Số cổ phiếu niêm yết Khối lượng niêm yết
HOSE 174 7,232,313,810
HNX 222 3,390,236,891
Đây là loại cổ phiếu được giao dịch sôi động nhất và cũng là đối tượng chính để định giá.
Cổ phiếu chưa niêm yết: là những cổ phiếu chưa đáp ứng được điều kiện niêm
yết, hoặc đã đáp ứng nhưng doanh nghiệp chưa muốn niêm yết vì nhiều lý do khác nhau. Theo số liệu của UBCKNN, đến hết năm 2009 sẽ có khoảng 1.200 cổ phiếu của
cơng ty đại chúng chưa niêm yết. Đây là con số lớn hơn nhiều so với cổ phiếu niêm yết. Vì vậy, cổ phiếu chưa niêm yết luôn là đối tượng định giá không thể bỏ qua.
Cổ phiếu IPO: là cổ phiếu được phát hành ra công chúng lần đầu để huy động
vốn cho công ty hoặc để công ty trở thành cơng ty đại chúng. Hình thức phát hành chủ yếu là thơng qua đấu giá. Q trình phát hành này địi hỏi phải có cơng ty chứng khốn thực hiện tư vấn. Một trong những nội dung tư vấn quan trọng là cơng ty chứng khốn phải đưa ra mức giá đấu phù hợp, phản ánh giá trị của cổ phiếu.
2.2.3 Quy trình định giá:
Quy trình định giá cổ phiếu trải qua các bước:
Tập họp thông tin: người định giá là chuyên viên phân tích thu thập tất cả dữ
liệu về cổ phiếu và cơng ty phát hành cổ phiếu đó, chủ yếu là các thông tin về hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Thơng tin biểu hiện qua báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, nghị quyết đại hội cổ đông, nghị quyết hội đồng quản trị. Bên cạnh đó, người định giá sẽ tiến hành đi thực tế để đến gặp gỡ, tiếp xúc với ban quản lý công ty nhằm hiểu rõ hơn về công ty cũng như nắm bắt được những thông tin mới.
Xử lý dữ liệu: từ dữ liệu thu thập được, người định giá tiến hành phân tích hoạt
động kinh doanh, phân tích tài chính cơng ty. Từ đó, đưa ra những dự phóng cho các chỉ tiêu tài chính trong tương lai: doanh thu, lợi nhuận, đầu tư… Trên cơ sở đó tính tốn các tham số cần thiết cho các mơ hình định giá cổ phiếu
Tính giá trị cổ phiếu: trong bước này các tham số được chuyển tải vào trong
các phương pháp định giá cụ thể để cho ra giá trị cổ phiếu
Khuyến nghị đầu tư: về nguyên tắc, giá trị định giá đóng vai trị làm mốc để có
định hướng đầu tư:
¾ Giá thị trường < giá trị cổ phiếu: nên xem xét mua cổ phiếu
¾ Giá thị trường > giá trị cổ phiếu: nên xem xét bán cổ phiếu
¾ Giá trị cổ phiếu bằng hoặc gần sát thị giá: giữ nguyên trạng thái đầu tư hiện tại, chờ diễn biến tiếp theo của thị trường.
Tuy nhiên, trong thực tế đầu tư phải đặt ra một biên độ an toàn so với giá trị định giá. Chỉ khi sự khác biệt giữa giá trị định giá và giá giao dịch trên thị trường vượt quá biên độ này thì việc đầu tư mới hiệu quả, đảm bảo lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Đối với hoạt động tự doanh của VDSC, biên độ an toàn là 15%-20%. Nghĩa là nếu cổ phiếu được định giá 100, thì cơng ty chỉ đầu tư khi thị giá không quá 85.
Đối với các nhà đầu tư là khách hàng giao dịch của công ty, mỗi người có một kỳ vọng lợi nhuận và khả năng chấp nhận rủi ro khác nhau. Vì vậy, VDSC khuyến nghị mỗi nhà đầu tư đặt ra một biên độ phù hợp để xác định mức giá giao dịch phù hợp dựa trên giá trị định giá. Ví dụ, cũng với cổ phiếu được định giá 100 ở trên, nhà đầu tư A thích an tồn có biên độ đầu tư là 25%, chỉ khi giá cổ phiếu xuống dưới 75 thì mới mua vào. Ngược lại, nhà đầu tư B mạo hiểm hơn, sẵn lòng mua cổ phiếu trong biên độ 10% để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, tức giá thị trường cổ phiếu chỉ cần ở 90 là nhà đầu tư sẽ mua chứ không chờ đợi thêm.
2.2.4 Các phương pháp định giá cổ phiếu đang sử dụng:
VDSC sử dụng tổng hợp các phương pháp chiết khấu dòng tiền và so sánh. Kết quả cuối cùng là bình quân gia quyền các giá trị định giá của từng phương pháp.
2.2.4.1 Phương pháp chiết khấu dòng tiền:
VDSC áp dụng phương pháp FCFF và FCFE để định giá cổ phiếu. Sau khi thu thập thông tin về cổ phiếu, khâu xử lý dữ liệu bao gồm các phần cơ bản: phân tích tài chính, dự phóng dịng tiền, tính tỷ suất chiết khấu
a. Phân tích tài chính
Phân tích tài chính giúp đánh giá năng lực tài chính của công ty để làm cơ sở định giá cổ phiếu. Mặt khác, từ các hệ số tài chính trong quá khứ, người định giá sẽ đưa ra dự báo cho các chỉ số trong tương lai và từ đó, dự phóng các tham số cần thiết đưa vào mơ hình định giá.
