Với hệ thống pháp luật đã được ban hành như hiện nay, cần phải tổ chức một hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước để điều hành và quản lý thị trường DVNH theo hệ thống pháp luật này. Để đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ của mình, Chính phủ phân cơng quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cho từng Bộ và Cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý và điều hành thị trường dịch vụ tài chính - tiền tệ. Cụ thể, các cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm quản lý và điều hành thị trường dịch vụ tài chính bao gồm: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành khác. Các cơ quan quản lý Nhà nước nêu trên sử dụng hệ thống pháp luật và các chính sách phát triển kinh tế vĩ mơ khác nhau như: Chính sách tài khố, Chính sách quản lý nợ, Chính sách thâm hụt và thặng dư ngân sách, Chính sách thuế, Chính sách tiền tệ, Chính sách tỷ giá hội đoái... để định hướng và quản lý sự phát triển của thị
trường, đảm bảo thị trường ngày càng phát triển, hoạt động trong khuôn khổ của
pháp luật và phục vụ tốt nhất chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, để đạt
được mục tiêu trên, cơ chế và hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước cần phải đảm bảo
một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, quản lý Nhà nước khơng mang tính quản lý hành chính can thiệp
trực tiếp, quá sâu vào hoạt động kinh doanh trên thị trường, phải mang tính chất
quản lý vĩ mơ, định hướng thông qua hệ thống pháp luật và các công cụ thị trường
để điều chỉnh thị trường hoạt động theo khn khổ pháp luật, phục vụ các mục đích
quản lý vĩ mơ chung của tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Ví dụ, đối với vấn đề quản lý, can thiệp vào lãi suất trên thị trường tín dụng (một loại giá cả quan trọng của DVNH), các cơ quan quản lý Nhà nước cần nắm vững quy luật: lãi suất cao thì cầu tín dụng thấp và ngược lại lãi suất thấp thì cầu tín dụng sẽ tăng lên. Nhà nước không trực tiếp xác định tỷ lệ lãi suất trên thị trường mà nên để thị trường tự điều tiết lãi suất trong nền kinh tế trên cơ sở định hướng của các chính sách kinh tế vỉ mô của Nhà nước. Tuy nhiên, đối với các thị trường kém phát triển hoặc trong các trường
hợp đặc biệt, suy giảm kinh tế ...., Nhà nước vẫn cần phải điều chỉnh trực tiếp chế
độ lãi suất nhằm đảm bảo sự phát triển vững mạnh của cả nền kinh tế.
Thứ hai, hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước cần đảm bảo gọn nhẹ, giảm tối
thiểu các thủ tục hành chính gây cản trở cho hoạt động của thị trường dịch vụ tài
chính. Vấn đề chính ở đây là thống nhất và giảm tối thiểu các đầu mối quản lý và
điều hành thị trường, đồng thời có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ
quan đầu mối quản lý Nhà nước đối với hoạt động của thị trường, đảm bảo thực
hiện đầy đủ chức năng quản lý của Nhà nước đối với thị trường nhưng không chồng chéo giữa các cơ quan quản lý Nhà nước.
Với vai trò là các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cung cấp, quản
lý, giám sát DVNH, pháp luật về DVNH có tác động rất lớn đến hoạt động kinh
doanh, cung cấp các DVNH của các NHTM. Pháp luật về DVNH có thể thúc đẩy hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của DVNH nếu được xây dựng phù hợp với thực tiễn, ngược lại pháp luật về DVNH có thể là rào cản kìm hãm sự phát triển của DVNH, khi bộ phận pháp luật này chứa đựng nhiều bất cập. Sau khi Luật NHNN và Luật các TCTD năm 1997 được ban hành và được sửa đổi, bổ sung năm 2004,
NHNN đã soạn thảo, trình Chính phủ ban hành trên 30 Nghị định và ban hành theo thẩm quyền hàng trăm quyết định, thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành các quy định của Luật trên và các nghị định của Chính phủ. Về cơ bản, các văn bản quy phạm
pháp luật này đã tạo thành khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh để điều chỉnh cả về tổ chức và hoạt động của các TCTD tại Việt Nam. Tuy nhiên, do sự phát triển
nhanh chóng của thị trường DVNH và yêu cầu của quá trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng của nước ta, khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng
đã bộc lộ một số bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và đã cản trở sự
phát triển của DVNH, đặc biệt là việc phát triển các DVNH mới, hiện đại. Các bất cập cơ bản của pháp luật về DVNH bao gồm:
