1.2 Các phương pháp định giá cổ phiếu
1.2.2.1 Phương pháp P/E (Price/EPS)
Phương pháp P/E sử dụng hệ số P/E để định giá cổ phiếu. Hệ số P/E biểu thị mối quan hệ giữa giá và EPS của cổ phiếu:
P/E =
E P
(1.20) Với P: giá thị trường cổ phiếu
E: thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS), được tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng số cổ phần
Thu nhập cổ phiếu là một trong những chỉ tiêu chính mà nhà đầu tư xem xét khi quyết định có mua cổ phiếu hay khơng. Hệ số P/E cho thấy với mức giá giao dịch trên thị trường hiện tại, nhà đầu tư sẵn lòng trả bao nhiêu đồng để sở hữu cổ phiếu cho một đồng EPS.
P/E cổ phiếu A > P/E cổ phiếu B: cổ phiếu A đắt hơn tương đối so với B
Hệ số P/E cao nghĩa là cổ phiếu đắt cũng chứng tỏ nhà đầu tư đang rất kỳ vọng vào cổ phiếu trong tương lai nên chấp nhận trả nhiều tiền hơn cho một đồng EPS so với
cổ phiếu khác. Tuy nhiên, điều này cũng ẩn chứa rủi ro vì giá cổ phiếu đã cao hơn mặt bằng chung của cổ phiếu cùng loại.
P/E cổ phiếu A < P/E cổ phiếu B: cổ phiếu A rẻ hơn tương đối so với B
Ngược lại, hệ số P/E thấp vừa nói lên cổ phiếu rẻ, vừa phản ánh nhà đầu tư đang đánh giá thấp cổ phiếu nên với cùng một thu nhập EPS thì chỉ chấp nhận trả ít tiền hơn so với các cổ phiếu khác. Sự đánh giá thấp này có thể do bản thân hoạt động công ty kém triển vọng hơn, nhưng cũng có thể do cổ phiếu chưa được nhiều nhà đầu tư chú ý đến. Vì vậy, hệ số P/E thấp trong nhiều trường hợp là một cổ phiếu tiềm năng để đầu tư.
Từ hệ số P/E có thể định giá cổ phiếu theo công thức:
P = EPS x P/E (1.21)
Trong đó P là giá trị cổ phiếu.
Như vậy, phương pháp P/E chỉ cần hai tham số: • EPS: thu nhập cổ phiếu.
• P/E: cần phải xác định hệ số P/E dùng để định giá cổ phiếu. Đây khơng phải hệ số P/E hiện có của chính cổ phiếu, vì nếu như vậy thì giá trị cổ phiếu sẽ bằng với chính thị giá hiện hành. Có thể xác định hệ số P/E cho cổ phiếu định giá theo một trong hai cách:
Cách thứ nhất là lấy hệ số P/E bình qn ngành mà cơng ty đó tham gia hoặc lựa chọn P/E của cổ phiếu công ty tương tự như cổ phiếu cần định giá về mặt rủi ro, lợi nhuận, quy mô… Phương pháp này phổ biến nhất trong thực tế vì đơn giản và thể hiện ý nghĩa so sánh của phương pháp P/E. Với các cổ phiếu tương tự như nhau, thị trường phải có sự định giá tương đối giống nhau. Do vậy, hệ số P/E phải ở mức tương đương hoặc khơng có chênh lệch lớn với nhau.
Cách xác định P/E thứ hai tương tự như cách tính giá cổ phiếu theo mơ hình chiết khấu cổ tức tăng trưởng đều.
Từ P0 = g k D −1 ỈP0/E1 = g r E D − 1 1/ (1.22) Với
D1/E1 là tỷ lệ lợi nhuận dùng chia cổ tức cho năm kế tiếp. r: chi phí sử dụng vốn cổ phần
g: tốc độ tăng trưởng cổ tức
Thực chất phương pháp này là sự kết hợp giữa phương pháp DDM và P/E. Tuy nhiên, vì vậy mà sẽ gặp phải những hạn chế của mơ hình Gordon như giả định về cổ tức tăng trưởng đều, không thể áp dụng cho các doanh nghiệp không chia hoặc chia rất cổ tức. Ngồi ra cịn đòi hỏi xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần. Do vậy, xác định P/E theo cách trên có nhiều hạn chế và việc áp dụng P/E của ngành hay của cổ phiếu tương tự vẫn được áp dụng phổ biến hơn trong định giá cổ phiếu.
Căn cứ vào cách tính EPS, có 2 loại P/E: P/E hiện hành dựa trên EPS của 4 quý gần nhất và P/E dự phóng dựa trên EPS năm kế tiếp.
P/E hiện hành =
Q
EPS P
4
với EPS4Q là EPS 4 quý gần nhất P/E dự phóng =
1
EPS P
với EPS1 là EPS năm kế tiếp
P/E hiện hành là giải pháp thường được áp dụng do có sẵn dữ liệu quá khứ để phân tích. Dù là sử dụng P/E nào, thì cần nhất quán khi so sánh P/E giữa các cổ phiếu với nhau, hoặc quan sát sự biến động của P/E theo thời gian. So sánh P/E hiện hành của cổ phiếu này với P/E dự phóng của cổ phiếu kia là hồn tồn vơ nghĩa.
Phương pháp P/E có những hạn chế nhất định. Trường hợp cơng ty có kết quả kinh doanh bị lỗ, EPS sẽ âm dẫn một nghịch lý là giá cổ phiếu càng tăng thì P/E càng giảm. Đồng thời, nếu dùng hệ số P/E âm để so sánh thì sẽ ln có kết luận là hệ số P/E
dương. Đầu tư vào cổ phiếu rẻ hơn khi đó lại là quyết định đầu tư sai lầm do P/E thấp vì EPS âm chứ không phải giá cổ phiếu đang rẻ.