Căn cứ vào thời hạn vay vốn, các khoản vay của doanh nghiệp bao gồm: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn.
Tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng. Doanh
nghiệp có thể vay ngắn hạn các ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu về vốn lưu động cho sản xuất, kinh doanh. Căn cứ vào tính chất của việc cấp vốn và phương pháp cho vay của tổ chức tín dụng, các hình thức cụ thể của cho vay ngắn hạn bao gồm:
- Chiết khấu chứng từ có giá - Cho vay từng lần
- Cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay theo hạn mức thấu chi - Bao thanh tốn
- Cho vay thơng qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Đối với các doanh nghiệp lớn có uy tín trên thị trường thì thường có nhu cầu
tiếp cận các khoản vay trung và dài hạn. Tuy nhiên đối với các DNNVV với đặc điểm về quy mô và vốn, cùng với đặc thù về hoạt động nên thường xuyên có nhu
cầu tiếp cận các khoản vay ngắn hạn để giải quyết các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn.
Tín dụng trung và dài hạn
Tín dụng trung và dài hạn có thời hạn cho trên 12 tháng, tín dụng trung hạn có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, tín dụng dài hạn có thời hạn trên 60 tháng. Tín dụng trung và dài hạn cho doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cho việc thực hiện các dự án đổi mới, mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản mới. Căn cứ vào tính chất của việc cấp vốn và phương pháp cho vay của tổ chức tín dụng, các hình thức cụ thể của cho vay trung và dài hạn bao gồm:
- Cho vay theo dự án đầu tư
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng
Tiếp cận vốn trung và dài hạn đóng vai trị quan trọng đối với các doanh
nghiệp lớn và càng trở nên quan trọng hơn đối với các DNNVV. Điều kiện cạnh
tranh gay gắt của hội nhập đòi hỏi các DNNVV phải có nguồn vốn trung và dài hạn
để đầu tư và thực hiện các kế hoạch kinh doanh lâu dài. Trong việc tiếp cận các
nguồn vốn trung và dài hạn thì chi phí vốn đóng vai trị quan trọng trong việc tính tốn cụ thể tính khả thi của mỗi dự án cũng như khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp tại các thời điểm mà tổ chức tín dụng yêu cầu. Tuy nhiên với nguồn nhân lực và nguồn tài chính hạn chế, các DNNVV gặp khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn trung và dài hạn. Giải pháp cơ bản cho vấn đề này là xây dựng một cơ cấu tài chính phù hợp, lành mạnh cho doanh nghiệp trong đó sử dụng hợp lý các DVNH để tiếp cận các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn. Để từng bước đáp ứng nhu cầu của các
DNNVV, Chính phủ đã xây dựng các quy định và chương trình cụ thể dành riêng cho mục đích này. Điều này có thể được thực hiện thơng qua việc thành lập các quỹ bảo lãnh chuyên phục vụ các DNNVV tại các tỉnh, thành phố. Một số chương trình tài trợ quốc tế tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận tín dụng ngân hàng. Thơng thường các chương trình, dự án nêu trên bao gồm hai thành phần chính:
- Thành phần tín dụng
- Thành phần hỗ trợ kỹ thuật
Các chuyên gia của các chương trình nói trên đều có nhận định chung, đối với các DNNVV thì phần hỗ trợ kỹ thuật là đặc biệt quan trọng. Việc nắm bắt và sử dụng thành thạo kỹ năng xây dựng và thẩm định dự án sẽ giúp các DNNVV tiếp cận vốn từ các nguồn và các tổ chức tín dụng khác nhau.
Cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính được coi là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thơng qua việc cho th máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê.
Đối với các DNNVV, cho thuê tài chính là một cơng cụ hữu hiệu. Trên thực
tế còn một số lượng khá lớn các DNNVV mỗi khi có nhu cầu về trang bị máy móc là tìm cách tiếp cận vốn ngân hàng để mua các tài sản đó. Do thiếu về nguồn lực tài chính và khơng có tài sản đảm bảo nên doanh nghiệp không tiếp cận được các
nguồn vốn cần thiết. Một trong những giải pháp cho vấn đề này là sử dụng phương tiện cho thuê tài chính. Việc sử dụng thành thạo công cụ này trên thực tế đã tạo điều kiện giải quyết nhiều khó khăn về vốn của doanh nghiệp.
Cho vay có đảm bảo:
Cầm cố là hình thức mà qua đó người nhận tài trợ của ngân hàng phải
chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết, thường là thời gian nhận tài trợ.
Điểm cơ bản là cầm cố thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm
sốt, bảo quản tương đối chắc chắn và bên cạnh đó việc ngân hàng nắm giữ khơng
khốn, các hợp đồng, sổ tiết kiệm, kim loại q và các giấy tờ có giá. Các tài sản này gọn nhẹ, dễ quản lý và thường đó là các tài sản mà khách hàng dễ bán, dễ
chuyển nhượng.
Thế chấp là hình thức mà qua đó người nhận tài trợ phải chuyển các giấy tờ
chứng nhận sở hữu (hoặc sử dụng) các tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết.
Điểm khác biệt của thế chấp so với cầm cố là nhiều tài sản của khách hàng
trở thành đảm bảo cho các khoản tài trợ của ngân hàng song vẫn phải tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Những tài sản thế chấp này ngân hàng
không thể cầm cố do cồng kềnh, phân tán và hơn nữa việc bán hoặc chuyển nhượng cũng không đơn giản.
Đối với các DNNVV, cầm cố thế chấp là các hình thức tương đối dễ áp dụng
trên thực tế và được các DNNVV sử dụng thường xuyên. Đây cũng là giải pháp đầu tiên được đề cập tới mỗi khi nhu cầu về vốn nảy sinh. Một trong những vấn đề các DNNVV gặp phải là đối với những tài sản có giá trị lớn có thể được sử dụng để cầm cố thế chấp thì doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong việc chứng minh được quyền sở hữu các tài sản đó (chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất, xe ơtơ…) vì trên thực tế các tài sản này có thể chưa được cấp các loại giấy tờ trên vì các lý do khác nhau. Bên cạnh đó việc định giá các tài sản cầm cố thế chấp cũng là vấn đề gây tranh cãi. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng có xu hướng định giá thấp hơn so với giá thị trường, điều đó phần nào gây khó khăn cho các DNNVV.
Dịch vụ bảo lãnh
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho doanh nghiệp (bên được bảo lãnh) khi doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Doanh nghiệp phải nhận nợ và hoàn trả nợ cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
Các loại bảo lãnh bao gồm: bảo lãnh vay vốn; bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm; bảo lãnh thanh toán và các loại bảo lãnh khác (bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh). Dịch vụ bảo lãnh đang trở nên ngày càng gần gũi và quen thuộc với
các DNNVV. Bản thân DNNVV có nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo lãnh xuất phát từ
địi hỏi của q trình kinh doanh và hoạt động thường xuyên của mình.
Trong thời gian tới, dịch vụ bảo lãnh sẽ tiếp tục khẳng định được vị trí và vai trị với các DNNVV bởi lẽ các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng nói riêng khó thu thập đầy đủ thơng tin cần thiết về hoạt động và tình hình tài chính của các DNNVV, do vậy bảo lãnh của bên thứ ba là rất cần thiết.