Các chỉ số phân tích bao gồm:
• Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động • Nhóm chỉ số cấu trúc vốn
• Nhóm chỉ số thanh khoản
Trong đó, ba nhóm chỉ số : hiệu quả sinh lời, hiệu quả hoạt động và cấu trúc vốn đóng vai trị chủ yếu trong việc dự phóng dịng tiền tương lai.
b. Dịng tiền
VDSC vận dụng mơ hình tăng trưởng 2 giai đoạn cho tất cả cổ phiếu định giá. Giai đoạn 1 có thời gian là 5 năm, trong đó dịng tiền từng năm được tính trên cơ sở dự phóng tất cả thành phần của dòng tiền. Giai đoạn 2 từ năm thứ 6 đến vĩnh viễn, dòng tiền được ước tính qua một tốc độ tăng trưởng cố định. Tốc độ này được quy ước bằng bình quân tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quá khứ.
Mơ hình 2 giai đoạn là một sự lựa chọn khá hợp lý. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng, tuyệt đại đa số công ty đều đang phát triển, do đó phù hợp với giả định của mẫu hình 2 giai đoạn hơn là mẫu hình tăng trưởng đều. Tuy nhiên, ở giai đoạn 1 khơng có một tốc độ tăng trưởng cố định như trong mơ hình lý thuyết, mà được vận dụng linh hoạt, theo đó người định giá phải ước tính dịng tiền cho từng năm qua các thành phần của dòng tiền. Phương pháp này đem lại tính thực tế hơn cho dịng tiền dự phóng. Mặt khác, giai đoạn 1 cũng là khoảng thời gian mà doanh nghiệp đã có sẵn những kế hoạch kinh doanh, đầu tư, định hướng phát triển trong tương lai gần, đây là cơ sở thơng tin vững chắc cho việc tính tốn dịng tiền.
c. Tỷ suất chiết khấu
VDSC biến đổi mơ hình CAPM theo hướng đơn giản hóa để tính chi phí sử dụng vốn cổ phần.
Mơ hình CAPM ngun bản: re = rf + beta(rm-rf)
Mơ hình CAPM đơn giản hóa: re = rf + phần bù rủi ro chứng khốn
Trong đó phần bù rủi ro chứng khoán được quy ước dao động trong khoảng 4%- 5% tùy mức độ rủi ro của cổ phiếu. Nếu công ty kinh doanh trong lĩnh vực rủi ro cao
thì chi phí sử dụng vốn sẽ cao tương ứng mức bù rủi ro 5%. Ngược lại, mức bù rủi ro sẽ là 4%. Như vậy, để tính chi phí sử dụng vốn cổ phần, VDSC không xác định hệ số beta cũng như tỷ suất sinh lợi thị trường. Thay vào đó, phần bù rủi ro chứng khốn xem như cố định.
Công ty áp dụng lãi suất trúng thầu trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài nhất làm lãi suất phi rủi ro rf .
Đối với chi phí sử dụng vốn bình quân WACC, cấu trúc vốn sử dụng là hỗn hợp giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần tại thời điểm định giá. Đây là đặc điểm đáng chú ý. Người định giá không đưa ra giả định về cấu trúc vốn tương lai mà áp dụng cấu trúc vốn thực tế của công ty.
2.2.4.2 Phương pháp so sánh :
Công tác định giá cổ phiếu tại VDSC chủ yếu sử dụng phương pháp P/E hơn là phương pháp P/B. Theo đó, hệ số P/E bình qn ngành sẽ được áp dụng để định ra giá trị cổ phiếu. Hệ số P/E bình quân ngành là bình quân của hệ số P/E các cổ phiếu của các công ty kinh doanh cùng ngành nghề lĩnh vực với cổ phiếu cần định giá. Tuy nhiên, cũng còn tùy trường hợp cụ thể nếu cổ phiếu có những đặc điểm q khác biệt thì hệ số P/E định giá có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với P/E bình quân ngành.
2.2.5 Ứng dụng phương pháp định giá cổ phiếu
Nội dung của phần này nhằm mục đích trình bày phương pháp định giá cổ phiếu của VDSC đối với các cổ phiếu cụ thể trong thực tế. Một nhóm 5 cổ phiếu thuộc 5 ngành nghề khác nhau sẽ được định giá bao gồm:
• cổ phiếu của công ty cổ phần Viconship, mã chứng khốn VSC
• cổ phiếu của cơng ty cổ phần thủy sản Cửu Long An Giang, mã chứng khốn ACL
• cổ phiếu của cơng ty cổ phần Cao su Đồng Phú, mã chứng khoán DPR • cổ phiếu của cơng ty cổ phần thủy điện Cần Đơn, mã chứng khốn SJD • cổ phiếu của công ty cổ phần dược Imexpharm, mã chứng khốn IMP
Thơng qua đó, có thể đánh giá được phương pháp định giá cổ phiếu của VDSC và đi đến những bổ sung, hoàn thiện hơn cho phương pháp.
2.2.5.1 Định giá cổ phiếu công ty cổ phần Viconship Tổng quan về công ty Viconship
Được thành lập từ năm 1985, Công ty Viconship là doanh nghiệp nhà nước chuyên cung cấp các dịch vụ về đại lý tàu biển, kho bãi, bốc xếp, vận chuyển container. Năm 2002 Công ty cổ phần hóa.
Lĩnh vực kinh doanh của cơng ty bao gồm khai thác cảng, vận tải biển, từng bước hình thành chuỗi dịch vụ logistics khép kín. Cảng Green Port của Viconship là một cảng lớn ở Hải Phòng và đóng vai trị mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh.
Đến 30/06/2009 vốn điều lệ của Công ty là 96.246.280.000 đồng.
Cổ phiếu Viconship chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào ngày 12/12/2007.
Phân tích tài chính