i) Cơ chế quản lý và cấp phép cho các DVNH chưa phù hợp với sự thay đổi của thị trường DVNH đang được tự do hố theo lộ trình cam kết. Các TCTD được phép cung cấp trong giấy phép thành lập và hoạt động của các TCTD. Trên thực
tiễn, cơ chế này đã tỏ ra không phù hợp với tính năng động trong hoạt động cung
cấp dịch vụ của các TCTD và yêu cầu quản lý chặt chẽ của NHNN. Khi phát sinh các DVNH mới không được quy định trong giấy phép, các TCTD muốn thực hiện thì phải xin phép. Thời gian cấp phép kéo dài có thể làm lỡ cơ hộ kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh và tăng chi phí của các TCTD. Hơn nữa thực trạng này còn ảnh hưởng tới hoạt động quản lý của NHNN vì NHNN khơng có đủ cơ sở pháp luật để thực hiện chức năng thanh tra, giám sát
ii) Pháp luật về DVNH thiếu các các quy định điều chỉnh một số phương thức như: cung cấp DVNH qua biên giới, sử dụng dịch vụ ở nước ngoài .... Các quy định hiện hành của pháp luật về DVNH hầu hết chỉ tập trung điều chỉnh phương thức cung cấp DVNH thông qua hiện diện thương mại, mà chưa có các quy định điều
chỉnh việc cung cấp DVNH thông qua phương thức khác. Trong khi đó, ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc cung cấp dịch vụ nói chung và DVNH nói riêng qua mạng Internet đã khá phổ biến. Thông qua mạng Internet, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngồi hồn tồn có thể cung cấp các DVNH cho các khách hàng tại Việt Nam và ngược lại, các nhà cung cấp DVNH Việt Nam cũng có thể cung cấp các DVNH cho các khách hàng tại nước ngồi mà khơng cần thiết lập hiện diện thương mại. Do vậy, khi khơng có các quy định điều chỉnh các phương
thức cung cấp dịch vụ mới này, NHNN khó có thể thực hiện tốt vai trò giám sát, kiểm tra đối với hoạt động cung cấp dịch vụ theo các phương thức mới này của các TCTD.
iii) Luật các TCTD chưa quy định rõ thẩm quyền quản lý Nhà nước về DVNH của Ngân hàng Nhà nước. Thực tiễn thực hiện Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn Luật trong thời gian qua cho thấy phạm vi điều chỉnh của Luật chưa phù hợp với thực tiễn quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng. Theo quy định của
Luật các TCTD, NHNN là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt
động cho TCTD và cấp giấy phép hoạt động ngân hàng cho tổ chức khác (không
phải là TCTD). Tuy nhiên, việc cấp giấy phép hoạt động ngân hàng cho tổ chức
- Luật các TCTD không phân biệt rõ giữa hoạt động ngân hàng (hoạt động
bao gồm cả nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi này để cho vay, làm dịch vụ thanh toán) và các DVNH cụ thể (mà ngân hàng, các tổ chức khác không phải là TCTD
được phép thực hiện);
- Chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện Luật về việc cấp phép hoạt động ngân hàng cho các tổ chức khác;
- Luật khơng có quy định cụ thể về các loại hình DVNH mà các tổ chức khác có thể được phép hoạt động;
- Luật chưa có quy định về giám sát an tồn đối với các tổ chức khác có hoạt
động ngân hàng. Thực trạng nêu trên đã làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước của
NHNN.
Trên thực tế, có nhiều tổ chức khác có hoạt động ngân hàng (thậm chí hoạt động ngân hàng là hoạt động chính) nhưng khơng do NHNN cấp phép và quản lý,
thanh tra, giám sát như Tiết kiệm bưu điện, Quỹ bảo lãnh DNNVV . . .
iv) Pháp luật về DVNH chưa quy định rõ phạm vi hoạt động của từng loại hình ngân hàng. Theo quy định của pháp luật ngân hàng hiện hành, ngân hàng bao gồm các loại hình như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác. Tuy nhiên, các quy định về hoạt động của các loại hình ngân hàng này lại khơng có sự phân biệt giữa từng loại hình ngân hàng. Hay nói cách khác, các loại hình ngân hàng này được cung cấp cùng loại DVNH. Quy định này không phù hợp với thông lệ quốc tế và làm cho việc phân biệt các loại hình ngân hàng khơng có ý nghĩa, không thúc đẩy sự phát triển đa dạng của các loại hình TCTD và loại hình DVNH chuyên sâu của mỗi loại hình ngân hàng.
Các bất cập nêu trên của pháp luật về DVNH, nếu không được khắc phục kịp thời chắc chắn sẽ cản trở sự phát triển DVNH và sẽ góp phần làm giảm khả năng cạnh tranh của các TCTD Việt Nam. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về DVNH, khắc phục các bất cập nêu trên để hỗ trợ tích cực cho việc phát triển DVNH của các TCTD là yêu cầu cấp thiết.