Chiến lược hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương TPHCM (Trang 90)

3 Kết luận chương II

3.2 Đề xuất một số chiến lược nhằm nâng cao năng lực huy động vốn của

3.2.3 Chiến lược hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng

Với mức độ cạnh tranh ngày càng cao trong lĩnh vực ngân hàng đã buộc các

ngân hàng không ngừng cải tiến sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đa dạng hóa và

nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng, đáp ứng yêu cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát triển. Ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại luôn là mục tiêu của các NHTM hiện nay trên bước đường hiện đại hóa của mình.

Do vậy, nhờ có sự đổi mới về cơng nghệ, hầu hết các nghiệp vụ của VCB đã

được chuyển từ xử lý trên các máy tính đơn lẻ sang phương thức xử lý trên mạng,

nhiều nghiệp vụ đã được xử lý tức thời như thanh toán điện tử liên ngân hàng, giao

dịch kế toán tức thời, Home Banking, Internet Banking… được triển khai trên diện rộng. Để phát huy hiệu quả cao của công nghệ ngân hàng, VCB cần tiếp tục thực hiện như sau:

Nâng cấp các thiết bị mạng, thay thế các thiết bị mạng lạc hậu, lỗi thời bằng các thiết bị mạng thơng minh, tốc độ cao, cấu trúc màn hình tốt.

Đảm bảo độ an tồn trên mạng cao bởi vì giao dịch dựa trên các phương tiện điện tử đòi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn. Do vậy, để bảo mật thông tin VCB cần áp

dụng các biện pháp như: - Mã hóa đường truyền

- Chữ ký điện tử - Bức tường lửa

Đổi mới quy trình giao dịch, sử dụng các chứng từ điện tử trong giao dịch, thanh

toán trực tiếp online kết nối các hội sở chính, các chi nhánh của VCB với trung tâm thanh toán quốc gia, tạo luồng thơng tin thơng suốt, đảm bảo sự chính xác, nhanh

chóng, an tồn cho mọi khoản thanh tốn.

3.2.4 Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã

ảnh hưởng khá rõ nét đến sự phát triển của công nghệ ngân hàng. Hiện nay, ở nhiều

nước trên thế giới, dịch vụ ngân hàng điện tử đã phát triển khá phổ biến, đa dạng về

loại hình sản phẩm dịch vụ như: - Call centre

- Phone banking - Mobile banking - Internet banking

Do vậy, trong thời gian tới, việc phát triển mở rộng cung ứng dịch vụ thông qua kênh điện tử của VCB là cần thiết và phù hợp với xu hướng chung. Ưu điểm của kênh phân phối này là chi phí thấp, tốc độ nhanh, hiệu quả cao. Trong thời gian tới VCB cần chú trọng hơn nữa các sản phẩm về tiền điện tử, séc điện tử, thẻ thông minh… Tuy

nhiên, để có thể phát triển các dịch vụ thông qua kênh điện tử cần chú trọng:

- Đảm bảo sự thơng suốt và tính liên tục của các dịch vụ cung cấp qua kênh điện

tử.

- Quảng bá, phổ biến sâu rộng trong nội bộ VCB, khuyến khích tất cả cán bộ từ lãnh đạo đến nhân viên phải được tiếp cận, hiểu rõ và sử dụng thành thạo các

dịch vụ này, làm tiền đề cho việc giới thiệu và bán sản phẩm cho khách hàng

bên ngoài.

3.2.5 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Con người đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Mặc dù nguồn nhân lực của VCB có tri thức, có năng lực nhưng thiếu kinh nghiệm và kỹ năng bán lẻ.

