Về chính sách thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 37)

2.3.2. Những hạn chế về cơ chế-chính sách tài chính

2.3.2.2. Về chính sách thuế

Nĩi chung, khu vực các doanh nghiệp cĩ FDI được ưu đãi nhiều hơn so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, ngoại trừ việc phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngồi. Các hạn chế về chính sách thuế biểu hiện qua những khía cạnh sau:

a) Hầu hết các sắc thuế đều phức tạp và thiếu tính ổn định. Sự phức tạp thể hiện ở chỗ cĩ nhiều mức thuế suất, nhiều chế độ ưu đãi miễn giảm trong từng sắc thuế (tiêu biểu là thuế VAT, thuế TNDN). Cịn việc thiếu tính ổn định là do thường xuyên phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu thực tế (thuế VAT, thuế TNDN). Tình hình này làm mất định hướng của nhà đầu tư, làm sai lệch sự chọn lựa của nhà sản xuất.

b) Chức năng của từng sắc thuế chưa cĩ sự phân biệt rạch rịi, cịn nhiều sự trùng lắp. Điều này thể hiện ở phạm vi của từng đối tượng chịu thuế, hay ở mức thuế suất quá cao do gộp nhiều loại thuế trong cùng một sắc thuế. Ví dụ, thuế VAT khơng áp dụng đối với hàng hĩa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (dự thảo Luật Sửa đổi, Bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT 3.2003 cho biết Chính phủ sẽ đánh thuế VAT trên giá mua đã tính thuế TTĐB, tức chọn kiểu đánh thuế trùng). Ngồi chức năng điều tiết thu nhập, thuế TTĐB cịn gánh thêm chức năng của VAT là đánh vào người tiêu thụ cuối cùng, vì thế thuế suất TTĐB thường cao. Ví dụ khác, một số mặt hàng cĩ cĩ tính chất xa xỉ, khơng thuộc diện chịu thuế TTĐB nên thuế nhập khẩu được nâng lên để kiêm luơn chức năng hướng dẫn tiêu dùng của thuế TTĐB.

c) Chính sách thuế chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế, cụ thể:

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cĩ sự phân biệt về thuế suất giữa doanh nghiệp

trong số hiếm hoi các nước áp dụng đánh thuế trên lợi nhuận chuyển ra nước ngồi, và điều này cũng phần nào làm hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngồi (Dự thảo Sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1.1.2004 đã xĩa bỏ loại thuế này). Mặt khác, Các nước khác cĩ xu hướng xác định rạch rịi việc thể nhân nộp thuế thu nhập cá nhân, cịn pháp nhân nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi đĩ ở Việt nam, cá nhân nếu là chủ doanh nghiệp tư nhân thì nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, cịn khơng thì nộp thuế thu nhập cá nhân. Điều này dẫn tới thực tế là những cá nhân cĩ chung mức thu nhập chịu thuế sẽ phải nộp thuế khác nhau do bị điều tiết bởi những luật thuế khác nhau. Đây là sự khơng cơng bằng và cũng khơng phù hợp với bộ luật dân sự hiện nay.

+ Thuế thu nhập cá nhân: Vẫn cịn sự phân biệt về mức thu nhập chịu thuế giữa

người lao động Việt nam và người lao động nước ngồi. Khoảng cách giữa mức thu nhập chịu thuế thấp nhất và cao nhất cũng khơng đồng nhất, người Việt nam là 5 lần và người nước ngồi là 15 lần, dẫn đến mức điều tiết thu nhập của thuế là cao.

+ Thuế nhập khẩu: cịn áp dụng thuế suất theo tỷ lệ nội địa hĩa, áp dụng giá tính thuế tối thiểu v.v… , và điều này khơng phù hợp với yêu cầu của WTO.

+ Thuế TTĐB: vẫn được sử dụng để bảo hộ sản xuất trong nước nên cịn cĩ sự phân biệt đối xử giữa ơ tơ nhập khẩu và ơ tơ sản xuất trong nước, giữa nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu và nguyên liệu trong nước. Điều này vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO.

Tính đến cuối năm 2000 đã cĩ hơn 70 quốc gia đầu tư vào Việt nam, song chúng ta chỉ mới ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 35 nước. Rõ ràng sẽ phát sinh sự thiệt thịi cho những quốc gia chưa đặt bút ký hiệp định này với Việt nam. Đây cũng là một hạn chế cần khắc phục ngay.

d) Một số thủ tục quản lý thuế cịn xa lạ với doanh nghiệp FDI. Cụ thể: theo thơng lệ quốc tế việc kê khai nộp thuế, quyết tốn thuế sau khi kết thúc năm tài chính chủ yếu dựa vào kết quả kiểm tốn độc lập. Song ở Việt nam, quyết tốn thuế vẫn do cơ quan thuế quyết định, cịn báo cáo kiểm tốn chỉ cĩ giá trị tham khảo. Nguyên nhân chính là do Việt nam chưa ban hành, hướng dẫn kịp thời Luật kế tốn, kiểm tốn, cũng như chưa soạn thảo đầy đủ các chuẩn mực kế tốn, kiểm tốn theo tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)