Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố cần thơ (Trang 75 - 80)

Với tiến trình chuyển đổi nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động của các tổ chức tín dụng nước ta có những thay đổi căn bản về cả lượng và chất. Cơ cấu thu nhập của các tổ chức tín dụng đã có sự chuyển đổi hợp lý hơn theo hướng giảm dần doanh thu từ hoạt động tín dụng ngân hàng cùng với tăng dần doanh thu từ các hoạt động cung

cấp DVNH khác. Việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về DVNH đã góp phần đáng kể vào kết quả trên của các TCTD. Nhìn chung, Luật các

TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho hoạt động cung cấp dịch vụ của các TCTD và hoạt động

quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, do sự thay đổi nhanh chóng của hoạt động cung cấp DVNH như xu hướng tự do hoá DVNH, sự xuất hiện của nhiều DVNH mới, pháp luật về ngân hàng hiện đã bộc lộ một số điểm bất cập, khơng phù hợp với sự phát triển nhanh

chóng của các loại hình DVNH và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời pháp luật về DVNH cũng chưa thực sự tạo thành cơ sở pháp lý phù hợp cho hoạt động

quản lý, giám sát của NHNN. Hoàn thiện các hệ thống pháp lý về DVNH bao gồm các điểm chính sau:

3.4.1.1 Quy định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật các TCTD

Để khắc phục bất cập về phạm vi điều chỉnh của Luật các TCTD và nâng cao

hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và tiền tệ, phạm vi điều chỉnh của Luật các TCTD cần sửa đổi theo hướng xác định rõ phạm vi điều chỉnh gồm 3 nhóm:

i) Các NHTM là loại hình TCTD có hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh chủ yếu và được phép cung cấp hầu hết các loại hình DVNH.

ii) Các TCTD phi ngân hàng là loại hình TCTD được phép cung cấp một số loại hình DVNH (ít hơn so với các NHTM như khơng được phép làm dịch vụ thanh tốn, huy động tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới một năm).

iii) Các tổ chức khác được phép cung cấp một số DVNH rất hạn chế (ít hơn so với các TCTD phi ngân hàng như chỉ được làm dịch vụ huy động vốn hay

chuyển tiền).

Để có cơ sở pháp lý cho NHNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối

với các tổ chức này thông qua hoạt động cấp phép, thu hồi giấy phép, thanh tra,

giám sát và thực hiện yêu cầu minh bạch hố chính sách trong các cam kết quốc tế, Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành phải có quy định cụ thể về điều kiện mà tổ chức không phải là TCTD được phép cung cấp các loại DVNH (chủ yếu là các điều kiện về an toàn và quản lý rủi ro).

Để đảm bảo tính an tồn của hệ thống, bảo vệ người gửi tiền cũng như không

hạn chế quyền kinh doanh của các tổ chức cung cấp DVNH, Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng cần có quy định cho phép các tổ chức này chuyển

đổi sang TCTD hoặc ngân hàng và ngược lại khi có đủ các điều kiện theo quy định

phù hợp với từng loại hình, từng trường hợp chuyển đổi. Nói một cách khác, các tổ chức khác (không phải là TCTD) chỉ được phép cung cấp rất hạn chế các DVNH khi được NHNN cho phép và có đủ các điều kiện về an tồn và phải chịu sự giám sát, thanh tra của NHNN. Khi muốn cung cấp nhiều DVNH hơn, tổ chức này buộc phải chuyển sang hoạt động theo mơ hình ngân hàng hoặc TCTD phi ngân hàng.

Việc sửa đổi này đảm bảo tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho các nhà cung cấp

DVNH và giúp phương thức quản lý của NHNN theo hướng hiệu quả hơn.

3.4.1.2 Cải cách căn bản cơ chế cấp phép cung cấp các DVNH của các TCTD

Do yêu cầu thực tế, NHNN cần thay đổi căn bản cơ chế cấp phép cho việc cung cấp từng DVNH cụ thể của các TCTD theo hướng:

- NHNN không cấp phép cho từng dịch vụ của ngân hàng, mà quy định các

điều kiện cần thiết để được cung cấp từng dịch vụ (trên cơ sở đảm bảo an tồn),

chính sách quản lý rủi ro phù hợp, có đủ năng lực cung cấp dịch vụ. Khi có đủ các

điều kiện này, TCTD sẽ được cung cấp dịch vụ và NHNN chỉ giám sát, thanh tra

việc cung cấp dịch vụ của TCTD trên cơ sở sự tuân thủ các điều kiện do NHNN quy

định;

- NHNN không quy định cụ thể các loại DVNH mà TCTD được phép cung cấp trong giấy phép của từng TCTD, mà quy định nhóm các dịch vụ TCTD sẽ được cung cấp.