Về chính sách tuyển dụng và quy hoạch cán bộ: xây dựng quy trình tuyển dụng bao gồm các tiêu chuẩn từ khâu tuyển mộ, tuyển dụng, bố trí lao động theo nhu cầu công việc đặt ra và giám sát thực hiện nghiêm túc từ các chi nhánh đến trụ sở chính

VCB. Xây dựng bảng mơ tả cơng việc nhằm đánh giá chất lượng hồn thành cơng việc và hiệu quả hồn thành cơng việc. Quy hoạch lại đội ngũ lãnh đạo, chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ, am hiểu chun mơn, tinh giản bộ máy, thay thế những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Về chiến lược huấn luyện, đào tạo: bước đầu tăng cường công tác đào tạo tại

chỗ, đào tạo lại thường xuyên để cung cấp thông tin cơ bản về nghiệp vụ, các giá trị đạo đức nghề nghiệp và giá trị cốt lõi cho đội ngũ CB-CNV đặc biệt là những người

làm công tác giao dịch, bán sản phẩm. Tiếp đến là đào tạo những kỹ năng cần thiết để hồn thành tốt cơng việc như kỹ năng giao tiếp, phong cách phục vụ khách hàng. Khuyến khích đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ điều hành tự đào tạo nâng cao trình độ, tham gia các khóa học về quản trị, tham dự các buổi hội thảo, thuyết trình trước khách hàng.

Về chính sách đãi ngộ, khen thưởng: xây dựng chế độ tiền lương, thưởng tương xứng với công việc, xây dựng chương trình đãi ngộ như một cơng cụ chiến lược nhằm khuyến khích người lao động tăng cường sự năng động, sáng tạo và gắn bó với ngân

hàng. Đặc biệt, lãnh đạo chi nhánh phải nghiêm túc nhìn nhận và quan tâm đúng mức tới việc đào tạo, bồi dưỡng, phát huy và nhân rộng các điển hình giao dịch viên tiên

tiến tại chi nhánh mình vì giao dịch viên chính là bộ mặt của ngân hàng, là những người tạo dựng, giữ gìn uy tín cho lãnh đạo, cho ngân hàng.

Thực hiện chiến lược quảng cáo một cách rộng rãi đến với người dân, người lao

động trong các doanh nghiệp không những tại trụ sở chính của VCB mà ngay cả đối

với từng chi nhánh, công ty thành viên thông qua các pano, áp phích, tạp chí ngân hàng

đặc biệt là qua truyền hình.

Nhân rộng kinh nghiệm của các chi nhánh đã thành công trong công tác quảng bá sản phẩm, chăm sóc khách hàng.

Có chính sách khuyến mãi, tặng thưởng cho khách hàng, thiết kế các chương trình khuyến mãi đa dạng, quà tặng cho khách hàng phải phù hợp với đối tượng được khuyến mãi.

Chiến lược quảng cáo phải phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền. Tăng

cường công tác tuyên truyền thông qua các chương trình hoạt động vì cộng đồng. Thực hiện nhiều chương trình khuyến mại để lơi kéo khách hàng truyền thống cũng như

khách hàng tiềm năng.

3.3 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động huy động

vốn tiền gửi tiết kiệm trong dân cư của Vietcombank

Kể từ khi bắt đầu công cuộc cải tổ sâu rộng từ năm 1990 đến nay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có một sự thay đổi lớn và một bước phát triển đáng kể

trong việc thu hút khách hàng. Nếu trước kia, các doanh nghiệp tỏ ra ngần ngại thì nay hầu hết đã chủ động và tự nguyện mở tài khoản giao dịch với các ngân hàng thương

mại. Tuy nhiên, đây chỉ là sự thành công trong việc thu hút khách hàng doanh nghiệp, trong khi còn nhiều bộ phận khách hàng cá nhân tiềm năng khác mà ngân hàng thương mại chưa thu hút hết được. Do vậy, việc thu hút tiền gửi của khách hàng đặc biệt là

khách hàng cá nhân là hết sức cần thiết và quan trọng. Nhằm thu hút được một lượng tiền không nhỏ trong hệ thống dân cư, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau đây:

