3 Kết luận chương II
3.3 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn
3.3.2.3 Phát triển dịch vụ hỗ trợ tài khoản thanh toán
Hiện nay, để tăng nguồn tiền gửi huy động, VCB chỉ tập trung thực hiện các giải pháp phát triển đối với sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn như khuyến mãi hoặc quảng cáo. Để vừa tăng nguồn tiền gửi, vừa đảm bảo hiệu quả huy động vốn cao nhất, VCB Hồ
Chí Minh cần điều chỉnh chiến lược hoạt động, đó là đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán và các dịch vụ hỗ trợ đối với khách hàng có tiền gửi thanh tốn.
Phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ (viễn thông, bảo hiểm…) để phát triển dịch vụ thu hộ.
Phát triển dịch vụ thẻ quốc tế, đẩy mạnh phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền quốc tế:
Phát triển hệ thống mạng lưới các ngân hàng liên doanh, liên kết, các địa điểm chấp nhận thẻ trong và ngoài nước để nâng cao tính thanh khoản của thẻ VCB. Hiện
nay, đặc điểm nổi trội của thẻ tín dụng VCB như American Express, Visa, Master,
JCB, Diners Club… là khả năng thanh khoản cao khi sử dụng ở nước ngoài. Đây là
một lợi thế rất lớn của VCB, do đó VCB cần thiết kế sản phẩm mang tính bảo mật cao hơn, tiện ích hơn và có khả năng chuyển đổi ngoại tế trực tiếp chứ không dừng ở việc
sử dụng USD hay VND như hiện nay. Đối với sản phẩm thẻ nội địa, hiện nay xu hướng các ngân hàng chuyển từ phát hành thẻ từ sang thẻ clip nhằm tăng tính bảo mật của thẻ. Nắm bắt xu hướng này VCB cần nghiên cứu và nhanh chóng đưa ra loại sản phẩm này
nhằm tăng tính bảo mật thẻ VCB. Do vậy, thiết kế sản phẩm ngày càng đảm bảo tính năng an tồn, hiệu quả và dễ sử dụng là yếu tố rất quan trọng giúp thẻ VCB cạnh tranh
được so với sự phát triển thẻ chóng mặt của các ngân hàng khác như hiện nay.
Xây dựng chính sách phí dịch vụ hợp lý:
Các loại phí chuyển tiền, phí dịch vụ ATM, phí dịch vụ thu hộ, phí quản lý tài khoản… được xây dựng cần có tính cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, khách hàng
tham gia nhiều sản phẩm sẽ được áp dụng mức phí ưu đãi, nhận quà tặng…