3.4.1.3 Hoàn chỉnh quy định về điều kiện cấp phép cho TCTD phù hợp với

thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt nam

Hiện tại, theo quy định của Luật các TCTD, một điều kiện bắt buộc để được xem xét cấp phép là “có nhu cầu hoạt động ngân hàng trên địa bàn”. Tuy nhiên, điều kiện này là định tính, khó xác định chính xác trên thực tế và không phù hợp với

Nam- Hoa Kỳ (BTA) và yêu cầu của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải bãi bỏ điều kiện này khi xem xét cấp phép cho các

nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như đã cam kết tại Hiệp định thương mại Việt

Nam-Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, NHNN cần quy định bổ sung các điều kiện cấp phép mới đối với các TCTD như (i) NHNN phải thoả mãn rằng giấy phép mới được cấp phục vụ tốt

nhất lợi ích của hệ thống tài chính Việt Nam và (ii) phải tuân thủ các quy định về tỷ lệ an toàn của TCTD xin cấp phép và trong chừng mực nhất định có thể đưa ra

những quy định tạm thời như không cấp phép mới cho các tất cả các TCTD trong giai đoạn chấn chỉnh, củng cố hoạt động của các TCTD hiện có, hoặc khi tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của hệ thống ngân hàng vượt quá mức nhất định. Các quy định này phải được phù hợp với các cam kết WTO.

3.4.1.4 Sửa đổi các quy định về loại hình DVNH mà TCTD được cung cấp

Theo quy định hiện hành của pháp luật về DVNH, nhiều DVNH thông dụng khác chưa được quy định trong Luật các TCTD như môi giới tiền tệ, bao thanh toán, thanh toán và quyết tốn tài sản tài chính, hối phiếu ngân hàng, các nghiệp vụ phái sinh. Trong khi đó, sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, các TCTD Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng như các TCTD nước ngoài khác tại Việt Nam lại được phép

cung cấp các phân ngành DVNH theo quy định của Phụ lục G của BTA hoặc theo Phụ lục về dịch vụ tài chính của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về DVNH, các TCTD Việt Nam được cung cấp ít hơn về số lượng DVNH so với các TCTD nước ngồi tại Việt Nam. Hay nói cách khác, Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập xét từ khía cạnh quy định về loại hình dịch vụ mà TCTD được cung cấp. Do vậy, để đảm bảo sân chơi bình đẳng và tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD Việt Nam triển khai việc cung cấp các DVNH mới và cho phép NHNN có đủ cơ sở pháp lý thực hiện chức năng giám sát và thanh tra, việc sửa đổi các quy định về các loại hình DVNH mà TCTD được cung cấp là yêu cầu cấp thiết.

Để đảm bảo khả năng điều chỉnh linh hoạt tuỳ theo sự phát triển của thị

trường và năng lực cung cấp dịch vụ của các TCTD, Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành nên quy định “danh sách các DVNH” được phép cung cấp theo hướng mở và NHNN có thể quy định bổ sung các dịch vụ mới vào danh sách này, tuỳ theo yêu cầu thị trường và năng lực quản lý. Tuy nhiên, cùng với việc cho phép các TCTD mở rộng loại hình DVNH, các quy định về điều kiện cung cấp DVNH

mới, thanh tra, giám sát việc cung cấp các dịch vụ này cũng phải được ban hành

một cách đồng bộ.

3.4.1.5 Bổ sung thêm các quy định về các phương thức cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng khác

Như đã phân tích ở phần trên, thực tiễn phát triển thị trường DVNH đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là NHNN phải nhanh chóng nghiên cứu và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ qua các phương thức như cung cấp qua biên giới và hiện diện thể nhân để đảm bảo cho NHNN có thể thực hiện tốt vai trị thanh tra, giám sát của mình. Ngồi ra, các cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ tài chính (Bộ Tài chính, NHNN) phải tăng cường phối hợp thực hiện chức năng giám sát việc cung cấp các dịch vụ tài chính đa lĩnh vực (như DVNH và bảo hiểm, DVNH và chứng khốn) của các tổ chức tài chính.

Ngoài ra, để hoàn thiện khung pháp lý cho việc xây dựng hệ thống ngân hàng đa dạng về loại hình tổ chức và loại hình dịch vụ, Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành cần được sửa đổi theo hướng quy định rõ hơn về phạm vi hoạt động của từng loại hình ngân hàng và đưa ra các quy định quản lý giám sát phù hợp.

Việc hoàn thiện pháp luật về DVNH chỉ là điều kiện cần và có vai trị hỗ trợ cho các TCTD nói chung và các ngân hàng nói riêng trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển DVNH. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho các TCTD

thực hiện thành công chiến lược phát triển dịch vụ, các cơ chế chính sách liên quan cũng phải được hoàn thiện một cách đồng bộ, đặc biệt các quy định về xử lý phá

trong các lĩnh vực khác liên quan như trong lĩnh vực đất đai: Luật đất đai, Luật đăng ký bất động sản, trong lĩnh vực dân sự như Luật Dân sự, Luật công chứng, các quy

định về đăng ký giao dịch đảm bảo… cũng cần phải được xem xét dưới góc độ đồng bộ hố để tạo điều kiện cho các quy định trong lĩnh vực DVNH phát huy tối đa hiệu lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố cần thơ (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)