3.3.1 Kiến nghị giải pháp ở cấp độ vĩ mô 3.3.1.1 Từ phía Nhà nước: 3.3.1.1 Từ phía Nhà nước:

Hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường

được gần 20 năm với nhiều khó khăn như tiềm lực tài chính yếu, sản phẩm dịch vụ

nghèo nàn, quản trị còn nhiều bất cập, tỷ lệ nợ xấu còn cao… Những tháng đầu năm 2009, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ đã khiến cho nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt động nhất là khả năng huy động vốn. Nhằm giúp các NHTM vượt qua giai đoạn khó khăn này, chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước cần có các giải pháp như cấp thêm vốn, phát hành trái phiếu để tăng vốn, cần tháo gỡ các cơ chế chính sách tài chính, hình thức sở hữu để các NHTM Nhà nước có đủ điều kiện về quy mô vốn và tài sản để mở rộng quy mơ, hoạt động ổn định, an tồn, bền vững phát triển và hội nhập. Trong phần này, tôi xin đề xuất một số kiến nghị đối với NHNN nhằm nâng cao năng lực của các

NHTM:

- NHNN cần có biện pháp khuyến khích việc thanh tốn qua ngân hàng, phá bỏ thói quen tiêu dùng tiền mặt để từ đó tăng lượng vốn lưu thơng qua ngân hàng, hạn chế những biến động theo thời vụ như hiện nay (ví dụ: nhu cầu rút tiền mặt vào dịp Tết).

- Thực hiện việc cơ cấu lại cùng với việc xây dựng các thể chế hoạt động phù hợp với sự phát triển và tiến trình hội nhập WTO. Việc cơ cấu lại ngân hàng ở các nước đang phát triển nhằm tạo ra một hình ảnh ngân hàng lành mạnh hơn. Học tập kinh nghiệm quốc tế về quá trình cơ cấu lại ngân hàng, Việt Nam cần thành lập cơ quan, đơn vị tư vấn cơ cấu lại ngân hàng. Cơ quan này này giúp Chính phủ đề ra các giải pháp cụ thể để cái tiến và nâng cao năng lực tài chính của các NHTM.

- Cải cách khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng như hoàn thiện các bộ luật, văn bản pháp quy về tiền tệ ngân hàng, lãi suất, chấm dứt cấp tín dụng của Chính phủ cho những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn khơng có hiệu quả.

- Thực hiện giải pháp ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát (duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý) đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền.

3.3.1.2 Từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thách thức lớn mà các NHTM Việt Nam đang phải đối mặt hiện nay là sự cạnh tranh gay gắt của ngành ngân hàng. Với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, sự gia tăng nhanh chóng của các NHTM nước ngồi có kinh nghiệm, có điều kiện tài chính, hiểu rõ pháp luật Việt Nam. Các ngân hàng trong và ngoài nước thực hiện các chính sách như nhau, khơng phân biệt đối xử. Thực tế dẫn đến sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ngày càng trở nên quyết liệt hơn trong cuộc đua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.

Mức độ cạnh tranh trên thị trường vốn ngày càng cao, việc huy động vốn của

các NHTM phải cạnh tranh với các kênh thu hút vốn khác như tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu tư cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tài chính.

Giá cả tăng mạnh trong thời gian gần đây gây ra tâm lý e ngại gửi tiền VND dài hạn vào ngân hàng, dẫn đến người dân chuyển sang đầu tư vào bất động sản hoặc tích trữ USD, vàng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế dù được duy trì ở mức cao trong nhiều năm nhưng

thu nhập quốc dân trên đầu người vẫn cịn thấp, tiết kiệm và tích lũy trong dân cư tuy

đã tăng nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn và dân cư chưa thật sự tin tưởng khi gửi tiết

kiệm và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, quy mơ vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ bé, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng, nhu cầu đầu tư cao

Lãi suất huy động vốn của các NHTM trong thời gian qua tăng lên là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nhằm níu kéo và thu hút khách hàng gửi tiền, việc tăng lãi suất dường như không dựa trên quan hệ cung cầu vốn mà căn cứ bởi nhiều lý do khác đặc biệt là lý do cạnh tranh để dành thị phần.

