Năng cao năng lực quản lý các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố cần thơ (Trang 73 - 74)

3.3.1 Nâng cao năng lực quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo đánh giá chung, năng lực quản trị tài chính của các DNNVV là yếu tố

quan trọng trong việc quyết định khả năng tiếp cận và sử dụng hiệu quả các DVNH. Một thực tế nhận thấy là một phần lớn các DNNVV có bộ máy tài chính kế tốn nhỏ gọn, thậm chí nhiều nơi chỉ do một vài người phụ trách. Tuy nhiên nếu không tự nâng cao năng lực quản trị tài chính của mình thì DNNVV sẽ gặp phải các khó khăn trong quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và trong tiếp cận và sử dụng các DVNH nói riêng.

Hiện nay, một số DNNVV xây dựng hệ thống kế tốn tài chính với mục đích chính là “đối phó” với các cơ quan quản lý chứ khơng nhằm mục đích quản trị

doanh nghiệp. Cũng chính vì lý do đó mà các báo cáo tài chính cịn mang nặng tính hình thức mà chưa đạt được mục đích cuối cùng là hỗ trợ cho việc quản trị doanh

nghiệp được tốt hơn. Do vậy nên thuật ngữ “ kế toán quản trị” trong nhiều trường hợp còn chưa được các DNNVV biết đến.

3.3.2. Năng cao năng lực quản lý các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc nâng cao năng lực của các DNNVV trong lập và thẩm định các dự án và kế hoạch kinh doanh đóng vai trị quan trọng trong việc tiếp cận và sử dụng hiệu quả các DVNH, đặc biệt là các dịch vụ truyền thống như dịch vụ tín dụng. Trong nhiều trường hợp các DNNVV tiếp cận tới các nhà cung cấp tín dụng xuất phát từ nhu cầu trực tiếp mà khơng có đánh giá xem xét cụ thể các yếu tố sau:

- Xác định cơ cấu vốn phù hợp phục vụ cho nhu cầu đặt ra, bao gồm tỷ lệ vốn tự có, vốn tín dụng từ nhà cung cấp hoặc thu tiền trước của khách hàng, thuê mua tài chính, tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Trên thực tế ba phương pháp huy động vốn đầu tiên thường được các DNNVV áp dụng;

- Nắm bắt đặc thù của các phương thức huy động vốn nói trên, bên cạnh đó

cần tính đến thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ như các doanh nghiệp khơng nên áp dụng hình thức phát hành trái phiếu khi đã có tỷ lệ nợ cao.

- Hiểu rõ tính chất của khoản vay. Hiện nay nhiều DNNVV hễ có nhu cầu về thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh là tiếp cận tín dụng ngân hàng để vay tiền phục vụ cho nhu cầu đó mà khơng tính đến phương thức th mua tài

chính. Hình thức huy động vốn trung và dài hạn này phù hợp với các DNNVV, giúp cho họ sử dụng đồng vốn linh hoạt vào các hoạt động đầu tư khác nhau thay vì mua tài sản cố định. Hơn nữa th tài chính cũng khơng làm ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng khi doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng.

Trong bất kỳ phương thức nào thì việc nắm bắt kỹ năng lập và thẩm định các dự án đầu tư (hay phương án kinh doanh trong trường hợp dự án quy mơ nhỏ) đóng vai trị then chốt. Bản thân q trình lập và thẩm định dự án cũng hỗ trợ doanh

nghiệp rất nhiều trong việc hiểu rõ hơn về bản thân doanh nghiệp mình xét về góc

độ quản lý. Bản thân doanh nghiệp cũng nắm rõ hơn dịng doanh thu, chi phí phát

sinh cũng như các phương án quản lý tối ưu đối với từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố cần thơ (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)