Kiến nghị giải pháp ở cấp độ vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương TPHCM (Trang 94)

3 Kết luận chương II

3.3 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn

3.3.1 Kiến nghị giải pháp ở cấp độ vĩ mô

3.3.1.1 Từ phía Nhà nước:

Hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường

được gần 20 năm với nhiều khó khăn như tiềm lực tài chính yếu, sản phẩm dịch vụ

nghèo nàn, quản trị còn nhiều bất cập, tỷ lệ nợ xấu còn cao… Những tháng đầu năm 2009, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ đã khiến cho nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt động nhất là khả năng huy động vốn. Nhằm giúp các NHTM vượt qua giai đoạn khó khăn này, chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước cần có các giải pháp như cấp thêm vốn, phát hành trái phiếu để tăng vốn, cần tháo gỡ các cơ chế chính sách tài chính, hình thức sở hữu để các NHTM Nhà nước có đủ điều kiện về quy mơ vốn và tài sản để mở rộng quy mô, hoạt động ổn định, an toàn, bền vững phát triển và hội nhập. Trong phần này, tôi xin đề xuất một số kiến nghị đối với NHNN nhằm nâng cao năng lực của các

NHTM:

- NHNN cần có biện pháp khuyến khích việc thanh tốn qua ngân hàng, phá bỏ thói quen tiêu dùng tiền mặt để từ đó tăng lượng vốn lưu thông qua ngân hàng, hạn chế những biến động theo thời vụ như hiện nay (ví dụ: nhu cầu rút tiền mặt vào dịp Tết).

- Thực hiện việc cơ cấu lại cùng với việc xây dựng các thể chế hoạt động phù hợp với sự phát triển và tiến trình hội nhập WTO. Việc cơ cấu lại ngân hàng ở các nước đang phát triển nhằm tạo ra một hình ảnh ngân hàng lành mạnh hơn. Học tập kinh nghiệm quốc tế về quá trình cơ cấu lại ngân hàng, Việt Nam cần thành lập cơ quan, đơn vị tư vấn cơ cấu lại ngân hàng. Cơ quan này này giúp Chính phủ đề ra các giải pháp cụ thể để cái tiến và nâng cao năng lực tài chính của các NHTM.

- Cải cách khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng như hoàn thiện các bộ luật, văn bản pháp quy về tiền tệ ngân hàng, lãi suất, chấm dứt cấp tín dụng của Chính phủ cho những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn khơng có hiệu quả.

- Thực hiện giải pháp ổn định tiền tệ, kiểm sốt lạm phát (duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý) đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền.

3.3.1.2 Từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thách thức lớn mà các NHTM Việt Nam đang phải đối mặt hiện nay là sự cạnh tranh gay gắt của ngành ngân hàng. Với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, sự gia tăng nhanh chóng của các NHTM nước ngồi có kinh nghiệm, có điều kiện tài chính, hiểu rõ pháp luật Việt Nam. Các ngân hàng trong và ngồi nước thực hiện các chính sách như nhau, không phân biệt đối xử. Thực tế dẫn đến sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ngày càng trở nên quyết liệt hơn trong cuộc đua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.

Mức độ cạnh tranh trên thị trường vốn ngày càng cao, việc huy động vốn của

các NHTM phải cạnh tranh với các kênh thu hút vốn khác như tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu tư cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tài chính.

Giá cả tăng mạnh trong thời gian gần đây gây ra tâm lý e ngại gửi tiền VND dài hạn vào ngân hàng, dẫn đến người dân chuyển sang đầu tư vào bất động sản hoặc tích trữ USD, vàng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế dù được duy trì ở mức cao trong nhiều năm nhưng

thu nhập quốc dân trên đầu người vẫn còn thấp, tiết kiệm và tích lũy trong dân cư tuy

đã tăng nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn và dân cư chưa thật sự tin tưởng khi gửi tiết

kiệm và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, quy mơ vốn của các doanh nghiệp cịn nhỏ bé, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng, nhu cầu đầu tư cao

Lãi suất huy động vốn của các NHTM trong thời gian qua tăng lên là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nhằm níu kéo và thu hút khách hàng gửi tiền, việc tăng lãi suất dường như không dựa trên quan hệ cung cầu vốn mà căn cứ bởi nhiều lý do khác đặc biệt là lý do cạnh tranh để dành thị phần.