Những khó khăn trên đối với NHTM ở Việt Nam khơng hẳn là giải quyết được khi có sự can thiệp của NHNN, bởi lẽ hiện nay về cơ bản lãi suất đã được tự do hóa. Khả năng can thiệp để điều chỉnh lãi suất bằng các công cụ gián tiếp, thông qua nghiệp vụ thị trường mở của NHNN là rất hạn chế. Do đó, mức lãi suất huy động bị đẩy lên quá cao như thời gian năm 2008 sẽ gây khó khăn trong cơng tác huy động vốn, nhất là vốn trung và dài hạn của hệ thống NHTM. Vì vậy, NHNN cần có những giải pháp hồn thiện các cơng cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ, hồn thành nghiệp vụ thị trường mở để có đủ năng lực điều tiết cung cầu về vốn, điều chỉnh lãi suất tạo

điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn trung và dài hạn của hệ thống NHTM.

NHNN cần thực thi chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm đạt mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bình ổn thị trường, thúc đẩy tăng trưởng.

3.3.1.3 Từ phía Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Mặc dù Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đặt tại Hà Nội, có địa điểm rất xa so với VCB – CN Thành phố Hồ Chí Minh, cho nên cũng có hạn chế nhất định về không gian trong việc quản lý hệ thống cấp dưới, vì vậy Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần:

- Đề ra những nội quy, quy chế nhằm từng bước xây dựng môi trường văn hóa

doanh nghiệp chung cho tồn hệ thống VCB. Xây dựng một Tập đoàn ngân

hàng kiểu mẫu tại Việt Nam.

- Tăng cường công tác đào tạo giáo dục, nâng cao trình độ chun mơn cho CB- CNV, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đại lý.

3.3.1.4 Về phía Hiệp hội ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng là cầu nối giữa Nhà nước với các NHTM, giữa Ngân hàng Trung Ương với các ngân hàng với nhau, vì vậy phía Hiệp hội ngân hàng cần:

- Tăng cường chức năng làm cầu nối giữa NHTM với Nhà nước, giữa các NHTM với nhau để tạo nên sự liên kết mạnh mẽ và tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy thị trường ngân hàng Việt Nam tăng trưởng và phát triển.

- Tăng cường tham mưu cho Nhà nước xây dựng luật ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn trong trường hợp xử lý trục lợi trong kinh doanh ngân hàng.

- Thường xun có cơng văn thơng báo cho các ngân hàng biết được những vi

phạm về luật ngân hàng, vi phạm về chế độ tài chính trong hoạt động ngân

hàng…

3.3.2 Giải pháp ở cấp độ vi mô

Các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn đối với Ngân

hàng TMCP Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh là:

3.3.2.1 Phát triển đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi:

Khách hàng của ngân hàng có nhiều tầng lớp khác nhau và nhu cầu gửi tiền của họ rất đa dạng. Do vậy, yếu tố tác động đến động thái và quyết định gửi tiền của khách hàng cũng rất phong phú. Một số cho rằng sự an toàn là quan trọng đối với họ, một số khác cho rằng sự tiện lợi là quan trọng, và một số khác cũng cho rằng cung cách phục vụ của nhân viên quan trọng, trong khi hầu hết mọi người đều cho rằng lãi suất là yếu tố quan trọng. Đứng trước khách hàng có nhu cầu đa dạng và phong phú như vậy, cách phù hợp để thu hút họ là ngân hàng phải phát triển và cung cấp sản phẩm đa dạng để họ có điều kiện lựa chọn. Ví dụ:

- Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi theo kỳ hạn: hiện nay hầu hết các NHTM đều có đầy đủ các loại thời hạn tiền gửi là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 hoặc tới 36

- Đa dạng hóa sản phẩm theo loại đồng tiền gửi: có các dạng dịch vụ gửi loại tiền

như VND, USD, EUR, vàng.

- Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi theo số dư: theo hướng này ngân hàng trả lãi suất

khác nhau, tùy theo từng bậc số dư, do vậy còn gọi là tiền gửi bậc thang. Thật ra, khái niệm tiền gửi bậc thang khơng lạ gì đối với NHTM Việt Nam nhưng hầu hết đều xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương TPHCM (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)