Phát triển đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương TPHCM (Trang 97 - 100)

3 Kết luận chương II

3.3 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn

3.3.2.1 Phát triển đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi

Khách hàng của ngân hàng có nhiều tầng lớp khác nhau và nhu cầu gửi tiền của họ rất đa dạng. Do vậy, yếu tố tác động đến động thái và quyết định gửi tiền của khách hàng cũng rất phong phú. Một số cho rằng sự an toàn là quan trọng đối với họ, một số khác cho rằng sự tiện lợi là quan trọng, và một số khác cũng cho rằng cung cách phục vụ của nhân viên quan trọng, trong khi hầu hết mọi người đều cho rằng lãi suất là yếu tố quan trọng. Đứng trước khách hàng có nhu cầu đa dạng và phong phú như vậy, cách phù hợp để thu hút họ là ngân hàng phải phát triển và cung cấp sản phẩm đa dạng để họ có điều kiện lựa chọn. Ví dụ:

- Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi theo kỳ hạn: hiện nay hầu hết các NHTM đều có đầy đủ các loại thời hạn tiền gửi là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 hoặc tới 36

- Đa dạng hóa sản phẩm theo loại đồng tiền gửi: có các dạng dịch vụ gửi loại tiền

như VND, USD, EUR, vàng.

- Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi theo số dư: theo hướng này ngân hàng trả lãi suất

khác nhau, tùy theo từng bậc số dư, do vậy còn gọi là tiền gửi bậc thang. Thật ra, khái niệm tiền gửi bậc thang khơng lạ gì đối với NHTM Việt Nam nhưng hầu hết đều xây dựng tiền gửi bậc thang theo kỳ hạn chứ chưa chú ý đến tiền gửi bậc thang theo số dư. - Đa dạng hóa sản phẩm theo nhóm khách hàng: Hiện nay, VCB chỉ dừng lại ở chỗ

chia khách hàng làm 2 loại: khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân nên sản phẩm tiền gửi thực tế chưa đáp ứng hết được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Do vậy, trong tương lai hướng đa dạng hóa này nên tiếp tục khai thác. Đa dạng hóa sản phẩm theo nhóm khách hàng là hướng đa dạng bằng cách chia khách hàng ra theo từng nhóm đặc thù, đồng thời thiết kế sản phẩm tiền gửi hoặc tiết kiệm có những nét đặc thù riêng cho nhóm đối tượng khách hàng đó. Chẳng hạn:

Học sinh trung học có nhu cầu tiền gửi vì mục đích an tồn hơn là sinh

lợi. Do nhóm đối tượng khách hàng này chủ yếu nhận thu nhập từ gia

đình nên số dư tiền gửi thường khơng cao, nhưng học sinh vẫn có nhu

cầu gửi tiền vì mục đích an tồn và được hưởng dịch vụ khác của ngân hàng như mua hàng hoặc rút tiền bằng thẻ thanh tốn.

Sinh viên đại học có nhu cầu và động thái gửi tiền tương tự như học sinh trung học, ngoài trừ số tiền gửi của nhóm này cao hơn và ngồi việc sử dụng dịch vụ thanh tốn nhóm này cịn có nhu cầu sử dụng các sản phẩm tín dụng khác như vay tiền đi học hoặc vay tiền để mua xe…

Nhân viên bắt đầu đi làm thường có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi để

nhận tiền lương trực tiếp, đồng thời chuyển tiền trực tiếp chi trả cho các khoản như trả nợ vay đi học, trả nợ vay góp mua xe và các tiện nghi sinh hoạt khác hàng tuần…

Người hưu trí thường có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm để có thu nhập ổn định theo định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng bổ sung thêm thu nhập tiền

hưu trí. Họ cũng có nhu cầu và động thái gửi tiền tương tự như lúc đi làm, ngoại trừ ở tuổi này hầu như khơng ai cịn quan tâm đến tín dụng

mua nhà trả góp nữa.

- Bổ sung vào danh mục sản phẩm dịch vụ tiền gửi các sản phẩm mà thị trường

đang có nhu cầu như:

Tài khoản tiết kiệm giáo dục (một sản phẩm liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm) là hình thức tài khoản tiền gửi VND có kỳ hạn, khách hàng hàng tháng nộp tiền vào tài khoản để được hưởng lãi và hướng tới mục

tiêu tích lũy dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người thân trong tương lai, khách hàng khi tham gia chương trình tiết kiệm giáo dục sẽ

được ngân hàng trả phí mua bảo hiểm và được bảo hiểm theo hợp đồng

bảo hiểm với công ty bảo hiểm nhân thọ.

“Gửi tiết kiệm hưởng bảo hiểm” là hình thức chưa được nhiều người biết

đến nhưng trong tương lai sẽ phát triển rất mạnh, hợp đồng tiết kiệm

dưỡng lão có thể coi là sản phẩm hỗn hợp giữa bảo hiểm và ngân hàng, là loại hình bảo hiểm nhân thọ đặc thù do ngân hàng cung cấp cho dân cư nhằm thỏa mãn đặc điểm tâm lý của người Việt Nam.

“Tiết kiệm có mục đích” là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn với mục

đích xây dựng nhà ở, mua xe hơi…người gửi tiền có thể thỏa thuận với

ngân hàng hàng tháng trích từ tiền lương của mình một số tiền nhất định

để chuyển vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm có mục đích. Với tài khoản

này, người gửi tiền sẽ nhận được lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết

kiệm nhưng họ sẽ được ngân hàng cho vay tiền để thực hiện mục đích khi số tiền tiết kiệm đạt tới 2/3 giá trị ký kết mua tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương TPHCM (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)