Thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 54)

3.2. Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồ

3.2.1.1. Thuế nhập khẩu

Cần khẳng định rằng việc bảo hộ một số ngành sản xuất-dịch vụ trong chiến lược cơng nghiệp hĩa vẫn dựa chủ yếu vào loại thuế này. Tuy nhiên, chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam sẽ điều chỉnh theo hướng: Một mặt, cắt giảm thuế suất theo khuơn khổ các cam kết hội nhập quốc tế (ví dụ CEPT) và chấp nhận giảm vai trị chủ lực trong tổng thu ngân sách. Mặt khác, chuyển dần sang chính sách bảo hộ cĩ chọn lọc trên cơ sở đổi mới cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển những ngành mũi nhọn cĩ lợi thế so sánh của quốc gia. Với yêu cầu như trên, chính sách thuế nhập khẩu cĩ thể nhắm vào các mục tiêu sau:

Một, xây dựng và hồn chỉnh biểu thuế suất nhập khẩu mới. Biểu thuế nhập khẩu mới

vẫn bao gồm các loại như: thuế suất phổ thơng, thuế suất ưu đãi – MFN (áp dụng cho các nước cĩ ký điều khoản MFN với Việt Nam), thuế suất ưu đãi đặc biệt (áp dụng cho các nước thành viên ASEAN) và thuế suất tạm thời (được điều chỉnh theo điều khoản riêng, khơng nhất thiết thể hiện trong biểu thuế nhập khẩu). Đây là khung thuế suất dùng để thực thi các mức độ bảo hộ sản xuất trong nước.

- Bảo hộ cĩ chọn lọc: Các cấp độ bảo hộ bằng thuế suất nhập khẩu cần xuất phát từ mục tiêu hỗ trợ cho ngành cĩ lợi thế cạnh tranh, hướng vào xuất khẩu và đồng thời phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế. Theo tính tốn của Tổng cục Thuế, các ngành kinh tế của Việt Nam cĩ thể được chia theo 5 cấp độ bảo hộ sau đây:

+ Bảo hộ cấp 1: những ngành cĩ thế mạnh về xuất khẩu nhưng lượng nhập khẩu khơng đáng kể. Hệ số bảo hộ là 11%, trong đĩ thuế suất nhập khẩu các đầu ra (outputs) là 10% và với nguyên liệu là 0-3%.

+ Bảo hộ cấp 2: những ngành đĩng vai trị là đầu vào của các ngành sản xuất được định hướng phát triển và các ngành cĩ khả năng cạnh tranh thấp trên thị trường nội địa. Hệ số bảo hộ hiệu quả của cấp này khoảng 50%, trong đĩ thuế suất nhập khẩu dành cho thành phẩm đầu ra là 20%, nguyên liệu là từ 0-5%.

+ Bảo hộ cấp 3: những ngành hàng thay thế được hàng nhập khẩu nhưng khơng cĩ sự khuyến khích phát triển và một số ngành hàng cĩ thế mạnh xuất khẩu nhưng cần phải bảo hộ với lý do an tồn. Hệ số bảo hộ hiệu quả nằm ở khoảng 55-80%, trong đĩ thuế suất nhập khẩu các đầu ra là 30% và với nguyên liệu từ 5-10%.

+ Bảo hộ cấp 4: những ngành cĩ khả năng cạnh tranh trong tương lai song trước mắt vẫn bị đe dọa bởi hàng ngoại nhập. Hệ số bảo hộ hiệu quả của cấp này là khoảng 85- 120%, trong đĩ thuế suất nhập khẩu dành cho các đầu ra là 40%, nguyên liệu là 10%. + Bảo hộ cấp 5: những ngành cơng nghiệp non trẻ, hoặc được dự kiến trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế, hoặc cĩ ý nghĩa quan trọng đảm bảo an tồn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Hệ số bảo hộ hiệu quả của cấp này khoảng 120-130%, trong đĩ thuế suất nhập khẩu dành cho các đầu ra là 50%, nguyên liệu là từ 10-15%. Ngồi ra, chúng ta cần áp dụng nguyên tắc bảo hộ phịng ngừa bất trắc trong các trường hợp khẩn cấp để bảo hộ nền cơng nghiệp trong nước. Theo đĩ, một số loại thuế sẽ được bổ sung vào khung thuế suất tạm thời như:

¾ Thuế chống bán phá giá tạm thời: áp dụng trong trường hợp mà kết luận sơ bộ

của cơ quan điều tra khẳng định cĩ sự thiệt hại cho sản xuất trong nước do hành vi bán phá giá gây nên. Thuế này do Hải quan thu trong thời hạn từ 3-6 tháng kể từ ngày cơ quan điều tra ra quyết định thu thuế.

¾ Thuế chống bán phá giá chính thức: áp dụng nếu kết luận cuối cùng của cơ

quan điều tra cho thấy hành vi bán phá giá thực sự đang tồn tại và gây thiệt hại cho ngành sản xuất hàng hĩa tương tự trong nước. Thuế này do cơ quan điều tra quyết định thu, với mức thu khơng vượt mức bán phá giá. Cơ quan Hải quan tiến hành cân đối khoản thuế này với thuế chống bán phá tạm thời, thu thêm hay hồn trả phần chênh lệch. Thời hạn thu là 3 năm.

Nếu hành vi bán phá giá được tài trợ bởi nước xuất khẩu thì Việt Nam cĩ thể trừng phạt bằng “thuế suất đối kháng”–áp dụng riêng cho những trường hợp bán phá giá đặc biệt.

- Điều kiện bảo hộ: Chỉ bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau:

¾ Doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 9000 đến ISO 14000.

¾ Giá bán sản phẩm phải tương đương với giá bán các sản phẩm tương tự trên thị trường khu vực.

Hai, cải tiến phương pháp tính giá hàng nhập khẩu. Trước mắt vẫn áp dụng bảng giá

tối thiểu đối với một số mặt hàng, nhưng thu hẹp dần số lượng mặt hàng để tiến tới chỉ dùng pháp xác định giá trị tính thuế theo giá quy định trên hợp đồng hay giá giao dịch thực hiện vào năm 2006 – lúc lộ trình cắt giảm thuế quan theo CEPT đã hồn thành.

Ba, tạo tính trung lập ngày càng cao của thuế nhập khẩu, thu hẹp diện miễn thuế. Để

làm điều này, phải cĩ sự phối hợp giữa các Bộ chức năng trong việc xây dựng danh mục “hàng hĩa chuyên dùng”. Đối với hàng chuyên dùng phục vụ giáo dục, y tế và quốc phịng, miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được và chuyển số cịn lại vào diện tính thuế suất nhập khẩu tạm thời để dần dần áp vào ba danh mục: hàng chịu thuế suất ưu đãi đặc biệt, ưu đãi và phổ thơng tùy theo xuất xứ hàng hĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)