Những khó khăn trên đối với NHTM ở Việt Nam không hẳn là giải quyết được khi có sự can thiệp của NHNN, bởi lẽ hiện nay về cơ bản lãi suất đã được tự do hóa. Khả năng can thiệp để điều chỉnh lãi suất bằng các công cụ gián tiếp, thông qua nghiệp vụ thị trường mở của NHNN là rất hạn chế. Do đó, mức lãi suất huy động bị đẩy lên quá cao như thời gian năm 2008 sẽ gây khó khăn trong công tác huy động vốn, nhất là vốn trung và dài hạn của hệ thống NHTM. Vì vậy, NHNN cần có những giải pháp hồn thiện các cơng cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ, hồn thành nghiệp vụ thị trường mở để có đủ năng lực điều tiết cung cầu về vốn, điều chỉnh lãi suất tạo

điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn trung và dài hạn của hệ thống NHTM.

NHNN cần thực thi chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm đạt mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt lạm phát, bình ổn thị trường, thúc đẩy tăng trưởng.

3.3.1.3 Từ phía Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Mặc dù Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đặt tại Hà Nội, có địa điểm rất xa so với VCB – CN Thành phố Hồ Chí Minh, cho nên cũng có hạn chế nhất định về khơng gian trong việc quản lý hệ thống cấp dưới, vì vậy Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần:

- Đề ra những nội quy, quy chế nhằm từng bước xây dựng mơi trường văn hóa

doanh nghiệp chung cho toàn hệ thống VCB. Xây dựng một Tập đoàn ngân

hàng kiểu mẫu tại Việt Nam.

- Tăng cường cơng tác đào tạo giáo dục, nâng cao trình độ chuyên môn cho CB- CNV, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đại lý.

3.3.1.4 Về phía Hiệp hội ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng là cầu nối giữa Nhà nước với các NHTM, giữa Ngân hàng Trung Ương với các ngân hàng với nhau, vì vậy phía Hiệp hội ngân hàng cần:

- Tăng cường chức năng làm cầu nối giữa NHTM với Nhà nước, giữa các NHTM với nhau để tạo nên sự liên kết mạnh mẽ và tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy thị trường ngân hàng Việt Nam tăng trưởng và phát triển.

- Tăng cường tham mưu cho Nhà nước xây dựng luật ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn trong trường hợp xử lý trục lợi trong kinh doanh ngân hàng.

- Thường xun có cơng văn thông báo cho các ngân hàng biết được những vi

phạm về luật ngân hàng, vi phạm về chế độ tài chính trong hoạt động ngân

hàng…

3.3.2 Giải pháp ở cấp độ vi mô

Các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn đối với Ngân

hàng TMCP Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh là:

3.3.2.1 Phát triển đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi:

Khách hàng của ngân hàng có nhiều tầng lớp khác nhau và nhu cầu gửi tiền của họ rất đa dạng. Do vậy, yếu tố tác động đến động thái và quyết định gửi tiền của khách hàng cũng rất phong phú. Một số cho rằng sự an toàn là quan trọng đối với họ, một số khác cho rằng sự tiện lợi là quan trọng, và một số khác cũng cho rằng cung cách phục vụ của nhân viên quan trọng, trong khi hầu hết mọi người đều cho rằng lãi suất là yếu tố quan trọng. Đứng trước khách hàng có nhu cầu đa dạng và phong phú như vậy, cách phù hợp để thu hút họ là ngân hàng phải phát triển và cung cấp sản phẩm đa dạng để họ có điều kiện lựa chọn. Ví dụ:

- Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi theo kỳ hạn: hiện nay hầu hết các NHTM đều có đầy đủ các loại thời hạn tiền gửi là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 hoặc tới 36

- Đa dạng hóa sản phẩm theo loại đồng tiền gửi: có các dạng dịch vụ gửi loại tiền

như VND, USD, EUR, vàng.

- Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi theo số dư: theo hướng này ngân hàng trả lãi suất

khác nhau, tùy theo từng bậc số dư, do vậy còn gọi là tiền gửi bậc thang. Thật ra, khái niệm tiền gửi bậc thang khơng lạ gì đối với NHTM Việt Nam nhưng hầu hết đều xây dựng tiền gửi bậc thang theo kỳ hạn chứ chưa chú ý đến tiền gửi bậc thang theo số dư. - Đa dạng hóa sản phẩm theo nhóm khách hàng: Hiện nay, VCB chỉ dừng lại ở chỗ

chia khách hàng làm 2 loại: khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân nên sản phẩm tiền gửi thực tế chưa đáp ứng hết được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Do vậy, trong tương lai hướng đa dạng hóa này nên tiếp tục khai thác. Đa dạng hóa sản phẩm theo nhóm khách hàng là hướng đa dạng bằng cách chia khách hàng ra theo từng nhóm đặc thù, đồng thời thiết kế sản phẩm tiền gửi hoặc tiết kiệm có những nét đặc thù riêng cho nhóm đối tượng khách hàng đó. Chẳng hạn:

Học sinh trung học có nhu cầu tiền gửi vì mục đích an tồn hơn là sinh

lợi. Do nhóm đối tượng khách hàng này chủ yếu nhận thu nhập từ gia

đình nên số dư tiền gửi thường khơng cao, nhưng học sinh vẫn có nhu

cầu gửi tiền vì mục đích an tồn và được hưởng dịch vụ khác của ngân hàng như mua hàng hoặc rút tiền bằng thẻ thanh toán.

Sinh viên đại học có nhu cầu và động thái gửi tiền tương tự như học sinh trung học, ngoài trừ số tiền gửi của nhóm này cao hơn và ngồi việc sử dụng dịch vụ thanh tốn nhóm này cịn có nhu cầu sử dụng các sản phẩm tín dụng khác như vay tiền đi học hoặc vay tiền để mua xe…

Nhân viên bắt đầu đi làm thường có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi để

nhận tiền lương trực tiếp, đồng thời chuyển tiền trực tiếp chi trả cho các khoản như trả nợ vay đi học, trả nợ vay góp mua xe và các tiện nghi sinh hoạt khác hàng tuần…

Người hưu trí thường có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm để có thu nhập ổn định theo định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng bổ sung thêm thu nhập tiền

hưu trí. Họ cũng có nhu cầu và động thái gửi tiền tương tự như lúc đi làm, ngoại trừ ở tuổi này hầu như khơng ai cịn quan tâm đến tín dụng

mua nhà trả góp nữa.

- Bổ sung vào danh mục sản phẩm dịch vụ tiền gửi các sản phẩm mà thị trường

đang có nhu cầu như:

Tài khoản tiết kiệm giáo dục (một sản phẩm liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm) là hình thức tài khoản tiền gửi VND có kỳ hạn, khách hàng hàng tháng nộp tiền vào tài khoản để được hưởng lãi và hướng tới mục

tiêu tích lũy dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người thân trong tương lai, khách hàng khi tham gia chương trình tiết kiệm giáo dục sẽ

được ngân hàng trả phí mua bảo hiểm và được bảo hiểm theo hợp đồng

bảo hiểm với công ty bảo hiểm nhân thọ.

“Gửi tiết kiệm hưởng bảo hiểm” là hình thức chưa được nhiều người biết

đến nhưng trong tương lai sẽ phát triển rất mạnh, hợp đồng tiết kiệm

dưỡng lão có thể coi là sản phẩm hỗn hợp giữa bảo hiểm và ngân hàng, là loại hình bảo hiểm nhân thọ đặc thù do ngân hàng cung cấp cho dân cư nhằm thỏa mãn đặc điểm tâm lý của người Việt Nam.

