doanh nghiệp nhỏ và vừa sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
Trong phần này tác giả sẽ đề cập đến việc tiếp cận DVNH của các DNNVV sau khi Việt nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO. Trong bối cảnh đó, các vấn
đề cơ bản sau đây được đặt ra cho các bên liên quan:
- Việt nam sẽ phải xây dựng hệ thống luật pháp và điều chỉnh các quy định pháp lý hiện hành theo tinh thần của WTO;
- Các nhà cung cấp DVNH Việt nam sẽ gặp phải cạnh tranh gay gắt hơn ngay tại thị trường trong nước bởi sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Các ngân hàng nước ngồi có mặt tại Việt nam cũng sẽ mở rộng hoạt động và tăng cường các dịch vụ cung cấp;
- Bản thân các doanh nghiệp Việt nam nói chung và DNNVV nói riêng sẽ phải nhanh chóng nâng cao năng lực của mình để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt nam. Bản thân việc nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua quản trị doanh nghiệp tốt và phát triển thị trường, ứng dụng khoa học
công nghệ tiên tiến cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV Việt nam tiếp cận tốt hơn các dịch vụ của các nhà cung cấp trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, cũng theo nguyên tắc của WTO, Việt Nam là nước kém phát triển vì vậy, Việt Nam có quyền hưởng một số ưu đãi nhất định, không nhất thiết phải
“mở toang cửa” ngay từ những ngày đầu là thành viên của WTO, được ra những hạn chế về tiếp cận thị trường và hạn chế về đối xử quốc gia (National Treatment- NT) với lộ trình thời gian (12 năm) kể từ khi là thành viên chính thức của WTO. Khi Việt Nam là thành viên của WTO thì các dịch vụ tài chính ngân hàng
được thực hiện tại Việt Nam đối với các nhà cung cấp nước ngồi sẽ ít nhất bằng
Nhìn lại các hạn chế được liệt kê trong dịch vụ tài chính ngân hàng tại Hiệp
định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ và đối chiếu với các quy định pháp lý hiện hành
của Việt Nam thì các DVNH của Hoa Kỳ tại Việt Nam chỉ cịn chịu rất ít hạn chế và một vài cam kết còn rộng hơn pháp luật Việt Nam hiện hành.
Cam kết về dịch vụ tài chính của ngân hàng nước ngồi khác khi Việt Nam là thành viên của WTO
Ngoài những cam kết chung Việt Nam thoả thuận về ngành dịch vụ, NHNN sẽ đưa ra cam kết cụ thể về hạn chế tiếp cận thị trường cho cả phương thức cung cấp dịch vụ theo GATS-WTO và các phụ lục về dịch vụ tài chính. Theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, các cam kết để gia nhập WTO không thể thấp hơn Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, chỉ có thể như BTA hoặc BTA (+). Như vậy các định
chế tài chính nước ngồi chỉ cịn chịu một số hạn chế tối đa khi Việt Nam là thành viên của WTO với thời gian không quá 5 năm như sau:
- Đối với phương thức hiện diện thương mại:
+ Về phạm vi hoạt động: hạn chế về tiền gửi VND đối với cá nhân, pháp
nhân Việt Nam mà định chế tài chính nước ngồi khơng có quan hệ tín dụng sẽ
được dỡ bỏ theo lộ trình tăng dần và chậm nhất sau 5 năm (2010) thì được đối xử
quốc gia .
+ Về mạng lưới tổ chức: các định chế tài chính nước ngồi khơng được lập các điểm giao dịch phụ thuộc.
- Đối với phương thức sử dụng ở nước ngồi thì Việt Nam không hạn chế
nên thực hiện theo luật nước sở tại .
- Đối với phương thức cung cấp qua biên giới thì Việt Nam chưa cam kết trừ các dịch vụ thơng tin tài chính tại I và J (phụ lục tài chính của GATS).
- Đối với phương thức cung cấp hiện diện thể nhân: Việt Nam chưa cam kết ngoài các cam kết chung.
Trong 4 phương thức cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng thì hiện diện thương mại là phương thức quan trọng nhất vì nó là một hình thức tổ chức kinh
doanh thơng qua việc thiết lập mua lại hay duy trì một pháp nhân hoặc việc thiết lập hay duy trì một chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng. Ba hình thức cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng cịn lại ít tính cạnh tranh hơn, nếu có cũng khơng gay gắt vì các hình thức này khơng phụ thuộc nhiều vào việc cung cấp dịch vụ của Việt Nam và sử dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt nhiều hơn là sinh lợi nhuận. Như vậy với mức tối đa có thể hạn chế định chế
tài chính nước ngồi hoạt động tại Việt Nam như trên, có thể thấy, khi là thành viên của WTO các định chế tài chính nước ngoài đã được hưởng ngay đối xử quốc gia về kinh doanh tiền tệ tín dụng tại Việt Nam.