1.2 Tiền gửi tiết kiệm trong dân cư và chất lượng huy động nguồn vốn tiền gửi nhàn
1.2.1.2 Các hình thức huy động vốn
Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi giao dịch:
Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi là hình thức huy động vốn cổ điển và mang tính đặc thù riêng có của ngân hàng thương mại. Do vậy đây cũng là điểm khác biệt
giữa ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Chính vì đặc thù này, ngân hàng thương mại thường được gọi là tổ chức nhận tiền gửi (depository
institutions) trong khi các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được gọi là tổ chức không nhận tiền gửi (non - depository institutions). Do nhu cầu và động thái gửi tiền của khách hàng rất đa dạng và khác nhau nên để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền, ngân hàng thương mại phải thiết kế và phát triển thành nhiều loại sản phẩm tiền gửi khác nhau:
- Huy động vốn qua tiền gửi thanh tốn: là hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán nhằm đáp ứng cho đối tượng khách hàng có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Đây là một dạng dịch vụ thanh tốn, theo đó ngân hàng thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đơn vị phải trả, bằng cách ghi Nợ vào tài khoản, sang tài khoản của đơn vị thụ hưởng bằng cách ghi Có vào tài khoản. Để thực hiện được nghiệp vụ thanh toán này, đòi hỏi khách hàng phải
mở tài khoản tiền gửi thanh tốn ở ngân hàng. Số dư có trên tài khoản tiền gửi thanh tốn của khách hàng có thể hình thành từ 2 nguồn: do khách hàng nộp tiền mặt vào, do khách hàng nhận tiền chuyển khoản từ các đơn vị khác. Số dư này nhằm duy trì khả năng thanh tốn và chi trả của khách hàng ở bất kỳ thời điểm
nào. Tuy nhiên, không phải lúc nào khách hàng cũng sử dụng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của họ, do vậy đôi khi số dư này tạm thời nhàn rỗi và trở
thành nguồn vốn của ngân hàng để ngân hàng có thể sử dụng cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, do tài khoản tiền gửi là tài khoản không kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng, nên ngân hàng rất khó kế hoạch hóa sử dụng loại tiền gửi này, vì vậy lãi suất của loại hình này rất thấp thậm chí khơng trả lãi cho khách hàng. Chính vì lãi suất thấp nên khách hàng duy trì số dư trên tài khoản cũng khơng nhiều, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày của họ. Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi thanh tốn của từng khách hàng khơng lớn nhưng ngân hàng là trung tâm tập trung tiền tệ và cung cấp dịch vụ thanh tốn, nên ngân hàng có số lượng khách hàng lớn khiến cho tổng số vốn huy động qua tiền gửi thanh toán trở nên lớn đáng kể.
- Huy động vốn từ tài khoản vãng lai: Không giống như các tài khoản tiền gửi tiết kiệm trong đó lý do chủ yếu để gửi tiền là để sinh lãi, chức năng chính của tài
khoản vãng lai là giao dịch, vì thế phần lớn các nhà cung cấp tài khoản vãng lai hoặc là không trả tiền lãi hoặc là trả lãi ở mức lãi suất thấp hơn trên số dư có. Tài khoản vãng lai thường áp dụng đối với khách hàng có uy tín, ngân hàng có thể cho thấu chi (overdraw) đến hạn mức phù hợp với thu nhập bình quân của chủ tài khoản nhằm bảo đảm khả năng trả nợ.
- Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi cá nhân: tài khoản tiền gửi cá nhân được mở cho khách hàng cá nhân có nhu cầu sử dụng. Loại tài khoản này thích hợp cho cá nhân có nhu cầu nhận chuyển tiền vào tài khoản, chẳng hạn nhận tiền lương hàng tháng, nhận chuyển tiền từ nước ngồi hoặc từ cá nhân khác trong nước. Thơng thường, số dư tài khoản này tăng lên khi khách hàng nhận tiền lương vào thời điểm trả lương và giảm dần khi khách hàng rút tiền về chi tiêu. Mặc dù số dư trên tài khoản này không lớn nhưng với số lượng khách hàng
bình mỗi tài khoản cá nhân là 2.000.000đ, ngân hàng ACB số lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửi cá nhân ngày càng nhiều do sự phối hợp tốt giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Ví dụ: Ngân hàng Đơng Á phối hợp với trường TCKT – KT Nguyễn Hữu Cảnh mở tài khoản và nhận chi trả lương, thu nhập tăng thêm cho giáo viên, công nhân viên trong trường.
Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm:
- Tiết kiệm không kỳ hạn: Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an tồn và sinh lợi nhưng khơng thiết lập được kế hoạch sử
dụng tiền gửi trong tương lai. Đối với khách hàng khi chọn lựa hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an tồn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi. Đối với ngân hàng, vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút ra bất cứ lúc nào cũng
được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên được kế hoạch
sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy, ngân hàng thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này.
