Đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố cần thơ (Trang 82 - 87)

Hiện nay, nguồn nhân lực chun ngành tài chính ngân hàng có trình độ cao

đang thiếu hụt nghiêm trọng ở Việt Nam nói chung và tại Cần Thơ nói riêng. Theo

báo cáo của NHNN tại Hội thảo quốc gia đào tạo nhân lực Tài chính - Ngân hàng , tổ chức ngày 27/12/2007, so với Thái Lan thì tỷ lệ cán bộ NH Nhà nước Việt Nam có bằng tiến sĩ chỉ bằng 1/10, cịn so với Ngân hàng trung ương châu Âu thì tỷ lệ cịn xót xa hơn, chỉ bằng 1/25. So với các nước Anh, Nhật... thì Việt Nam đều đứng sau rất nhiều về tỷ lệ cán bộ có học vị.

Với khoảng 5.000 cán bộ viên chức của Ngân hàng thì đội ngũ được đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ chiếm chưa đầy 5%, trình độ đại học chiếm khoảng 61%. Tuy

nhiên, xét về kỹ năng nghề nghiệp thì vẫn yếu, khả năng tiếp cận và xử lý công việc theo nhóm cịn gặp nhiều khó khăn.

Ngồi ra, hiện nay, ngành ngân hàng đang triển khai và vận hành rất hiệu quả dự án Hiện đại Ngân hàng và Hệ thống thanh toán - một dự án lớn với cơ sở vật chất kỹ thuật tin học đồ sộ và rộng khắp, nhiều hoạt động nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đã được tin học hoá ngày càng tăng cao cả về quy mô cũng như chất lượng, do đó nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin là thật sự cấp bách.

DVNH là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam, do vậy việc đào tạo nguồn nhân lực có chun mơn cao là hết sức cần thiết và cấp bách. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam phải sớm đổi mới chương trình đào tạo theo yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực trong xã

hội. Bên cạnh đó, Nhà nước nên sớm tạo quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo để

tránh tư tưởng trông chờ bao cấp từ ngân sách nhà nước, dẫn đến không năng động, thiếu cạnh tranh trong hoạt động. Mặt khác, chúng ta nên có chính sách khuyến

khích gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sử dụng.

KẾT LUẬN

Từ các phần phân tích và đánh giá trên đây liên quan đến quan hệ giữa các yếu tố cho phát triển DVNH phục vụ các DNNVV, cùng với việc phân tích các giải pháp cụ thể chúng ta có thể kết luận như sau:

Trong chương 3 đã nêu ra các giải pháp phát triển DVNH cho DNNVV ở Cần Thơ, với việc chia các giải pháp thành 2 nhóm chính là giải pháp từ phía các NHTM và giải pháp từ phía các DNNVV. Các giải pháp khác đã được áp dụng

thành công tại các nền kinh tế phát triển như áp dụng phương pháp định mức tín nhiệm, nhưng rất khó áp dụng tại Việt nam nói chung và tại Cần Thơ nói riêng do phương pháp này địi hỏi nhiều thơng số đầu vào và các thông số này phải được

chuẩn hố cùng với báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Với đặc thù và mức độ

phát triển hiện nay của các DNNVV Việt nam thì giải pháp này khó có thể áp dụng trong tương lai gần.

Theo quan điểm của tác giả, các giải pháp và kiến nghị cụ thể có thể được

xem xét dưới góc độ về tầm quan trọng, tính cấp thiết cũng như khả năng tạo tiền đề

để cho các giải pháp, kiến nghị khác có thể được triển khai. Cụ thể các giải pháp có

thể chia thành các nhóm sau:

- Nhóm các giải pháp kiến nghị nền tảng và quan trọng nhất là cần phải

được triển khai ngay trước khi đưa ra các giải pháp khác. Nhóm này bao gồm:

i) Các kiến nghị nâng cao năng lực quản trị tài chính của các DNNVV. Trong một số trường hợp chúng ta có thể cụ thể hố là việc có một hệ thống kế tốn và báo cáo tài chính theo quy định đạt tiêu chuẩn. Đây là một quan điểm chung được các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá là then chốt trong toàn bộ hệ

thống các giải pháp và kiến nghị. Việc nâng cao năng lực quản trị tài chính sẽ giúp các DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh và quản lý tốt dịng tiền. Chính q trình cải tiến quản trị tài chính đã giúp chủ doanh nghiệp hiểu hơn về bản thân doanh nghiệp mình để trên cơ sở đó có thể đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp.

ii) Lập các báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn cũng là nền tảng giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các nguồn tài chính của ngân hàng và huy động các nguồn

vốn thơng qua các hình thức khác (cổ phiếu, trái phiếu …). Tại nhiều quốc gia trên thế giới khi hệ thống quy định pháp lý đầy đủ và ổn định thì các giải pháp chúng ta vừa nêu là cốt lõi cho một giải pháp tổng thể phát triển DVNH cho DNNVV. Do vậy việc ban hành và điều chỉnh bổ sung hệ thống chuẩn mực kế toán cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đồng thời phù hợp với đặc điểm hoạt động của DNNVV (bao gồm cả sự linh hoạt trong vận hành doanh nghiệp, năng lực quản lý, nguồn lực con người) là rất cần thiết.

- Nhóm các giải pháp thứ hai dành cho các NHTM - nhà cung cấp dịch vụ. Cùng với nỗ lực của các cơ quan quản lý và hệ thống quy định pháp lý thì khi Việt Nam gia nhập WTO đã đặt ra rất nhiều thách thức cho các tổ chức cung cấp dịch vụ trong việc đưa ra các giải pháp của mình nhằm phục vụ tốt hơn nữa các DNNVV.

Việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro và khả năng ứng dụng cơng nghệ sẽ

giảm bớt các chi phí giao dịch. Trong trường hợp các giải pháp trong nhóm 1 được thực hiện thì với vị thế của một số NHTM hiện nay cũng như năng lực quản trị rủi ro của các tổ chức này thì cũng khơng có gì đảm bảo rằng các DNNVV có thể tiếp cận được nguồn vốn và các dịch vụ. Điều đó nói lên sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhóm giải pháp và kiến nghị cũng như tính đồng bộ của các giải pháp và kiến nghị này.

Rủi ro trong quan hệ giữa DNNVV và NHTM phụ thuộc vào các thông tin về doanh nghiệp cũng như khả năng quản trị rủi ro của các nhà cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp các NHTM khơng có năng lực quản trị rủi ro tốt, thì ngồi việc một số dự án của DNNVV không được xem xét để cho vay, thì các dự án ít rủi ro nhưng NHTM cũng chuyển phần rủi ro của mình sang phía doanh nghiệp và điều này được thể hiện qua các điều kiện cho vay khắt khe và mức lãi suất cao. Chúng ta có thể nhận thấy rằng việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các nhà cung cấp dịch vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ tín dụng giữa các nhà cung cấp dịch vụ và DNNVV.

- Nhóm thứ ba tập hợp các giải pháp có thể được triển khai và áp dụng trong tương lai gần. Nhóm các giải pháp này được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm từ

các quốc gia khác và có tính đến đặc thù phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng. Các giải pháp cụ thể trong nhóm này bao gồm:

i) Xây dựng các trung tâm hỗ trợ thẩm định tín dụng.

ii) Thiết lập các tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ cho các DNNVV với điểm nổi bật là thành lập ngân hàng chuyên cho các DNNVV.

iii) Tranh thủ sự hỗ trợ phát triển DNNVV từ các tổ chức quốc tế. Trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, chính sách kinh tế mở cửa và cải thiện môi trường đầu tư trong nước của Việt Nam những năm gần đây đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế (Chính phủ và Phi Chính phủ). Đến nay, có

nhiều chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Việt Nam, trong đó thường tập trung cho khu vực kinh tế tư nhân mà chủ yếu là DNNVV.

Bên cạnh đó hàng loạt các giải pháp và kinh nghiệm tại các nước phát triển và các nền kinh tế khác như xử lý hồ sơ tín dụng của các DNNVV giống như đối

với trường hợp cho vay tiêu dùng cá nhân cũng là một nhân tố quan trọng để có thể xem xét và áp dụng tại Việt Nam nói chung và tại Cần Thơ nói riêng.

Nhìn tổng thể, các giải pháp được đưa ra bao gồm nhóm giải pháp tài chính và nhóm các giải pháp phi tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV dễ dàng tiếp cận các DVNH, các giải pháp này được đưa ra chủ yếu dựa trên các

đặc thù của các DNNVV.

1. Lê Văn Tề, Ngô Hướng, Đỗ Linh Hiệp (1997), Nghiệp vụ ngân hàng thương

mại, Nhà xuất bản thống kê

2. Trần Hoàng Ngân (1996), Tiền tệ - Ngân hàng & Thanh toán Quốc tế, Nhà xuất bản thống Kê.

3. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng (2007), Nghiệp vụ ngân

hàng thương mại , Nhà xuất bản thống kê.

4. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.

5. Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng (2008) Nhập mơn Tài chính - Tiền tệ,

Nhà xuất bản lao động - xã hội.

6. Lê Văn Tư (1997), Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.

7. Nguyễn Ninh Kiều (2006), Tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê. 8. Cục thống kê Cần Thơ (2007), Niên giám thống kê 2007

9. Cục thống kê Cần Thơ (2006), Niên giám thống kê 2006

10. Viện Khoa học tài chính (2005), Đánh giá sự chuẩn bị của các tổ chức tín

dụng trước khả năng Việt Nam gia nhập WTO, Báo cáo khảo sát.

11. Lưu Thị Hương (2003), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội.

12. Bộ Lao động và TBXH (2009), Báo cáo thực trạng và phương hướng giải

quyết việc làm cho vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

của Bộ Lao động và Thương binh XH.

13. Chính Phủ (2001), Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp

phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

14. Thủ tướng Chính Phủ (2006), Quyết định số 236/2006/QĐ-CP ngày

đại hóa đất nước".

16. Thủ tướng Chính Phủ (2009), Quyết định số 366/QĐ-TTg của về việc ban

hành Kế hoạch triển khai tiếp Nghị quyết số 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2015.

17. Nguyễn tấn Quyên (2006), Thành phố Cần Thơ trên con đường đổi mới và

hội nhập, Tạp chí cộng sản.

18. Tấn Sĩ (2006), Gỡ khó cho doanh nghiệp nhỏ và vừa , Thời báo Đầu tư

19. Các tài liệu hội thảo (2008), Tuần lễ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2008: Các

doanh nghiệp liên kết, phát triển, Hà nội.

20. Cao Sĩ Kiêm (2008), Doanh nghiệp phải biết tự cứu mình, Thời báo doanh nhân.

21. ThS. Lưu Khánh Cường (2008), Để doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển bền

vững, KTQL số tháng 8-2008 (trang 23).

22. DNNVV Việt Nam: Vai trò, thách thức và triển vọng, Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (2008)

23. Hà Nguyễn 2008, Gỡ khó cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Báo đầu tư.

24. TS Vũ Tiến Lộc (2008), Kế hoạch phát triển DNNVV: Thực tiễn triển khai và

kiến nghị.

25. Ngô Minh (2008), Ngân hàng nhỏ: Tăng vốn điều lệ hay sáp nhập, Thời báo kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố cần thơ (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)