bất lợi về quyền lợi cho nhà đầu tư.

¾ Nhà nước đảm bảo sự tự do di chuyển của vốn đầu tư, lợi nhuận và các tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư, sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo pháp luật hiện hành.

¾ Nhà nước khơng can thiệp vào q trình thỏa thuận về tranh chấp trong các hợp đồng liên doanh hay các loại hợp đồng khác. Chỉ khi nào các bên khơng thỏa thuận được thì Nhà nước mới đứng ra phán quyết theo pháp luật Việt nam.

c) Quan điểm triệt để khai thác thế mạnh của bên đầu tư

Đĩ chính là nguồn vốn, cơng nghệ và kỹ năng quản lý. Để khai thác được thế mạnh này, chúng ta cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiếp nhận chuyển giao cơng nghệ song song với việc tổ chức giám định một cách chặt chẽ mức độ tiên tiến của chúng để tránh biến Việt nam thành “bãi rác cơng nghệ” của thế giới.

d) Quan điểm coi trọng và khuyến khích khả năng sinh lời của nhà đầu tư

Mục tiêu chính của nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận. Trong điều kiện mơi trường nước ta cịn cĩ những hạn chế nhất định so với các nước khác, để thu hút cĩ hiệu quả FDI, cần tạo khả năng sinh lời cao hơn hay ít nhất cũng phải bằng so với tại nước họ, hay tại bất kỳ nước nào khác. Trong đĩ, tập trung giải quyết cho được vấn đề giảm chi phí đầu vào như phí dịch vụ, tiền thuê đất, thuế thu nhập .v.v.. mà hiện nay cịn quá cao, cũng như sửa đổi lại một số loại thuế để tăng tính cạnh tranh và khả năng sinh lời cho nhà đầu tư.

e) Quan điểm về lợi ích quốc gia

Bên cạnh việc đảm bảo quyền lợi và khuyến khích khả năng sinh lời cho nhà đầu tư, vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia cũng cần phải được đặt ra song song. Thu hút FDI phải hướng đến mục tiêu tạo nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, kết hợp với các nguồn lực trong nước nhằm khai thác cĩ hiệu quả nhất cá tiềm năng, thế mạnh của đất nước trong q trình tham gia phân cơng và hợp tác quốc tế.

Do chạy theo lợi nhuận, nhà đầu tư cĩ thể hành động bất chấp hậu quả đến nước tiếp nhận như : khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, gây ơ nhiễm mơi trường, tạo sự phát triển khơng cân đối giữa các vùng, gây thất thu cho ngân sách và tạo ra những tác động xã hội tiêu cực khác. Việc đề ra các giải pháp ngăn chặn và khắc phục những tác động tiêu cực này chính là một khía cạnh đảm bảo quyền lợi quốc gia trong việc mở cửa, thu hút FDI và hội nhập quốc tế.

f) Quan điểm thu hút FDI phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

Các nhà đầu tư hoạt động theo cơ chế thị trường và tuân theo những nguyên tắc, chuẩn mực do các tổ chức kinh tế quốc tế (IMF/WB/WTO …) đưa ra. Chính sách thu hút FDI của Việt nam cần phù hợp với tập quán quốc tế và tương đồng với các nước ASEAN.

3.2. Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy thu hút FDI tại Việt nam

3.2.1. Tiếp tục cải cách chính sách thuế

Chúng ta khơng thể yêu cầu các nước khác mở cửa thị trường cho hàng hĩa của ta thâm nhập vào thuận lợi mà lại khơng dành cho họ những cơ hội kinh doanh tương ứng. Quan hệ kinh tế quốc tế dựa trên nguyên tắc đối đẳng, và khi thực hiện sự đối đẳng cần tính đến sự khác biệt về trình độ, bởi sự đối đẳng giữa hai bên khơng cùng trình độ phát triển sẽ trở thành bất bình đẳng. Phương hướng chính trong thời gian tới là hệ thống thuế phải gĩp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách, đồng thời bảo hộ sản xuất trong nước một cách hợp lý. Để thực hiện phương hướng này, Việt nam cần snhững giải pháp cụ thể cho từng loại thuế.

3.2.1.1. Thuế nhập khẩu

Cần khẳng định rằng việc bảo hộ một số ngành sản xuất-dịch vụ trong chiến lược cơng nghiệp hĩa vẫn dựa chủ yếu vào loại thuế này. Tuy nhiên, chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam sẽ điều chỉnh theo hướng: Một mặt, cắt giảm thuế suất theo khuơn khổ các cam kết hội nhập quốc tế (ví dụ CEPT) và chấp nhận giảm vai trị chủ lực trong tổng thu ngân sách. Mặt khác, chuyển dần sang chính sách bảo hộ cĩ chọn lọc trên cơ sở đổi mới cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển những ngành mũi nhọn cĩ lợi thế so sánh của quốc gia. Với yêu cầu như trên, chính sách thuế nhập khẩu cĩ thể nhắm vào các mục tiêu sau:

Một, xây dựng và hồn chỉnh biểu thuế suất nhập khẩu mới. Biểu thuế nhập khẩu mới

vẫn bao gồm các loại như: thuế suất phổ thơng, thuế suất ưu đãi – MFN (áp dụng cho các nước cĩ ký điều khoản MFN với Việt Nam), thuế suất ưu đãi đặc biệt (áp dụng cho các nước thành viên ASEAN) và thuế suất tạm thời (được điều chỉnh theo điều khoản riêng, khơng nhất thiết thể hiện trong biểu thuế nhập khẩu). Đây là khung thuế suất dùng để thực thi các mức độ bảo hộ sản xuất trong nước.

- Bảo hộ cĩ chọn lọc: Các cấp độ bảo hộ bằng thuế suất nhập khẩu cần xuất phát từ mục tiêu hỗ trợ cho ngành cĩ lợi thế cạnh tranh, hướng vào xuất khẩu và đồng thời phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế. Theo tính tốn của Tổng cục Thuế, các ngành kinh tế của Việt Nam cĩ thể được chia theo 5 cấp độ bảo hộ sau đây:

+ Bảo hộ cấp 1: những ngành cĩ thế mạnh về xuất khẩu nhưng lượng nhập khẩu khơng đáng kể. Hệ số bảo hộ là 11%, trong đĩ thuế suất nhập khẩu các đầu ra (outputs) là 10% và với nguyên liệu là 0-3%.

+ Bảo hộ cấp 2: những ngành đĩng vai trị là đầu vào của các ngành sản xuất được định hướng phát triển và các ngành cĩ khả năng cạnh tranh thấp trên thị trường nội địa. Hệ số bảo hộ hiệu quả của cấp này khoảng 50%, trong đĩ thuế suất nhập khẩu dành cho thành phẩm đầu ra là 20%, nguyên liệu là từ 0-5%.

+ Bảo hộ cấp 3: những ngành hàng thay thế được hàng nhập khẩu nhưng khơng cĩ sự khuyến khích phát triển và một số ngành hàng cĩ thế mạnh xuất khẩu nhưng cần phải bảo hộ với lý do an tồn. Hệ số bảo hộ hiệu quả nằm ở khoảng 55-80%, trong đĩ thuế suất nhập khẩu các đầu ra là 30% và với nguyên liệu từ 5-10%.

+ Bảo hộ cấp 4: những ngành cĩ khả năng cạnh tranh trong tương lai song trước mắt vẫn bị đe dọa bởi hàng ngoại nhập. Hệ số bảo hộ hiệu quả của cấp này là khoảng 85- 120%, trong đĩ thuế suất nhập khẩu dành cho các đầu ra là 40%, nguyên liệu là 10%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)