- Tiết kiệm định kỳ: Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm
định kỳ được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi
tiền vì mục tiêu an tồn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng
tháng, hàng quý. Đa số khách hàng thích lựa chọn hình thức tiền gửi này là cơng nhân, viên chức hưu trí. Mục tiêu quan trọng của họ khi chọn lựa hình thức tiền gửi này là lợi tức có được theo định kỳ. Do vậy, lãi suất đóng vai trị quan trọng
để thu hút được đối tượng khách hàng này, mức lãi suất thường cao hơn so với
tiết kiệm không kỳ hạn. Ngồi ra, mức lãi suất cịn thay đổi tùy theo loại kỳ hạn gửi, tùy theo loại tiền tệ gửi (USD, VND, EUR hay vàng…) và tùy theo uy tín, rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi.
- Các loại tiết kiệm khác: hầu hết các ngân hàng đều thiết kế những loại tiền gửi khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm an khang, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm nhà ở, tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng… ngồi hai loại hình là tiền gửi tiết
kiệm khơng kỳ hạn và có kỳ hạn.
Bên cạnh đó, NHTM cũng từng bước nâng cao các tiện ích cho người gửi tiết kiệm như: sổ tiết kiệm như là một chứng từ bảo đảm tiền gửi, người có sổ có thể mang sổ tiết kiệm đến ngân hàng để cầm cố, hoặc xin chiết khấu để vay vốn khi cần thiết.
Tóm lại, nguồn vốn huy động từ tiền gửi có vai trị quan trọng trong việc tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của NHTM. Thông thường nguồn vốn này phụ thuộc
vào ba thông số chính: lãi suất do NHTM trả cao hay thấp; lãi suất của các loại hình
đầu tư khác như: cổ phiếu, trái phiếu…; thu nhập của khách hàng trong đó lãi suất của
NHTM trả cho khách hàng được xem là thơng số quan trọng nhất. Vì vậy việc đưa ra lãi suất như thế nào, hình thức huy động ra sao để thu hút được nhiều vốn và kinh doanh có lãi là điều quan trọng thể hiện được tầm quản trị của NHTM.
Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá:
Nghiệp vụ này được thực hiện mang tính chất thời vụ, nó phát sinh khi có nhu cầu về vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhằm thu hút các khoản vốn trung và dài hạn để đầu tư vào nền kinh tế, do huy động có thời hạn nên nguồn vốn này tăng cường tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của NHTM. “ Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều
khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua”. Giấy tờ có giá có thể phân thành nhiều loại khác nhau, căn cứ vào sở hữu có thể chia ra thành giấy tờ có giá vơ danh và giấy tờ có giá ghi danh, căn cứ vào thời hạn giấy tờ có giá chia ra giấy tờ có giá ngắn hạn (là loại có thời hạn dưới 12 tháng bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác) và giấy tờ có giá dài hạn (là
loại thời hạn từ 12 tháng trở lên bao gồm kỳ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá dài hạn khác)
Vay NHTW hoặc các tổ chức tín dụng khác:
Đây là nguồn vốn mà ngân hàng thương mại có được thơng qua quan hệ vay
mượn giữa NHTM với NHTW hoặc các NHTM khác hay với các tổ chức tín dụng. Vốn đi vay là nguồn vốn mà ngân hàng chịu chi phí cao hơn vốn huy động vì vậy chỉ trong trường hợp ngân hàng thiếu vốn khả dụng trong thời gian ngắn nào đó thì ngân hàng mới tìm đến các NHTM khác để thỏa mãn nhu cầu vốn khả dụng. Trong thực tế, nguồn vốn này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của ngân hàng. Nếu ngân hàng thương mại khơng thỏa được nhu cầu đó từ phía các NHTM khác thì
tiến hành vay NHTW. Tùy theo mục đích sử dụng và hình thức vay vốn, các NHTM có thể vay NHTW các loại vốn: vốn vay ngắn hạn bổ sung vốn ngắn hạn còn thiếu của NHTM hoặc vốn vay để thanh toán giữa các NHTM nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh tốn, hoặc các NHTM mang chứng từ có giá đến NHTW xin tái chiết khấu (tái cấp vốn). NHTW thông qua nhu cầu vay vốn của các NHTM với NHTW nhằm mục đích phát hành thêm tiền theo kế hoạch, bổ sung lượng vốn khả dụng cho NHTM một cách thường xuyên và là cứu cánh cho vay cuối cùng nhằm cứu nguy cho các NHTM khi cần thiết, nếu sự đổ vỡ của NHTM có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng.