3 Kết luận chương II
3.2 Đề xuất một số chiến lược nhằm nâng cao năng lực huy động vốn của
3.2.2 Chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng bán lẻ, hướng đến phát triển các sản
sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân:
Với chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng bán lẻ, trong thời gian tới VCB cần chú trọng hơn nữa việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân thay vì chỉ chú trọng đến khách hàng doanh nghiệp như trong thời gian vừa qua. Do vậy, ngay từ bây giờ VCB nên tận dụng thời cơ đẩy mạnh phát triển sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường trước khi thị trường được mở cửa. Điều này giúp cho VCB có được ưu thế của người đi trước khi ngân hàng nước ngoài thâm nhập.
Tuy nhiên, do bán lẻ là một lĩnh vực rất rộng, vì vậy việc xác định chiến lược phát triển phải bám sát vào các thế mạnh của VCB, không phát triển dàn trải mà chỉ tập trung nguồn lực đột phá những địa bàn, lĩnh vực mà VCB giữ lợi thế cạnh tranh. Trong giai đoạn 2010- 2015, VCB xác định tập trung phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ phục vụ phân khúc khách hàng đô thị, trung lưu.
Do vậy, VCB cần chú trọng phát triển các sản phẩm chuyên biệt dành cho khách hàng cá nhân như sản phẩm huy động vốn, sản phẩm cho vay, sản phẩm thẻ… các dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán, dịch vụ phát sinh (quyền chọn, hợp đồng kỳ
hạn….), dịch vụ ngoại hối và các dịch vụ khác như: cho thuê két sắt, giữ hộ vàng…, trong đó tập trung vào các tiêu chí sau:
Hướng tới phân khúc khách hàng trung lưu tại các đơ thị.
Hài hịa giữa u cầu bảo mật và tính thân thiện với khách hàng (dễ dàng sử dụng, thao tác đơn giản…).
Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tính hấp dẫn, sự khác biệt.
Giá cạnh tranh.
Tập trung phát triển các tiện ích tăng thêm cho các sản phẩm sử dụng vốn để
khắc phục tình trạng mất cân bằng giữa huy động vốn cá nhân và tính dụng thể nhân.