Chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 57)

3.2. Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồ

3.2.2.1. Chính sách tiền tệ

So với các nền kinh tế trong khu vực và xét trong mối tương quan với yêu cầu của nền kinh tế, hệ thống tài chính của Việt nam với nịng cốt là hệ thống ngân hàng cĩ điểm xuất phát rất thấp. Tỷ lệ giữa lượng cung ứng tiền tệ (M3) và GDP của Việt nam hiện nay chỉ vào khoảng 25%. Trong khi đĩ, chỉ số này của Thái lan khoảng 75%, Trung quốc khoảng 95% và của Singapore khoảng 115%. Thực trạng này một mặt đặt ra yêu cầu đối với cơ quan điều hành chính sách tiền tệ phải tìm cách động viên nguồn vốn nhàn rỗi nằm ngồi hệ thống ngân hàng, mặt khác phải đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế.

Vốn đầu tư cho nền kinh tế hiện nay chủ yếu dựa vào ngân hàng. Các doanh nghiệp quốc doanh cũng như ngồi quốc doanh đều cĩ vốn tự do rất nhỏ, ước tính chỉ khoảng 10 - 15% tổng mức đầu tư. Tình trạng này, thứ nhất làm cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn về lãi suất ngân hàng, thứ hai gây khơng ít khĩ khăn cho Chính phủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ mỗi khi lãi suất được điều chỉnh, nhất là khi phải dùng tới biện pháp chống lạm phát.

Thị trường tài chính nĩi chung bao gồm cả thị trường tiền tệ, thị trường hối đối và thị trường chứng khốn cịn rất sơ khai, thiếu các cơng cụ chống rủi ro. Điều này đặt doanh nghiệp vào tình trạng dễ tổn thương khi cĩ biến động về lãi suất, tỷ giá. Đồng thời, nĩ cũng gây ra những trở ngại cho các nhà quản lý và điều hành chính sách tiền tệ khi vận hành các cơng cụ chính sách đi theo mục tiêu kinh tế. Ở các thị trường đã phát triển, cơng cụ tài chính chống rủi ro hối đối và lãi suất được sử dụng một cách phổ biến và ở trình độ rất cao. Nhờ vậy, trong vịng một năm tỷ giá cĩ thể biến động 15 - 20% thậm chí cao hơn nữa nhưng vẫn khơng gây tổn thất nhiều cho các doanh nghiệp (xét trên gĩc độ tài chính). Riêng Việt nam, việc lấy tỷ giá bình quân liên ngân hàng làm chuẩn phần nào đã phản ánh được một số tác động tích cực. Nhưng xét tồn cảnh nền kinh tế hiện nay với nhiều rủi ro chưa kiểm sốt được thì mục tiêu nan giải là điều chỉnh làm sao để tỷ giá theo sát những cân đối lớn của Chính phủ, cũng như phản ánh xác thực hơn cung cầu thị trường.

Hiệu quả đầu tư và chất lượng sử dụng vốn đang là một thách thức đối với việc phát triển kinh tế bền vững. Chúng ta cĩ thể thúc đẩy đầu tư để tăng trưởng kinh tế nhưng nếu hiệu quả sử dụng vốn quá thấp thì chẳng khác gì xây nhà trên cát. Như vậy, chính sách tiền tệ bị đặt vào một mâu thuẫn khơng dễ giải quyết là cân đối mục tiêu ngắn hạn với mục tiêu dài hạn.

Trong xu thế hội nhập nền kinh tế tồn cầu, Việt nam đang từng bước tiến hành tự do hĩa thương mại, tiến tới tự do hĩa tài chính. Nguồn vốn nước ngồi đầu tư vào Việt nam tiếp tục gia tăng. Bên cạnh nguồn vốn tương đối ổn định là FDI, chúng ta cịn đĩn nhận nguồn vốn cĩ tính "lỏng" (đầu tư tài chính). Vốn FDI vừa tăng về khối lượng, vừa đa dạng về loại hình sẽ trở thành một hệ thống phức hợp các vấn đề (như đã phân tích ở trên) và địi hỏi chính sách tiền tệ phải cĩ nhiều đối sách tinh tế mới bảo đảm được sự ổn định của nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay và qua kinh nghiệm thực tiễn của các nước trong khu vực, một khi cán cân vốn được tự do hĩa thì FDI sẽ tăng rất nhanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)