“Tiết kiệm có mục đích” là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn với mục

đích xây dựng nhà ở, mua xe hơi…người gửi tiền có thể thỏa thuận với

ngân hàng hàng tháng trích từ tiền lương của mình một số tiền nhất định

để chuyển vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm có mục đích. Với tài khoản

này, người gửi tiền sẽ nhận được lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết

kiệm nhưng họ sẽ được ngân hàng cho vay tiền để thực hiện mục đích khi số tiền tiết kiệm đạt tới 2/3 giá trị ký kết mua tài sản.

3.3.2.2 Thực hiện hình thức huy động vốn linh hoạt:

- Huy động tận nơi: đối với những khoản tiền gửi có giá trị lớn khi khách hàng có yêu cầu, ngân hàng sẽ cử nhân viên đến tận doanh nghiệp và tận nhà để thực hiện thủ tục nghiệp vụ huy động vốn.

Huy động qua máy ATM: hình thức huy động này sẽ khắc phục nhược điểm về

thời gian hoạt động trong ngày của ngân hàng so với bưu điện. Để áp dụng được hình thức này thì các máy ATM cần được trang bị thêm những chức năng mới như nhận tiền gửi, nạp tiền vào tài khoản điện thoại, trả tiền điện nước, phát huy hơn nữa ưu thế

thương hiệu thẻ ATM của VCB, phát triển điểm chấp nhận thẻ tại hệ thống các trường học, bệnh viện, siêu thị… trên toàn quốc. Đặc biệt nâng cao hơn nữa chất lượng các

máy ATM, khắc phục hạn chế trong giao dịch lỗi của máy, từ đó tạo niềm tin và thói quen khơng dùng tiền mặt trong giao dịch hàng ngày của dân cư.

- Huy động các khoản phát sinh: các nhân viên huy động vốn phải nhạy cảm nắm bắt tình hình, kịp thời vận động khách hàng gửi tiền vào ngân hàng mình khi họ có

những khoản thu nhập phát sinh từ việc giải tỏa, bồi thường, thu nhập cuối mùa vụ, trúng thưởng giá trị lớn…

- Triển khai thường xuyên hơn các hình thức huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá: qua kết quả phân tích thực trạng huy động vốn tại phòng giao dịch số 8 tại chương II, ta thấy tỷ trọng khách gửi tiền dưới các hình thức mua giấy tờ có giá vẫn còn rất thấp. Nguyên nhân do khách hàng còn chưa biết nhiều về đặc điểm sản phẩm này của ngân hàng vì vậy ngân hàng cần hướng dẫn, tư vấn để khách hàng hiểu rõ hình thức này. Hiện tại, các sản phẩm giấy tờ có giá của ngân hàng có một số đặc điểm chưa thật sự hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu khách hàng cụ thể là thời gian huy động ngắn (kỳ phiếu hoặc chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn), không được tự động quay vòng tiền gốc khi

đáo hạn và tiền lãi khi đáo hạn không được chuyển vào tài khoản tiền gửi khơng kỳ

thể được nhập vào gốc để quay vịng hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn

để sinh lời tiếp nếu khách hàng chưa rút ra khi đáo hạn. Vì vậy, Vietcombank cần xây

dựng chính sách lãi suất hợp lý để thu hút khách hàng, bao gồm lãi suất huy động và lãi suất chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, để tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng, lãi suất

huy động phải cao hơn so với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm thơng thường và có tính cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại ở các ngân hàng thương mại khác. Ngoài ra, lãi suất khi chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá phải thấp hơn so với cầm cố sổ tiết kiệm.

3.3.2.3 Phát triển dịch vụ hỗ trợ tài khoản thanh toán:

Hiện nay, để tăng nguồn tiền gửi huy động, VCB chỉ tập trung thực hiện các giải pháp phát triển đối với sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn như khuyến mãi hoặc quảng cáo. Để vừa tăng nguồn tiền gửi, vừa đảm bảo hiệu quả huy động vốn cao nhất, VCB Hồ

Chí Minh cần điều chỉnh chiến lược hoạt động, đó là đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương TPHCM (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)